Thực trạng mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong các

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 44 - 59)

quy định pháp luật về hôn nhân gia đình

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật có sự gắn bó mật thiết với nhau. Việt Nam vốn là một quốc gia ảnh hưởng mạnh mẽ của nho giáo và phật giáo, trong đó nho giáo thiên về lễ nghi và các quy tắc ứng xử trong gia đình và xã hội, tạo nề nếp, thứ bậc rõ ràng. Phật giáo hướng suy nghĩ của con người tới cái thiện, tới lòng bác ái, chính những tư tưởng của nho giáo, phật giáo và một số đạo tiến bộ khác hình thành lên lối tư duy và cách cảm nhận của người Việt, tạo ra xu hướng hành động chung cho cả cộng đồng, tạo lên thói quen trong suy nghĩ, ứng xử và tạo lên phong tục tập quán của người Việt. Những nét tinh hoa trong phong tục, tập quán của người Việt là cơ sở hình thành đạo đức của người Việt. Trên cơ sở những quy tắc đã được xã hội thừa nhận, những phong tục tập quán phổ biến, những giá trị đạo đức tiến bộ Nhà nước đã xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp, nội dung của pháp luật chính là biểu hiện của các quy chuẩn trong xã hội và các giá trị đạo đức. Chính vì vậy mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong hệ thống pháp luật Việt Nam là mối quan hệ cốt lõi, mang tính bao trùm nhất, khái quát nhất. Mối quan hệ này thể hiện trong toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam, thể hiện rõ nét trong hiến pháp cũng như trong các ngành luật.

Các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc được thể hiện rõ nét trong hệ thống pháp luật Việt Nam, có thể nhận thấy các giá trị đạo đức tốt đẹp qua các truyền thống sau:

Truyền thống uống nước nhớ nguồn được thể hiện rõ nét trong sự ghi nhận những đóng góp, hy sinh cho độc lập dân tộc, của những người con ưu tú của đất nước. Sự ghi nhận ấy được thể hiện rõ nét trong các quy định về chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng, sự chăm lo cho các gia đình chính sách, chính những quy định này giúp cho người dân hiểu rõ hơn về sự nhất quán trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về việc duy trì và phát huy các giá trị truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ các gia đình có công với cách mạng ổn định cuộc sống, gần đây điển hình là chính sách quan tâm của nhà nước với vợ liệt sỹ đã tái giá nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của dư luận xã hội, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của nhà nước đối với các gia đình liệt sỹ nói chung và đối với những người phụ nữ là vợ của các liệt sỹ, hiện tại đã tái giá, thể hiện sự ghi nhận công lao, sự mất mát của những người phụ nữ có chồng hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc.

Truyền thống nhân đạo là truyền thống xuyên suốt chiều dài lịch sử của Việt Nam, trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt, tinh thần nhân đạo là tinh thần mang tính thời đại mà cả thế giới hướng tới. Tính nhân đạo bắt nguồn trong chính những suy nghĩ, những hành động tiến bộ của con người, giúp con người hướng tới những hành động có ý nghĩa.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, có nhiều quy định mang tính chất nhân đạo, dưới góc độ nghiên cứu lĩnh vực hôn nhân và gia đình, lĩnh vực theo người viết là lĩnh vực có chứa nhiều quy định mang tính nhân đạo nhất:

Pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có nhiều điểm tiến bộ góp phần phát huy các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, các quy định về việc hưởng chế độ đối với người cao tuổi, quan tâm đến các giáo viên đã từng có cống hiến, sau khi về hưu không có lương theo quy định cũ

Pháp luật bảo vệ quyền con người: Bảo vệ quyền lợi của nhóm yếu thế trong xã hội: Phụ nữ, trẻ em, người già, người khuyết tật, pháp luật thể hiện sự bình đẳng giữa nam và nữ trong việc thực hiện các nghĩa vụ và hưởng các quyền lợi trong gia đình, vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc hưởng các tài sản chung, trong trường hợp người phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người chồng không được quyền ly hôn, quy định này nhằm mục đích đảm bảo sự ổn định tinh thần cho người phụ nữ, đảm bảo quyền lợi của trẻ em. Quy định tại khoản 3 điều 2 Luật hôn nhân gia đình “xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có

nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con”.

Ngoài ra, pháp luật rất quan tâm tới việc bảo vệ các quyền lợi cho trẻ em, với mục đích bảo đảm cho trẻ em được sinh sống và phát triển trong một môi trường tốt nhất, ngăn ngừa bạo lực, tránh sự xâm phạm gây tổn thất về sức khỏe và tinh thần cho trẻ em, quy định được thể hiện rõ trong Điều 4 Luật bảo vệ trẻ em:

Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung; không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật.

Pháp luật cũng quy định rõ việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của cả cộng đồng, khoản 1 điều 5 Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em năm 2004 quy định:

Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu

Quy định trác nhiệm của Nhà nước, xã hội và gia đình trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình như khoản 4 điều 2 Luật hôn nhân gia đình năm 2014:

Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

Trẻ em trong quy định của pháp luật là đối tượng được ưu tiên, được bảo vệ, đồng thời trẻ em cũng có bổn phận riêng của mình như trong quy định tại khoản 1 điều 21 Luật bảo vệ trẻ em năm 2004: “Yêu quý, kính trọng,

hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình”, đồng thời trẻ em cũng phải tự giác, có những đóng góp nhất định

nhằm góp phần phát triển kinh tế gia đình như trong quy định tại khoản 3 điều 21 Luật bảo vệ trẻ em năm 2004 “Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm

những việc vừa sức mình”.

Pháp luật thể hiện sự quan tâm đến những vấn đề ảnh hưởng đến đời sống của mỗi cá nhân, ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình, trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề phòng chống bạo lực trong gia đình, thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình như trong khoản 1, điều 3 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định:

Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Pháp luật có sự quan tâm đến những nhóm đối tượng đặc biệt trong xã hội, thể hiện được tinh thần nhân đạo của Đảng, nhà nước và của nhân dân ta,

các quy định trong Luật người cao tuổi cũng thể hiện khá rõ sự quan tâm, tôn trọng, đề cao vị trí, vai trò của người cao tuổi trong xã hội, ngoài việc quy định các quyền lợi của người cao tuổi, Luật còn quy định nghĩa vụ của người cao tuổi đối với gia đình và xã hội như trong điểm a, khoản 2, điều 3 Luật người cao tuổi “Nêu gương sáng về phẩm chất đạo đức, lối sống mẫu mực;

giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; gương mẫu chấp hành và vận động gia đình, cộng đồng chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước”.

Pháp luật bảo vệ môi trường sống cho mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho các cá nhân hình thành và phát triển, mỗi cá nhân được sinh ra và sống trong một môi trường nhất định, từ khi cá nhân được sinh ra, pháp luật ghi nhận và bảo đảm các quyền cho công dân trong đó quyền được sống và phát triển trong một môi trường tốt đẹp để được phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần là điều mà Nhà nước quan tâm, các quyền công dân được luật hóa và thể hiện rõ ràng trong văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất đó chính là Hiến pháp, đồng thời pháp luật có tính kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc như trong khoản 5, điều 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân

tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình”.

Pháp luật bảo vệ và góp phần xây dựng các gia đình ấm no, hạnh phúc, pháp luật ghi nhận và bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng, cấm các hành vi xâm phạm quan hệ hôn nhân như: hành vi ngoại tình… Các quy định về phạm vi điều chỉnh được thể hiện tại điều 1 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: “Luật này quy định chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực

pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình”.

Pháp luật góp phần tạo công bằng xã hội, tạo điều kiện cho các cá nhân phát triển như nhau về các mặt thể chất và tinh thần, được hưởng các giá trị phúc lợi xã hội như nhau, trong quy định của điều 17 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang

nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan”. Đặc biệt pháp luật đã có sự ghi nhận những đóng góp của những người

không có công việc cho thu nhập cụ thể nhưng có đóng góp công sức trong việc chăm lo, xây dựng gia đình, ví dụ như những người làm nội trợ, không có thu nhập cụ thể nào bằng tiền nhưng sức lao động của họ cũng mang lại những giá trị nhất định, việc pháp luật ghi nhận mọi đóng góp của các cá nhân trong gia đình đối với việc duy trì đời sống, phát triển kinh tế gia đình là sự động viên tinh thần rất lớn đối với một nhóm đối tượng không có việc làm mà ở nhà làm công việc nội trợ, giúp cho các thành viên trong gia đình, giúp cho xã hội có cái nhìn khác hơn về công việc nội trợ và về cách thức đóng góp công sức, tiền bạc của các thành viên trong gia đình

Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình ở Việt Nam hiện nay đã được quan tâm, thể hiện trong các quy định của pháp luật về lĩnh vực hôn nhân và gia đình được quy định tương đối rõ ràng trên cơ sở của đạo đức, pháp luật trong lĩnh vực này đã có những quy định gần với thực tế, dễ hiểu, dễ thực hiện. Mặc dù vậy, trong lĩnh vực này vẫn còn thể hiện nhiều bất cập trong các quy định khi điều chỉnh đời sống hôn nhân gia đình, chưa thể hiện được sự lồng ghép giữa đạo đức và pháp luật trong lĩnh vực này, cụ thể:

Quy định về ly hôn: Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện nay đã có những quy định tương đối đầy đủ về ly hôn, nhưng có những quy định còn mang tính trừu tượng, chưa rõ nét. Ví dụ như căn cứ để ly hôn trong khoản 1

điều 89 Luật hôn nhân và gia đình hiện nay quy định: “Tòa án xem xét yêu

cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyết định cho ly hôn” việc xác định thế nào là “trầm trọng” là một vấn đề lớn bởi từ ngữ này

có nghĩa rất rộng và có thể hiểu theo nhiều hướng khác nhau, dẫn tới khó khăn cho công tác xét xử bởi cuộc sống hôn nhân muôn hình muôn vẻ, mỗi gia đình có cuộc sống sinh hoạt khác nhau, giới hạn chịu đựng và cảm nhậm của mỗi người cũng khác nhau, có thể cùng điều kiện hoàn cảnh hôn nhân ấy với người này là trầm trọng, nhưng với người khác lại chưa đến mức trầm trọng. Một quy định pháp luật nên có tính mở, nhưng một quy định pháp luật không thể gây ra nhiều cách hiểu khác nhau, điều này tạo ra hiện tượng ly hôn với nhiều lý do phụ thuộc vào cảm tính của mỗi cá nhân, đồng thời gây khó khăn cho Tòa án trong việc xem xét điều kiện ly hôn và cuộc sống hôn nhân thực tế.

Quy định về phân chia tài sản khi ly hôn: việc xác định tài sản chung và tài sản riêng, tài sản hình thành trước hôn nhân, trong hôn nhân của các cặp vợ chồng là vấn đề gây nhiêu tranh cãi, đồng thời đây được xem là khâu khó khăn của quá trình xét xử các vụ án ly hôn, việc xác định thế nào là tài sản riêng trước hôn nhân của một trong các bên vợ chồng là tương đối khó, bởi lẽ nếu tài sản đó đã được mang ra tiêu dùng cho cuộc sống gia đình hoặc hòa nhập tạo lên tài sản chung thì rất khó phân định giá trị tương ứng của tài sản so với ban đầu. Người Việt Nam thường có quan niệm không rạch ròi trong việc sở hữu tài sản trong thời kỳ trước và trong hôn nhân, với quan niệm “Của chồng, công vợ”, quan niệm này gây không ít khó khăn cho việc phân định tài sản của các bên nếu ly hôn mà các bên không thỏa thuận được việc phân chia tài sản và yêu cầu Tòa án phân chia tài sản.

Mặc dù pháp luật có quy định về nghĩa vụ của các bên sau ly hôn trong các trường hợp một trong các bên phải nuôi con thì bên còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc một bên có cuộc sống quá khó khăn nếu ly hôn thì bên còn lại sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng, nhưng dường như vấn đề cấp dưỡng ở nước ta không có cơ chế đảm bảo thực hiện và không có cơ quan nào đứng ra đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, quyết định về nghĩa vụ cấp dưỡng dường như chỉ được nêu trong bản án và tùy thuộc vào sự tự giác của bên có nghĩa vụ cấp dưỡng, đa phần việc cấp dưỡng không được đảm bảo thực hiện đúng quy định.

Ngoài ra, pháp luật hiện hành về lĩnh vực hôn nhân gia đình thiếu các chế tài xử lý khi có vi phạm trong đời sống hôn nhân gia đình: ở nước ta, cuộc sống bên trong mỗi gia đình dường như có nhiều vấn đề dấu kín trong nội bộ, ít được biểu hiện ra bên ngoài, đến khi có biểu hiện ra bên

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 44 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)