Thức pháp luật của người dân

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu nại hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện An Lão, tỉnh Bình Định (Trang 35 - 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.5. thức pháp luật của người dân

Những năm qua các cấp, các ngành đã tập trung tuyên truyền, quán triệt các Luật, bộ luật trong đó có Luật Khiếu nại, đã góp phần đưa Luật Khiếu nại đã dần đi vào cuộc sống được người dân nhận thức, hiểu biết, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật về khiếu nại, góp phần ngăn chặn và hạn chế vi phạm pháp luật về khiếu nại, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Từ đó hiểu và thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình khi thực hiện việc khiếu nại, tố cáo và trách nhiệm của mình khi thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, đã có hiệu lực pháp luật.

Hiến pháp năm 2013 qui định khiếu nại là quyền cơ bản của công dân, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, là thể hiện quyền dân chủ của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, trình độ chuyên môn của người tiếp công dân còn hạn chế; người dân chưa hiểu đúng nghĩa vụ, quyền lợi trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác tuyên truyền, giáo dục và quán triệt các chủ trương, chính sách pháp luật về khiếu nại tố cáo còn kém hiệu quả…. Nên thời gian qua, tình trạng khiếu nại hành chính còn diễn ra hết sức phức tạp (số vụ khiếu nại tăng vọt qua từng năm, khiếu nại đông người, có tính chất phức tạp….)

Do đó, để giảm thiểu khiếu nại người dân hiểu phải thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình khi khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại; Tăng cường mối quan hệ và sự phối hợp giữa chính quyền và Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, giải quyết các tranh chấp phát sinh từ cơ sở. Các cấp, các ngành cần đề cao trách nhiệm, chủ động thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực, dễ phát sinh đơn thư khiếu nại tố cáo như: quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, quản lý thu - chi tài chính, chế độ chính sách…

Kết luận chương 1:

Khiếu nại là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp năm 2013 và nhiều văn bản khác ghi nhận, việc giải quyết khiếu nại có ý nghĩa đặc biệt trong việc củng cố mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, góp phần ổn định chính trị, xã hội, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, từ đó tạo động lực cho sự phát triển.

Nội dung chương này tác giả đã nghiên cứu và hệ thống hóa những vấn đề mang tính lý luận về khiếu nại và giải quyết khiếu nại, đưa ra định nghĩa và xác định thẩm quyền, cơ chế, nội dung, nguyên tắc, quy trình giải quyết khiếu nại để làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng khiếu nại, giải quyết khiếu nại trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định ở Chương 2 và đề xuất giải pháp ở Chương 3 Luận văn này.

Chương 2:

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN AN LÃO TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu nại hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện An Lão, tỉnh Bình Định (Trang 35 - 38)