MÔN HỌC, KẾ HOẠCH, CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC VÀ SÁCH GIÁO KHOA TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu Giao duc hoc dai cuong dung trong cac truong CD va DH (Trang 45 - 49)

KHOA TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Môn học, kế hoạch, chương trình dạy học và sách giáo khoa và các tài liệu học tập khác phản ánh nội dung dạy học trong nhà trường.

1. Môn học

Nhìn chung, chưa thực sự có sự thống nhất trong cách định nghĩa khái niệm môn học. Tuy nhiên, ở một chừng mực nhất định, có thể quan niệm: Môn học là lĩnh vực nội dung dạy học được thực hiện trong nhà trường có cấu trúc và lôgắc phù hợp với các ngành khoa học và thực tiễn tương ứng, phù hợp với những quy luật tâm Ờ sinh lắ của dạy học.

Bản chất của môn học là một hệ thống toàn vẹn phản ánh các thành phần cấu trúc của nội dung dạy học. Dấu hiệu cơ bản của môn học bao gồm: 1. Sự phản ánh tắnh thống nhất các khắa cạnh nội dung và quá trình của dạy học, 2. Tổng thể những tri thức, tổng thể những cách thức hoạt động (kĩ năng, kĩ xảo và cách thức tổ chức), 3. Hoạt động giao tiếp bên trong của giáo viên và học sinh khi thực hiện hoạt động của mình (trong tương tác với hoạt động diễn ra cùng với hoạt động này).

Kế hoạch dạy học là văn kiện do Nhà nước ban hành trong đó quy định các môn học; trình tự dạy các môn học qua từng năm học; việc tổ chức năm học (số tuần thực học, số tuần lao động và nghỉ, chế độ học tập hàng tuần, hàng ngày).

Với cách hiểu trên về kế hoạch dạy học, có thể nhận thấy những yếu tố cơ bản trong một kế hoạch dạy học là: 1. Quan hệ giữa thành phần môn học với thành phần lớp học (môn học được dạy ở lớp học nào và từng lớp học cụ thể sẽ phải học những môn nào). 2. Quan hệ giữa thành phần môn học với phân bố thời gian (thời lượng dành cho mỗi môn và thời lượng học từng môn trong từng lớp theo ngày, tuần và năm học). 3. Cấu trúc và thời gian của dạy học (thời lượng chung của năm học theo bậc học, khối lớp và thời lượng của tuần học, ngày học, tiết học).

Kế hoạch dạy học ở từng cấp học và bậc học là khác nhau. Sự khác biệt trong kế hoạch dạy học được thể hiện ở một số khắa cạnh như:

Ờ Số lượng các môn học được xác định trong từng kế hoạch dạy học (vắ dụ số lượng môn học trong kế hoạch dạy học bậc tiểu học sẽ khác số lượng các môn học trong kế hoạch của bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông).

Ờ Do mối quan hệ liên môn, do đặc điểm các bộ môn và đặc điểm nhận thức của học sinh cũng như yêu cầu cân đối về số tiết hàng tuần ở các lớp nên trong kế hoạch dạy học việc bố trắ các môn học cũng khác nhau. Có môn được học ngay từ đầu cấp, bậc học, nhưng cũng có môn được thực hiện ở các khối lớp xác định theo cấp bậc học..

Ờ Số tiết học dành cho mỗi môn học cũng khác nhau ở từng khối lớp thuộc cấp, bậc học khác nhau.

Giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ dạy học của mình buộc phải nghiên cứu kế hoạch dạy học để hiểu chương trình dạy học môn học, từ đó lập kế hoạch dạy học của cá nhân. Sinh viên sư phạm phải hình thành kĩ năng nghiên cứu kế hoạch của cấp, bậc học trong chương trình nghiên cứu môn Giáo học pháp bộ môn.

3. Chương trình dạy học

Chương trình dạy học là văn kiện do Nhà nước ban hành trong đó quy định một cách cụ thể: vị trắ, mục đắch môn học, phạm vi và hệ thống nội dung môn học, số tiết dành cho môn học nói chung, cho từng phần, từng chương, từng bài nói riêng.

Như vậy, theo cách hiểu trên, nói đến chương trình dạy học là nói đến chương trình dạy học của một môn học cụ thể. Chương trình dạy học là chương trình môn học được thực hiện ở từng khối lớp thuộc bậc, cấp học cụ thể.

Chương trình dạy học của từng môn học thường có cấu trúc như sau:

Vị trắ và mục tiêu môn học: Trình bày vị trắ của môn học giúp giáo viên nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của môn học trong nội dung dạy học của khối lớp, bậc học và trình bày các mục tiêu chung của môn học. Các mục tiêu được đề tập toàn diện theo ba lĩnh vực học tập của học sinh: tri thức, kĩ năng, thái độ.

Nội dung môn học: Trình bày chi tiết các phần chương, bài và đề mục.

Phân phối thời gian: Quy định thời gian cho các phần, chương, bài và đề mục (cả số tiết ôn tập và kiểm tra).

Giải thắch chương trình và hướng dẫn thực hiện chương trình: Nêu những điểm cần chú ý về nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học.

Chương trình dạy học là văn kiện do nhà nước ban hành vì vậy nó trở thành công cụ chủ yếu để Nhà nước lãnh đạo và giám sát hoạt động dạy học của nhà truờng thông qua các cơ quan quản lắ giáo dục. Chương trình dạy học còn là cơ sở để giáo viên lập kế hoạch dạy học (kế hoạch dạy học của cá nhân), tiến hành tổ chức công tác dạy học của mình.

Xây dựng chương trình dạy học theo kĩ thuật truyền thống được tiến hành theo hai cách: theo đường thẳng hoặc đồng tâm. Chương trình dạy học được xây dựng đồng tâm đòi hỏi cùng một nội dung của khoá trình phải lặp đi, lặp lại nhưng càng ngày càng được mở rộng và đào sâu hơn. Nếu mục tiêu của từng bậc học có nhiệm vụ trực tiếp chuẩn bị cho học sinh bước vào cuộc sống thì kĩ thuật xây dựng chương trình đồng tâm tỏ ra có hiệu quả và nó được sử dụng phổ biến, vì xong bậc học đó phải kết thúc một trình độ văn hoá tương đối hoàn chỉnh nào đó cho học sinh.

Trong nhiều tài liệu lắ luận dạy học hiện nay, thường sử dụng thuật ngữ Curriculum để chỉ chung cả kế hoạch dạy học và chương trình dạy học.

TRUNG TÂM NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM QUỐC GIA: 0985 86 86 55 Ờ 0979 86 86 33CHƯƠNG 7 CHƯƠNG 7

PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌCI. KHÁI QUÁT VỀ PHUƠNG PHÁP DẠY HỌC I. KHÁI QUÁT VỀ PHUƠNG PHÁP DẠY HỌC

1. Khái niệm phương pháp dạy học

Thuật ngữ phương pháp có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp là "Methodos", có nghĩa là con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đắch. Theo Heghen (dưới góc độ triết học) Ộphương pháp là ý thức về hình thức của sự tự vận động bên trong của nội dungỢ. Định nghĩa này chứa đựng nội hàm sâu sắc. Phương pháp hiểu theo nghĩa chung nhất là cách thức đạt tới mục tiêu, là hoạt động được sắp xếp theo một trật tự nhất định(1). Phương pháp gắn bó chặt chẽ với lắ luận, có những phương pháp riêng cho từng lĩnh vực khoa học. Phương pháp dạy học là cách thức tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên và cách thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh. Trong quan hệ đó, phương pháp dạy quyết định, điều khiển phương pháp học, phương pháp học tập của học sinh là cơ sở để lựa chọn phương pháp dạy. Tuy nhiên, kết quả học tập được quyết định trực tiếp bởi phương pháp học tập của học sinh.

Như vậy, phương pháp dạy học là sự kết hợp hữu cơ, biện chứng giữa phương pháp dạy của giáo viên và phương pháp học của học sinh, phương pháp dạy đóng vai trò chủ đạo, phương pháp học có tắnh chất độc lập tương đối, chịu sự chi phối của phương pháp dạy, song nó cũng ảnh hưởng trở lại phương pháp dạy.

Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu và các nhiệm vụ dạy học.

2. Đặc điểm của phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học mang đặc điểm của phương pháp nói chung, bao gồm cả mặt khách quan và mặt chủ quan. Mặt khách quan, phương pháp bị chi phối bởi quy luật vận động khách quan của đối tượng mà chủ thể phải ý thức được. Mặt chủ quan: là những thao tác, thủ thuật của chủ thể được sử dụng trên cơ sở cái vốn có về quy luật khách quan tồn tại trong đối tượng. Trong phương pháp dạy học, mặt khách quan là những quy luật tâm lắ, quy luật dạy học chi phối hoạt động nhận thức của người học mà giáo dục phải ý thức

TRUNG TÂM NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM QUỐC GIA: 0985 86 86 55 Ờ 0979 86 86 33

được. Mặt chủ quan là những thao tác, những hành động mà giáo viên lựa chọn phù hợp với quy luật chi phối đối tượng.

Phương pháp dạy học chịu sự chi phối của mục tiêu dạy học. Không có phương pháp nào là vạn năng chung cho tất cả mọi hoạt động, muốn hoạt động thành công phải xác định đ- ược mục tiêu, tìm phương pháp phù hợp.

Phương pháp dạy học chịu sự chi phối của nội dung dạy học. Việc sử dụng phương pháp dạy học phụ thuộc vào nội dung dạy học cụ thể.

Hiệu quả của phương pháp phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên. Việc nắm vững nội dung dạy học và quy luật, đặc điểm nhận thức của học sinh là tiền đề quan trọng cho việc sử dụng phương pháp dạy học nào đó. Thực tiễn dạy học cho thấy, cùng một nội dung dạy học, cùng sử dụng một phương pháp dạy học, nhưng mức độ thành công của các giáo viên là khác nhau.

Hệ thống các phương pháp dạy học ngày càng hoàn thiện và phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, giúp người học phát triển tư duy sáng tạo, khả năng tự học, khả năng thắch ứng với những điều kiện luôn đổi mới của môi trường, các phương pháp dạy học thường sử dụng phối hợp để giải quyết tốt các nhiệm vụ dạy học khác nhau.

Một phần của tài liệu Giao duc hoc dai cuong dung trong cac truong CD va DH (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w