Giải pháp cụ thể để hoàn thành bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu ĐẠI học THÁI NGUYÊN (Trang 57)

xã Đức Thông

- Đối với tiêu chí số 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch.

+ UBND xã tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lí quy hoạch, rà soát, điều tra nắm tình hình kiến nghị và đề xuất để điều chỉnh quy hoạch cho hợp lý với tình hình của xã.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền vận động người dân trên địa bàn thực hiện tốt việc quản lý công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch trên địa bàn xã.

- Đôi với tiêu chí số 2: Giao thông

+ Tiếp tục vận động người dân tham gia đóng góp ngày công lao động trong thực hiện việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thuộc chương trình MTQG xây dựng NTM.

+ Đối với các tuyến đường đã được đầu tư xây dựng UBND xã giao cho ban phát triển thôn tự quản lý, bảo vệ, phát dọn, khơi thông cống rãnh, vệ sinh đường làng, ngõ, xóm vào các ngày thứ 7, chủ nhật hàng tuần, nhằm đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, cũng như cảnh quan khu dân cư.

- Đối với tiêu chí số 3: Thủy lợi

Tiếp tục duy trì nguồn nước để đảm bảo đủ nước cho sản xuất nông nghiệp hiên tại và huy động nguồn vốn đầu tư thêm vào hệ thống kênh mương ở xã để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu, sinh hoạt.

- Đối với tiêu chí số 4 : Điện

Phối hợp với công ty điện lực quản lý, bảo vệ tốt các trạm biến áp, đường dây hiện có.

- Đối với tiêu chí số 5: Trường học

Phối hợp với các đơn vị trường tuyên truyền vận động con em theo học đảm bảo đúng độ tuổi, tiếp tục duy trì, nâng cao tỷ lệ chuyên cần 98%.

- Đối với tiêu chí số 6: cơ sở vật chất văn hóa

- Khuyến khích các cá nhân, tổ chức trên địa bàn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí trên địa bàn xã

- Xây dựng phương án tạo nguồn vốn ngân sách xã (đấu giá quyền sử dụng đất) đầu tư cho việc xây dựng cơ sở vật chất văn hóa.

- Tổ chức họp dân thảo luận phương án huy động vốn góp và công sức của dân đầu tư cải tạo nâng cấp các nhà văn hóa thôn.

- Đối với tiêu chí số 7: Cơ sở hạ tầng thương mại

Phát triển thêm các loại hàng hóa dịch vụ phục vụ nhu cầu ngày một thay đổi của người dân, đảm bảo việc buôn bán và trao đổi hàng hóa ngày càng đa dạng.

- Đối với tiêu chí số 8: Về thông tin và truyền thông.

Ban chỉ đạo, ban quản lý làm tốt công tác công khai các phương án quy hoạch, các hạng mục đầu tư, phương án huy động các nguồn vốn đầu tư,

phương án tổ chức thực hiện cho toàn thể nhân dân; Lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị, lãnh đạo các thôn trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng và đồng lòng tham gia thực hiện đề án.

- Đối với tiêu chí số 9: Nhà ở

+ Huy động hộ gia đình tu sửa, gia cố nhà cửa đảm bảo nhà ở đạt chuẩn theo quy định.

+ Huy động các tổ chức đoàn thể xã vận động các hội viên, đoàn viên đóng góp ngày công lao đông giúp đỡ các hộ họ gia đình khó khăn gia cố nhà cửa. Đề nghị nhà nước, tổ chức xã hội hỗ trợ kinh phí cho các hộ nghèo gia cố nhà cửa.

- Đối với tiêu chí số 10: Thu nhập

+ Tăng cường công tác tuyên truyền phát triển kinh tế, xã hội nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, nâng cao trình độ nghề cho lao động nông thôn, tuyên truyền vận động việc xuất khẩu lao động, tạo nguồn thu nhập cao, lâu dài, ổn định cho người dân.

+ Tiếp tục chỉ đạo phát triển sản xuất, nhất là sản suất nông nghiệp gắn với chế biến, nâng cao tỷ trọng thương mại dịch vụ để nâng cao thu nhập cho người dân.

+ Tập trung chỉ đạo trồng và chăm sóc vườn cây ăn quả,bảo vệ diện tích trồng cây thạch , bảo vệ diện tích trồng quế, chăn nuôi gia súc, chăn nuôi, quản lý địa bàn để đảm bảo nguồn lâm sản phụ là nguồn thu nhập chính của nhân dân.

+ Đề nghị các cấp nghiên cứu, xem xét có nguồn vốn hỗ trợ các hộ dân phát triển thêm diện tích trồng cây ăn quả và cây thạch đen.

- Đối với tiêu chí số 11: Hộ nghèo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các ban ngành cần phải tích cực thực hiện tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt việc bảo vệ diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng, chăm sóc tốt số diện tích trồng quế, các cây hiện có, phát triển chăn nuôi, tăng gia sản xuất, thâm canh tăng vụ... Gắn với các mô hình liên doanh liên kết từ đó tạo đầu ra bền vững cho các sản phẩm, góp phần nâng cao

thu nhập, giảm nghèo cho người dân, thúc đẩy người dân trồng cây thạch nâng cao thu nhập. Đẩy mạnh thực hiện các mô hình sản xuất mang tính thế mạnh của xã, nâng cao thu nhập cho người dân.

+ Xác định 223 hộ nghèo để tập trung hướng dẫn, hỗ trợ phát triển sản xuất để đến cuối năm thoát nghèo, đến hết năm số hộ nghèo của xã giảm xuống dưới 12%.

- Đối với tiêu chí số 12: Về tỷ lệ lao động có việc làm

Tiếp tục thực hiện mở rộng các vùng sản xuất trồng diện tích cây ăn quả tập trung thành vùng, ây dựng các mô hình sản xuất tập trung. Thực hiện giao rừng, giao đất rừng để khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển bền vững đất lâm nghiệp, gắn nguồn thu ổn định lâu dài của người dân với việc chăm sóc, bảo vệ rừng, tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân.

- Đối với tiêu chí số 13: Về hình thức tổ chức sản xuất

Tiếp tục khuyến khích các hộ dân có diện tích đất sản xuất phù hợp đẩy

mạnh phát triển trồng, chăn nuôi các loại nông sản có chất lượng cao( đảm bảo

theo đúng quy trình kỹ thuật) bên cạnh đó đẩy mạnh việc liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở chế biến, buôn bán trên địa bàn huyện, đảm bảo đầu ra bền vững cho người dân.

- Đối với tiêu chí số 14: Về giáo dục và đào tạo

Tiếp tục thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Vận động học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học trung học ( phổ thông, bổ túc, học nghề) duy trì ở mức > 97%. Thực hiện mở các lớp đào tạo nghề theo nhu cầu của người dân và theo tình hình điều kiện thực tế của xã. - Đối với tiêu chí số 15: về Y tế

Vận động các chương trình cấp sữa miễn phí cho trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng tại cộng đồng và tất cả trẻ em tại các trường mầm non nhằm cải thiện thể dinh dưỡng thấp còi ở trẻ. Tổ chức hướng dẫn thực hành chế biến thức ăn bổ sung cho bà mẹ và trẻ em ngay tại xã, bản, thay đổi thói quen của

các bà mẹ trong dinh dưỡng, nâng cao chất lượng bữa ăn. Đồng thời, trẻ em suy dinh dưỡng phải được chăm sóc và theo dõi cân nặng hàng tháng, từ đó đánh giá được tình trạng dinh dưỡng của trẻ để có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi năm 2018 xuống còn dưới 15%. - Đối với tiêu chí 16: Văn hóa

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; Xây dựng và ban hành các qui ước cộng đồng về xây dựng nếp sống văn minh; Phòng chống các hủ tục và tệ nạn xã hội. Nâng cao chất lượng phong trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", trọng tâm là xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, khu dân cư tiên tiến.

Đẩy mạnh phát triển các phong trào thể dục thể thao. Hỗ trợ kinh phí tổ chức tốt các cuộc thi đấu thể thao, các hoạt động văn hóa văn nghệ.

- Đối với tiêu chí số 17: Môi trường

Tăng cường công tác tổng dọn vệ sinh môi trường trên địa bàn. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn thực hiện nghiêm việc cam kết bảo vệ môi trường. Tuyên truyền vận động, hướng dẫn người dân tại các bản thực hiện xây dựng cảnh quan môi trường, vệ sinh làng bản, phát huy vai trò của các chi hội phụ nữ trong việc thực hiện phong trào 5 không - 3 sạch. Đảy mạnh và phát huy tốt phong trào vệ sinh làng bản, khơi thông cống rãnh vào các ngày thứ 7, chủ nhật hàng tuần. Tuyên truyền vận động người dân xây dựng chuồng trại, nhà tiêu hợp vệ sinh, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt theo quy định.

- Đối với tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị

Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục đến mọi các bộ Đảng viên và tầng lớp nhân dân trên địa bàn nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Đảm bảo thực hiện tốt pháp luật về bình đăng giới và phòng chống bạo lực gia đình.

- Đối với tiêu chí số 19: An ninh trật tự xã hội được giữ vững

+ Tiếp tục củng cố, kiện toàn, bồi dưỡng nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ Công an viên, Dân quân trên địa bàn xã, thực sự là lực lượng nòng cốt trong công tác tuần tra, kiểm soát, phòng ngừa, ngăn chặn các vi phạm đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn xã.

+ Tập trung đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, quản lý tốt hộ tịch, hộ khẩu và hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn theo đúng quy định công truy quét các loại tội phạm, tích cực phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch xây dựng xã không tệ nạn ma túy.

+ Chỉ đạo đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, kịp thời nắm bắt, báo cáo, giải quyết và xử lý tốt những vấn đề nóng, nhậy cảm phát sinh trong công tác tuyệt đối không để xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người kéo dài, không để xảy ra trọng án, tội phạm và tệ nạn xã hội ( ma túy, trộm cắp,cờ bạc, nghiện hút), không phát sinh số vụ và người mắc các tệ nạn xã hội trên địa bàn.

5.1. Kết luận

Phần V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài xây dựng nông thôn mới tại xã Đức Thông Tôi có một số kết luận sau:

Xã Đức Thông đã đạt được 4/19 tiêu chí về nông thôn mới, còn 15 tiêu chí chưa đạt là do còn non yếu

Xã đã có những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng nông thôn mới đó là :

- Thuận lợi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đức Thông là xã có quy mô dân số, lao động, đất đai lớn của huyện Thạch An đã có đường rải nhựa đến xã rất thuận lợi cho phát triển thương mại và dịch vụ.

Điều kiện nhà ở, điện nước sinh hoạt của nhân dân được đảm bảo, đời sống được cải thiện rõ rệt. An ninh chính trị, trật tự xã hội của nhân dân được đảm bảo

- Khó khăn

Địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, dân cư sinh sống không tập trung, 5 xóm cách xa trung tâm, trình độ dân trí hạn chế, các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa phát triển.

Thời tiết diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo tiến độ gieo trồng sản xuất.

Một số cán bộ, công chức kinh nghiệm trong công tác còn hạn chế, chưa thực sự tâm huyết với nhiệm vụ được giao, triển khai một số công việc còn chậm, lung túng.

Đề tài nghiên cứu cho ta thấy thực trạng, tình hình xây dựng nông thôn mới của xã Đức Thông, huyện thạch an, tỉnh Cao Bằng còn gặp rất nhiều khó khăn.

5.2. Kiến nghị

5.2.1. Đối với chính phủ

Làm tốt công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới của Đảng và nhà nước cho tất cả các đối tượng, đặc biệt là người dân.

Cần phải có cơ chế quản lý đúng đắn để không thất thoát vốn trong quá trình triển khai chương trình nông thôn mới, vì xây dựng nông thôn mới yêu cầu nguồn vốn rất lớn, nhưng cũng cần các chính sách ưu tiên, quan tâm tới xã, giúp việc thực hiện các tiêu chí được dễ dàng hơn.

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương để chương trình xây dựng nông thôn mới không bị gián đoạn.

5.2.2. Đối với địa phương

* Đối với tỉnh, huyện: Đề nghị Tỉnh, Huyện quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để xã Đức Thông tiếp tục đẩy mạnh, duy trì và thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới, như: tiêu chí trường học, môi trường, thu nhập, hộ nghèo. Và đặc biệt là tiêu chí trường học và hộ nghèo.

Để có những hướng đi đúng đắn cho việc thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Đức Thông ,huyên Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Cần có thêm các nghiên cứu cụ thể để đánh giá việc thực hiện các tiêu chí, xác định rõ những tiêu chí đạt được, chưa đạt được và tại sao lại chưa đạt được từ đó đề ra kế hoạch, biện pháp để thực hiện mô hình được tốt hơn.cơ chế xã hội hóa, thúc đẩy các doạnh nghiệp tham gia

*Đối với xã Đức Thông : Cán bộ xã cần thực hiện tốt vai trò lãnh đạo của mình về việc chỉ đạo thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới, về việc quản lý, giám sát tiến độ thực hiện.

Quyết định mức độ đóng góp trong xây dựng các công trình công cộng của thôn, xã . Tổ chức quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình sau khi hoàn thành.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thôn, bản về xây dựng mô hình nông thôn mới về lý luận, kiến thức và về kinh tế, xã hội để từ đó nâng cao hiệu quả triển khai chương trình trên địa bàn.

Sử dụng lao động địa phương tận dụng tốt và hợp lý nguồn lao động địa phương.

Tăng cường công tác tuyên truyền chủ chương cửa Đảng và nhà nước tới người dân, từ đó nâng cao ý thức của họ cùng tham gia vào quá trình triển khai chương trình. Vận động sự tham gia, đóng góp tích cực của người dân vào việc xây dựng mô hình nông thôn mới của xã.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Ban Chấp hành Trung ương (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn xác định nhiệm vụ: “Chương trình xây dựng nông thôn mới”.

2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2000), một số văn bản pháp luật hiện hành về phát triển nông nghiệp, nông thôn, NXB lao động – xã hội, số 36 ngõ Hòa Bình 4 – Minh Khai Quận Hai bà Trưng – Hà nội.

3. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2013), Thông tư 41/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013, về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

4. Mai Thanh Cúc – Quyền Đình Hà – Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyễn Trọng

Đắc (2005), giáo trình phát triển nông thôn, NXB nông nghiệp Hà Nội.

5. Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới, (Nhà xuất bản Lao động 2010)

6. Lê Thị Nghệ (2002), tổng quan lý luận và thực tiễn về mô hình phát

triển nông thôn cấp xã. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Đặng Kim Sơn (2001), công nghiệp hóa từ nông nghiệp – lý thuyết, thực tiễn

và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, NXB nông nghiệp Hà Nội.

8. Đặng Kim Sơn (2008), nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay

Một phần của tài liệu ĐẠI học THÁI NGUYÊN (Trang 57)