7. Kết cấu của luận văn
3.1. Quan điểm nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính
Thứ nhất, việc giải quyết khiếu nại hành chính phải quán triệt sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng. Đây là quan điểm Hiến định, được ghi nhận tại Điều 4 Hiến pháp 2013, theo đó, Đảng Cộng sản Việt Nam “là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”. Giải quyết khiếu nại là một hoạt động trong nền hành chính của nhà nước, do đó phải chấp hành quan điểm chỉ đạo của Đảng. Trong những năm qua, Trung ương Đảng đã có nhiều văn bản chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại nói chung và công tác giải quyết khiếu nại hành chính nói riêng (Thông báo 130- TB/TW ngày 10/01/2008 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 06/3/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị...), là cơ sở quan trọng đảm bảo công tác giải quyết khiếu nại hành chính được thực hiện theo đúng định hướng của Đảng.14
Thứ hai, việc giải quyết khiếu nại phải đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật. Quan điểm này yêu cầu trình tự, thủ tục, thẩm quyền, nguyên tắc giải quyết khiếu nại phải tuân thủ Luật Khiếu nại, Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại; Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính; Thông tư số 02/TT-TTCP ngày 20/10/2016 của Thanh tra Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 07/2013/TT- TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính...và các văn bản khác có liên quan.
[Thông báo số 130-TB/TW ngày 10/01/2008 của Bộ chính trị về giải quyết khiếu nại tố cáo; Chỉ thị số 09 ngày 6/3/2002 chỉ thị một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo hiện nay;Chỉ thị số 35/CT-TW ngày 26/5/2014 chỉ thị về sự tăng cường sự lãnh đạo của đãng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo]
Giải quyết khiếu nại được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp trong việc cụ thể hóa quyền khiếu nại của công dân nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống các quy phạm pháp luật khiếu nại, là cơ sở để thiết lập trật tự pháp luật, củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước sẽ phát huy được tối đa vai trò của nó.
Khi những người có thẩm quyền giải quyết những những vụ việc cụ thể họ nhận thức đúng đắn các quy định của pháp luật khiếu nại và thực hiện nhất quán, đảm bảo đúng với tinh thần, nội dung của Hiến pháp và luật trên quy mô toàn quốc, không có ngoại lệ; pháp luật khiếu nại và pháp luật khác có liên quan được thực hiện công bằng với mọi người, mọi chủ thể, không phân biệt địa vị, thành phần, giới tính, dân tộc, tôn giáo... Tất cả những điều trên đều là điều kiện quan trọng để thiết lập trật tự, kỷ cương, đảm bảo tính thống nhất của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước.15
Việc chấp hành đầy đủ những quy định về trình tự, thủ tục giúp cho khiếu nại và hoạt động giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước thể hiện sự minh bạch, công khai tạo tiền đề quan trọng để người có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết đúng pháp luật, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, việc giải quyết khiếu nại phải gắn với việc khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bị xâm phạm. Nếu kết quả giải quyết khiếu nại dẫn đến quyết định hành chính, hành vi hành chính không hợp pháp, hợp lý, thì cơ
quan hành chính nhà nước phải kịp thời thực hiện các biện pháp khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đã bị xâm phạm. Quan điểm này thể hiện trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Quyền khiếu nại của công dân chiếm vị trí quan trọng trong các quyền của công dân vì đây là “quyền để bảo vệ quyền” khi các quyền khác bị xâm phạm thì công dân dùng quyền khiếu nại để bảo vệ. Khi quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bị xâm phạm thì pháp luật về khiếu nại phải là “vũ khí sắc bén” để công dân đấu tranh đòi công lý, khôi phục quyền và lợi ích bị xâm phạm, pháp luật về khiếu nại phải xuất phát từ con người vì con người.
[Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 nghị định quy định chi tiết một số điều của luật khiếu nại]
Trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước và những người có thẩm quyền ban hành các quyết định hành chính, hoặc thực hiện những hành vi hành chính để thực hiện chức năng, nhiệm vụ không tránh khỏi việc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Do đó quyền khiếu nại của công dân phải được nhà nước cụ thể hóa toàn diện, đồng bộ bằng hệ thống các quy phạm pháp luật khiếu nại trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, tạo cơ sở pháp lý để công dân thực hiện quyền khiếu nại của mình.
Thứ tư, việc giải quyết khiếu nại phải hướng đến mục đích phát huy dân chủ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền. Đây là những vấn đề đang được Đảng, nhà nước ta đặc biệt quan tâm, nhằm hướng đến mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Khiếu nại là hình thức đặc biệt để nhân dân lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Quyền khiếu nại là một trong những quyền chính trị pháp lý của công dân. Vì vậy, việc thực hiện quyền khiếu nại và giải quyết khiếu nại đóng vai trò to lớn trong việc mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần tích cực vào việc tăng cường và bảo đảm pháp chế. Việc ghi nhận quyền, trách nhiệm của công
dân trong Hiến Pháp và Luật khiếu nại đã khẳng định một lần nữa về quyền là người làm chủ quyền lực nhà nước của nhân dân. Thể hiện bản chất của nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Với cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
Thứ năm, thông qua giải quyết khiếu nại phải kịp thời phát hiện và khắc phục những tồn tại, hạn chế trong hoạt động quản lý hành chính, góp phần hoàn thiện nền hành chính quốc gia.
Công tác giải quyết khiếu nại hành chính trong thời gian qua đã được Đảng và nhà nước chú trọng. Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng công tác giải quyết khiếu nại hành chính vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Việc công dân thực hiện quyền khiếu nại của mình là một hình thức quản lý nhà nước. Thông qua hình thức này của nhân dân, các cơ quan nhà nước có thể kịp thời phát hiện những hiện tượng tiêu cực trong bộ máy hành chính nhà nước để có những biện pháp để chấn chỉnh kịp thời. Để đảm bảo cho pháp chế xã hội chủ nghĩa được thực hiện trong quá trình quản lý hành chính nhà nước. Hiện nay, công tác giải quyết khiếu nại được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, làm tốt nhiệm vụ này, các cơ quan, đơn vị, ban ngành, đoàn thể có liên quan sẽ đóng góp vào việc hoàn thành nhiệm vụ chung toàn hệ thống chính trị, vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, tiến tới xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Muốn đạt được kết quả như vậy, các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương phải thực sự coi trọng công tác giải quyết khiếu nại, phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời phải khắc phục kịp thời những bất cập, tồn tại trong công tác giải quyết khiếu nại. Đối với mỗi cán bộ, công chức cần phải thường xuyên học tập, trau dồi đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ giải quyết khiếu nại. Bên cạnh sự nổ lực của đội ngũ cán bộ, công chức thì trách nhiệm của Đảng, Nhà nước cũng cần tạo ra những cơ chế, chính sách pháp luật đúng đắn,
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan giải quyết khiếu nại nói riêng. Đồng thời, cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại. Từ đó, góp phần hoàn thiện, xây dựng một chính phủ kiến tạo, minh bạch, liêm chính và phục vụ phù hợp với nền hành chính nước ta trong giai đoạn hiện nay.