Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt mối quan hệ giữa đạo đức

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 70 - 84)

và pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân gia đình hiện nay

Thứ nhất, cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tạo mối quan hệ

hài hòa, chặt chẽ giữa đạo đức và pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình vì lĩnh vực hôn nhân và gia đình là một lĩnh vực đặc thù, trong đó nét đặc thù cơ bản so với các lĩnh vực khác là vấn đề đạo đức có ảnh hưởng rất lớn và mang tính chi phối lĩnh vực này, song không thể thiếu sự điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực có nhiều yếu tố phức tạp này, sự kết hợp hài hòa giữa pháp luật và đạo đức là điều không thể thiếu trong một lĩnh vực nhạy cảm và phức tạp, có nhiều nhân tố ẩn chứa bên trong mà không phải chỉ pháp luật hay đạo đức mới điều chỉnh được. Đạo đức là nền tảng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình nhằm hạn chế thấp nhất những hậu quả đáng tiếc xảy ra khi mỗi cá nhân có những suy nghĩ và hành động thiếu đạo đức, đồng thời đối với mỗi gia đình, đạo đức còn góp phần gìn giữ hạnh phúc gia đình, hạn chế các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, ưu điểm của đạo đức trong lĩnh vực này chính là tác động tích cực trong việc hàn gắn các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, họ tộc khi có mâu thuẫn, xích mích xảy ra, khi mỗi cá nhân nhận thức được và hiểu rõ được mâu thuẫn nhờ tác động của các yếu tố đạo đức thì các mối quan hệ vốn mâu thuẫn và rạn nứt trước đó có nhiều khả năng phục hồi và trở lên tốt đẹp hơn. Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, cùng với đạo đức, pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý bảo đảm các giá trị đạo đức trong lĩnh vực này được thực hiện, đồng thời pháp luật là công cụ có hiệu quả trong việc giải quyết các vụ việc liên quan

trong lĩnh vực này. Chính vì các lý do trên, việc kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình là hết sức cần thiết.

Việc tạo mối quan hệ hài hòa không phải đơn thuần là sự kết hợp chung hai vấn đề pháp luật và đạo đức, mà để tạo ra được mối quan hệ hài hòa đó, pháp luật phải được hoàn thiện trên nền tảng cơ sở đạo đức, phải phù hợp với đời sống thực tế, phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc, của nhân loại. Đạo đức phải là những nhân tố tinh túy, truyền thống, tiến bộ và nhân văn. Sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn nhằm tạo ra các quy định pháp luật chuẩn mực, hợp lý, mang tính khả thi cao. Pháp luật phải thể hiện được các giá trị đạo đức tiến bộ và có sự thống nhất với đạo đức, đạo đức phải góp phần đưa pháp luật vào đời sống, sự kết hợp giữa hai yếu tố này muốn có hiệu quả thì pháp luật phải là pháp luật mới, khoa học và tiến bộ, đạo đức ở đây phải là các giá trị chuẩn mực đạo đức phù hợp với đời sống thực tế.

Sự kết hợp hài hòa giữa pháp luật và đạo đức chính là cách loại trừ những mâu thuẫn giữa hai lĩnh vực này khi cùng điều chỉnh một vấn đề, sự kết hợp không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là sự cộng gộp cả đạo đức và pháp luật vào để điều chỉnh một vấn đề, mà kết hợp để bổ khuyết cho nhau, tạo ra một giải pháp hoàn chỉnh, mang lại hiệu quả tích cực đối với việc điều chỉnh các vấn đề thuộc lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

Kết hợp hài hòa đạo đức và pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình là vấn đề hết sức cần thiết nhằm mục đích giúp các gia đình ổn định về đời sống vật chất và tinh thần.

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực hôn nhân và gia đình, trong

đó pháp luật về lĩnh vực hôn nhân và gia đình cần thể hiện sự đầy đủ và khoa học khi điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, pháp luật cần bám sát thực tế, đi sâu vào thực tế và cần có tính dự báo trước thực tế, tránh trường hợp thực tế xảy ra nhưng thiếu các quy phạm điều chỉnh,

đồng thời hạn chế các trường hợp tuy thực tế có xảy ra nhưng nhà nước không công nhận nên không có các biện pháp can thiệp, đảm bảo ví dụ như về tình trạng kết hôn giữa những người đồng tính hiện nay, vấn đề thừa nhận và đảm bảo quyền lợi cho những người thuộc giới tính thứ ba.

Pháp luật trong lĩnh vực này cần phải được cụ thể hóa trong từng trường hợp, tránh việc sử dụng các khái niệm chung chung, khó hiểu, khó áp dụng khi đi vào thực tế, gây khó khăn cho các cơ quan tố tụng và tạo ra sự đa nghĩa trong các quy định pháp luật, đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiểu sai luật và lách luật hiện nay.

Pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình cần có sự thống nhất với các quy định pháp luật trong các lĩnh vực khác, tránh sự trùng lặp, chồng chéo nhằm tạo ra một hệ thống pháp luật đầy đủ và khoa học với mục đích nhằm bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho các thành viên trong gia đình.

Cần có các chế tài phù hợp khi áp dụng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, các cơ quan thực thi nhiệm vụ bảo vệ lĩnh vực này cần phải có thực quyền và có cơ chế thực hiện rõ ràng, các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực hôn nhân và gia đình cần có sự giảm bớt các giấy tờ không cần thiết, cán bộ làm trong các cơ quan tố tụng cần tu dưỡng về đạo đức nghề nghiệp và nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, đặc biệt là kỹ năng hòa giải nhằm góp phần tìm ra các giải pháp tối ưu khi giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực này.

Thứ ba, cần bảo vệ và phát huy các giá trị chuẩn mực đạo đức truyền

thống bởi lẽ trong thời đại mở cửa hội nhập, khi các phương tiện thông tin truyền thống phổ biến, dễ tiếp cận và mang tính toàn cầu thì những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc có ý nghĩa to lớn và cần được giữ gìn và phát huy hơn bao giờ hết.

thân, truyền thống về sự hiếu thảo của con đối với cha mẹ, truyền thống về đức hi sinh của cha mẹ trong việc chăm sóc và bảo vệ con cái, truyền thống về tình cảm gắn bó yêu thương sâu lặng giữa vợ chồng là những truyền thống tốt đẹp cần được lưu giữ và phát huy.

Người Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp được lưu truyền qua các thế hệ, các truyền thống tốt đẹp đó được lưu giữ và phát huy, thể hiện trong các phong tục, tập quán của dân tộc như: truyền thống thờ cúng tổ tiên, truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền thống uống nước nhớ nguồn, yêu thương đồng loại, chính những truyền thống tốt đẹp này trong mỗi gia đình góp phần không nhỏ trong việc hình thành nhân cách các thành viên trong gia đình, củng cố các mối quan hệ trong gia đình, những truyền thống đó tạo lên các giá trị đạo đức được cộng đồng, xã hội thừa nhận, tôn trọng, giữ gìn. Trong thời đại hiện nay, khi kinh tế thị trường phát triển, các nền văn hóa có sự giao lưu với nhau một cách nhanh chóng, việc giao lưu, hội nhập giữa các nền văn hóa là một trong những thuận lợi để tiếp cận các nền văn hóa mới để học hỏi các tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu thêm bản sắc văn hóa Việt Nam, song bên cạnh đó việc tiếp cận, mở cửa giao lưu với các nền văn hóa mới cũng đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam khi sự xâm nhập của các nền văn hóa ngoại lai không phù hợp với lối sống của người Việt, làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống, tạo lên những trào lưu không tốt trong giới trẻ như hiện tượng sống ảo, sống gấp, sự ảo tưởng về sức mạnh cá nhân, coi trọng đời sống vật chất, vì những lý do trên nên việc giáo dục đạo đức truyền thống của dân tộc cho thế hệ trẻ ngày càng trở lên cấp bách, nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ trước tiên là nhiệm vụ của mỗi gia đình, cùng với sự phối hợp của nhà trường và xã hội, nhằm tạo những định hướng nhất định cho thế hệ trẻ.

Thứ tư, cần kết hợp giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật trong lĩnh

tuyên truyền và phổ biến pháp luật thuộc lĩnh vực hôn nhân gia đình nên có sự kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức đối với các thành viên trong gia đình, trong đó đặc biệt chú trọng tới việc giáo dục đạo đức cho các thành viên trong gia đình, cách thức giáo dục có thể thực hiện bằng các biện pháp như tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của các địa phương, xây dựng các chương trình bổ ích trên truyền hình, đối với các ban ngành, đoàn thể ở các địa phương cần có sự lồng ghép trong việc tuyên truyền đạo đức và pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân gia đình ở các hoạt động của đơn vị mình, các nhà trường cần xây dựng các tiết học bổ ích có nội dung giáo dục đạo đức và pháp luật cho học sinh, sinh viên, quan trọng hơn cả là việc giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật trong các gia đình, các bậc ông bà cha mẹ cần làm gương cho con cháu noi theo, cần có sự giáo dục các truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc cho con cháu lưu giữ và phát huy,các bậc cha mẹ cũng cần chủ động tìm hiểu các kiến thức cơ bản về pháp luật để giáo dục cho con em mình hiểu và không vi phạm.

Thứ năm, cần kiểm tra, xử lý kịp thời, công bằng mọi hành vi vi phạm

pháp luật về hôn nhân gia đình, để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, hữu ích và phục vụ cho cuộc sống thì nhà nước cần có cơ chế đảm bảo cho pháp luật được thực hiện đúng quy định, trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có rất nhiều góc khuất, các cá nhân thường dễ lợi dụng để vi phạm vì vậy các cơ quan chức năng cần thường xuyên có sự kiểm tra, xem xét thực tế để kịp thời ngăn ngừa và xử lý các vi phạm xảy ra. Các cơ quan thực thi pháp luật cần có sự chủ động nghiên cứu thực tế để tìm ra các giải pháp phù hợp, tránh tình trạng bị động, chờ thực tế xảy ra mới giải quyết hậu quả. Khi xử lý các vụ việc thuộc lĩnh vực hôn nhân gia đình, cần phải xem xét kỹ nguyên nhân của các vụ việc, đồng thời cần xử lý nghiêm khắc đối với các cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân gia đình nhằm hạn chế sự tái diễn các hành vi vi phạm.

Thứ sáu, cần tạo lập dư luận xã hội trong phòng chống vi phạm đạo đức

trong lĩnh vực hôn nhân gia đình vì trong lĩnh vực này dư luận xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội nói chung, ở lĩnh vực hôn nhân gia đình dư luận xã hội có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với mỗi cá nhân, trong các trường hợp có vi phạm về lĩnh vực hôn nhân gia đình, ngoài việc chịu sự trừng phạt của pháp luật, sự dằn vặt của lương tâm thì cái mà người ta lo sợ nhất chính là dư luận xã hội, sở dĩ có tình trạng này bởi lẽ mỗi cá nhân luôn tồn tại và gắn bó với xã hội, luôn có xu hướng hành động hợp với số đông trong xã hội, khi có những hành động lệch so với chuẩn chung sẽ bị xã hội lên án, bài xích, cô lập, vì lý do này mà chúng ta cần có các biện pháp tạo lập các dư luận xã hội phù hợp với các quy định của pháp luật và đạo đức nhằm ngăn ngừa các vi phạm xảy ra trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Hiện nay đối với các vấn đề vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình thì dư luận xã hội luôn tỏ ra rất hào hứng và sôi nổi trong việc phản đối các hành vi xâm phạm đời sống hôn nhân gia đình như hành vi ngoại tình, hành vi bạo lực trong gia đình, mặc dù vậy dư luận xã hội muốn phát huy được vai trò quan trọng của mình trong việc bảo vệ các giá trị tốt đẹp và ngăn ngừa các vi phạm xảy ra thì nguồn thông tin được cung cấp phải mang tính chính xác nhằm tạo ra định hướng đúng trong dư luận, tránh những thông tin không chính xác tạo ra dư luận sai sự thật, gây ảnh hưởng tới đời sống của các cá nhân và gia đình.

Mặt khác để mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân gia đình thực sự hài hòa, đạt được hiệu quả trên thực tế thì các nhà làm luật, các nhà quản lý cần phải có các giải pháp hợp lý.

Cần hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình đảm bảo quyền con người được tôn trọng và thực hiện đầy đủ, đặc biệt chú ý đến việc bảo vệ quyền lợi cho trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người tàn tật, quy định về tài sản trong lĩnh vực này cần phải cụ thể. Các quy định của

pháp luật phải dựa trên nền tảng là các giá trị đạo đức chuẩn mực, tiến bộ nhằm giúp cho pháp luật đi vào thực tế và thực sự mang lại hiệu quả.

Cần có cơ chế đảm bảo cho việc thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đồng thời cần quy định rõ và đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ quyền lợi của các thành viên trong gia đình, cần giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết khi giải quyết các vụ việc liên quan đến vấn đề ly hôn, vấn đề phân chia tài sản, cần có những hướng dẫn cụ thể trong việc thống kê tài sản trước, trong và sau hôn nhân để người dân dễ thực hiện, đồng thời xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với các giá trị, chuẩn mực đạo đức, phù hợp với đòi hỏi thực tiễn, có cơ chế đảm bảo việc thực hiện pháp luật về hôn nhân gia đình.

Nhà nước cần quan tâm hơn nữa tới lĩnh vực hôn nhân và gia đình, cần có cái nhìn thực tế hơn trong lĩnh vực này để đưa ra những quy định phù hợp, lĩnh vực hôn nhân và gia đình vốn là một lĩnh vực nhạy cảm và phức tạp, các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này cần phải mềm dẻo, linh hoạt, có khả năng thực hiện, giúp cho người dân dễ hiểu và dễ tiếp cận các quy định của pháp luật, đồng thời giúp các cơ quan thực thi pháp luật trong lĩnh vực này dễ dàng trong việc áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết các vụ việc liên quan đến lĩnh vực này.

Nhà nước cần có các chương trình, kế hoạch bảo vệ và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có các biện pháp hạn chế, ngăn chặn các trào lưu văn hóa ngoại lai ảnh hưởng tới lối sống của người Việt, đặc biệt là thế hệ trẻ, cần có sự định hướng cho thế hệ trẻ trong việc tiếp nhận các nguồn thông tin chính thống, cần khơi dậy niềm tự hào dân tộc, đồng thời giúp thế hệ trẻ nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị đạo đức chuẩn mực của dân tộc.

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 70 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)