Thực trạng mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong quan hệ

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 59 - 67)

hệ vợ chồng

nay đã được quan tâm, phần lớn các cặp vợ chồng đều cố gắng trong cuộc sống gia đình không vi phạm các chuẩn mực đạo đức và những điều cấm của pháp luật. Tuy nhiên vấn đề thực hiện các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng trong các gia đình ở nước ta chưa được quan tâm đúng mức, phần lớn các cặp vợ chồng chưa nhận thức đúng vai trò, vị trí của mình trong gia đình, các cặp vợ chồng thường có quan niệm vợ chồng như một, vì vậy khi một trong các bên có vi phạm các quyền của bên khác hoặc không thực hiện nghĩa vụ của mình thì cũng ít khi phải chịu trách nhiệm gì trong thực tế. Một lý do quan trọng ảnh hưởng tới việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ giữa các cặp vợ chồng đó chính là quan niệm không muốn đưa những cái xấu trong gia đình ra cho mọi người biết vì tâm lý xấu hổ, sợ bị đàm tiếu nên giữa các cặp vợ chồng luôn thường trực suy nghĩ “tốt đẹp khoe ra, xấu xa che lại”, “xấu

chàng hổ ai” dẫn đến tình trạng giữa vợ và chồng không được đảm bảo đúng

quyền của mình, đồng thời nghĩa vụ của vợ chồng đối với nhau chưa được thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Trong thực tế hiện nay, mặc dù pháp luật quy định vợ chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt, đa số các cặp vợ chồng cũng biết đến quy định này nhưng khi đi vào cuộc sống thì lại phụ thuộc rất lớn vào hoàn cảnh mỗi gia đình và cách nhận thức của các cặp vợ chồng, dường như vấn đề bất bình đẳng trong mối quan hệ giữa vợ và chồng vẫn còn tồn tại, trong nhiều trường hợp, người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi hơn so với nam giới về quyền sở hữu tài sản trong gia đình, về cơ hội học tập, phát triển sự nghiệp, vai trò của người phụ nữ trong việc phát triển kinh tế gia đình chưa được coi trọng, những người phụ nữ làm công việc nội trợ trong gia đình chưa được các thành viên trong gia đình và xã hội ghi nhận đóng góp của họ đối với gia đình một cách thỏa đáng.

đình thì vấn đề thực hiện nghĩa vụ đối với nhau của các cặp vợ chồng trên thực tế còn nhiều hạn chế, trong nhiều trường hợp, các cặp vợ chồng không thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật, điển hình là việc ngoại tình của các cặp vợ chồng ngày càng có chiều hướng gia tăng và trở thành vấn nạn của xã hội, vấn đề ngoại tình là nguyên nhân lớn dẫn tới ly hôn của các cặp vợ chồng, theo trang Vietnamnet.vn tại chuyên mục đời sống ngày 05/4/2014 thống kê hàng năm nước ta có khoảng 60.000 vụ ly hôn, tỷ lệ ly hôn là 25%, tức là cứ bốn đôi kết hôn sẽ có một đôi ly hôn, trong đó 70% người đứng đơn ly hôn là nữ, theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, ngoại tình là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới việc ly hôn của các cặp vợ chồng, thứ hai là nguyên nhân bạo lực gia đình, thứ ba các mâu thuẫn khác. Trong đời sống hàng ngày của các cặp vợ chồng, trách nhiệm của vợ chồng đối với nhau chưa được nhận thức đúng, tư tưởng gia trưởng, sự thiếu trách nhiệm của người chồng và sự nhẫn nhịn chịu đựng của người vợ sẽ dẫn đến rạn nứt trong gia đình là điều không thể tránh khỏi.

Việc vi phạm các điều cấm của pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân gia đình của các cặp vợ chồng ngày càng gia tăng: vấn đề bạo lực gia đình, các hành vi phạm tội trong lĩnh vực gia đình mang tính chất nguy hiểm, man rợn, ví dụ điển hình như trường hợp người mẹ 9X người dân tộc giết chết ba con rồi trốn vào rừng, nguyên nhân do thường bị chồng đánh đập, bực tức vì không can ngăn được chồng chở mẹ chồng đi có việc nên đã cho ba con uống thuốc diệt chuột, khi thuốc không có tác dụng thì người mẹ này xiết cổ ba con đến chết, như vậy có thể thấy hành động tàn ác của người mẹ bắt đầu từ những mâu thuẫn không được giải quyết kịp thời giữa vợ chồng, hành động giết con tới cùng không phải nguyên nhân do sự thiếu hiểu biết của người dân tộc mà lương tâm, đạo đức của người mẹ không có dẫn đến hành động không thể chấp nhận được.

Hôn nhân giữa các cặp vợ chồng được hình thành trên nền tảng của tình yêu, để có được hôn nhân hạnh phúc thì cả vợ và chồng phải có cách sống phù hợp, tiến tới sự hài hòa trong đời sống hôn nhân, việc tuân thủ các giá trị chuẩn mực đạo đức là vấn đề quan trọng đảm bảo mối quan hệ giữa các cặp vợ chồng được duy trì và phát triển, nhiều cặp vợ chồng ý thức được vấn đề này nên có sự cố gắng trong việc hoàn thiện bản thân, có sự sẻ chia, yêu thương, tôn trọng người bạn đời của mình, cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bên cạnh đó nhiều cặp vợ chồng vì cái tôi cá nhân, vì hoàn cảnh sống khó khăn mà đánh mất hạnh phúc gia đình. Vấn đề bạo lực gia đình ngày càng ra tăng, các cặp vợ chồng thường xuyên đánh cãi nhau, coi thường nhau, chứng tỏ sự xuống cấp của đạo đức, sự vi phạm chuẩn mực đạo đức trong đời sống hôn nhân gia đình, nhiều vụ án nghiêm trọng xảy ra trong lĩnh vực này chứng tỏ các giá trị chuẩn mực đạo đức trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình chưa được coi trọng. Hiện nay vấn đề ngoại tình trở lên đáng báo động, đe dọa phá vỡ cuộc sống của các gia đình, sự sa đọa trong nhân cách dẫn tới những hành động vi phạm đạo đức, điển hình như trường hợp chồng giết vợ rồi chôn xác tại nhà mà báo an ninh đưa tin thời gian gần đây, hay vụ việc vợ và tình nhân giết chồng nhằm che dấu quan hệ bất chính, những vụ việc này làm cho môi trường sống của các gia đình mất đi sự bình yên vốn có, đe dọa sự an toàn của các thành viên trong gia đình bất cứ lúc nào và vì bất cứ nguyên nhân gì, điều này vô cùng nguy hiểm, tạo ra hệ lụy xấu trong gia đình và xã hội.

2.2.2. Thực trạng mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong quan hệ giữa cha mẹ con hệ giữa cha mẹ con

Quan hệ giữa cha mẹ con là một quan hệ đặc thù dựa trên cơ sở quan hệ huyết thống hoặc quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, đây là quan hệ thể hiện rõ nét nhất vai trò của đạo đức khi điều chỉnh mối quan hệ này. Mối quan hệ

giữa đạo đức và pháp luật trong quan hệ này được thể hiện khá chặt chẽ trong các quy định pháp luật. Tuy nhiên trong đời sống các gia đình, mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong quan hệ giữa cha mẹ con còn nhiều điểm đáng bàn như: Vấn đề về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ con được quy định khá cụ thể trong luật hôn nhân và gia đình, nhưng trong thực tế đời sống của đa số các gia đình Việt Nam vấn đề này chưa được coi trọng, nhiều bậc cha mẹ nhầm tưởng rằng mình hoàn toàn có quyền quyết định các vấn đề của con cái, khi vấn đề quyền của cha mẹ với con cái bị hiểu sai sẽ dẫn tới sự áp đặt, tạo ra áp lực ép buộc con cái phải thực hiện, điều này sẽ dẫn tới sự xâm phạm về quyền của con cái, dẫn đến sự phản kháng của con trước những quyết định của cha mẹ, gây ảnh hưởng đến tâm lý của con cái.

Nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con cái thì đa phần các bậc cha mẹ đều cố gắng thực hiện trong khả năng của mình nhưng hiện nay vấn đề đáng nói là nghĩa vụ giáo dục con cái trong các gia đình chưa được quan tâm đúng mức, với quan niệm “thương cho roi cho vọt”, nhiều bậc cha mẹ dùng đòn roi để dạy dỗ con cái, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của trẻ.

Trong nhiều gia đình, nghĩa vụ của cha mẹ với con cái chưa được thực hiện, nhiều gia đình có cha nghiện ngập, mẹ bỏ con cái ra đi, dẫn tới tình trạng nhiều đứa trẻ bị bỏ rơi, không nhận được sự chăm sóc, nuôi dưỡng từ cha mẹ.

Quyền của con cái trong gia đình có được thực hiện hay không phụ thuộc rất lớn vào hoàn cảnh gia đình, vào sự hiểu biết của cha mẹ, hiện nay nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, các quyền lợi của con cái không được đảm bảo, con cái phải nghỉ học sớm, phải chịu thiếu thốn về vật chất, phải lao động từ rất sớm, không được chăm sóc về y tế khi bị bệnh, ví dụ trường hợp. Hiện nay, theo thống kê của tác giả Tiến Dũng báo Express hàng năm có khoảng 16.000 – 18.000 vụ án liên quan đến trẻ vị thành niên,

từ những mâu thuẫn, nguyên nhân rất nhỏ cũng dẫn đến hành động tiêu cực như giết người, như vậy xu hướng tội phạm trẻ vị thành niên ngày càng gia tăng, chứng tỏ vấn đề sự ổn định, hạnh phúc của các gia đình chưa được đảm bảo, giáo dục nhân cách cho trẻ em chưa được quan tâm trong gia đình, nhà trường và xã hội, nhận thức của các bậc cha mẹ về tầm quan trọng của việc cho con cái một mái ấm hạnh phúc chưa thực sự đúng, hậu quả của việc ly hôn và vấn đề bạo lực gia đình thường xuyên sẽ ảnh hưởng lớn đến sự pháp triển nhân cách của trẻ, làm trẻ mất chỗ dựa, mất niềm tin vào gia đình, mất niềm tin vào cuộc sống, không thấy được vị trí của mình trong gia đình, dễ dẫn đến xa ngã và phạm tội.

Nhiều gia đình con cái không thực hiện bổn phận của mình, không chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi già yếu, đặc biệt nhiều trường hợp con cái có những hành động bạo hành, xúc phạm cha mẹ gây phẫn nộ trong dư luận.

Người Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, trong phạm vi gia đình, cha mẹ thường có sự hy sinh rất lớn cho con cái, mong con cái trưởng thành và có tương lai tốt, phần lớn các bậc cha mẹ đều yêu thương con cái hết lòng, nhưng cách thể hiện tình cảm yêu thương mà cha mẹ dành cho con cái không phải lúc nào cũng đúng, trong mối quan hệ với con cái, nhiều bậc cha mẹ thường có tư tưởng áp đặt trong cách dạy dỗ, thường có sự hiểu sai về quyền của mình đối với con cái, nhiều bậc cha mẹ cho rằng mình sinh ra con thì có quyền nuôi dạy con theo ý của mình, vấn đề quyền của con trong mối quan hệ với cha mẹ ít được quan tâm, các bậc cha mẹ ở Việt Nam vẫn mong muốn con cái phải luôn nghe lời cha mẹ, nếu con cái không nghe lời cha mẹ là hư, là bất hiếu “ con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư”, ý kiến cá nhân của con ít được coi trọng. Trong các gia đình ở nước ta hiện nay các bậc cha mẹ thường xem trọng trách nhiệm của mình đối với con cái, song việc thực hiện trách nhiệm ấy đến đâu còn phụ thuộc vào hoàn cảnh và khả năng của mỗi người,

trong các gia đình vẫn còn sự phân biệt, đối xử giữa các con, quyền của trẻ em chưa được quan tâm đúng mức.

Vấn đề làm gương của cha mẹ cho con cái học tập trong các gia đình hiện nay chưa được xem trọng, việc giáo dục đạo đức, lẽ sống cho con cái trong gia đình ít được quan tâm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc con cái không nhận thức được việc sống thế nào cho hợp tình hợp lý, điều này là nguyên nhân xảy ra tình trạng con cái chưa thực hiện đúng bổn phận của mình, đặc biệt hiện nay khi con cái trong các gia đình trưởng thành thường có xu hướng tách ra ở riêng, vấn đề chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ già dường như chưa được đảm bảo, nhiều trường hợp chối bỏ nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ già, coi đó là gánh nặng dẫn tới thực tế nhiều người cao tuổi có rất nhiều con cái, các con đều có nhà cửa đàng hoàng nhưng cha mẹ lại không có chỗ ở.

2.2.3. Thực trạng mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong quan hệ giữa những người thân thích trong gia đình hệ giữa những người thân thích trong gia đình

Từ đặc thù của quan hệ giữa những người thân thích trong gia đình vốn là quan hệ mang tính thay thế khi hai quan hệ trên không còn hoặc không thể đảm bảo thực hiện, mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong quan hệ này gần đây rất được quan tâm, thể hiện trong các quy định pháp luật về lĩnh vực hôn nhân gia đình và thể hiện trong ý thức của các cá nhân trong mối quan hệ này. Vấn đề về quyền và nghĩa vụ giữa những người thân thích trong gia đình được pháp luật quy định, thể hiện tầm quan trọng của mối quan hệ giữa những người thân thích trong gia đình trong các trường hợp vì lý do nào đó mà gia đình không còn đầy đủ các thành viên, khi đó những người thân thích sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với nhau, trong thực tế việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ giữa những người thân thích trong gia đình còn gặp nhiều

khó khăn, bên cạnh những trường hợp giữa những người thân thích trong gia đình thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình thì vẫn tồn tại nhiều trường hợp không thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, ví dụ như trong trường hợp cháu không còn ông bà, cha mẹ, không có anh chị em ruột, khi người cháu có hành vi vi phạm pháp luật cần người đại diện theo pháp luật thì những người thân thích như cô, dì, chú, bác ruột thường từ chối đại diện vì sợ phải liên lụy, ngược lại khi cô, dì, chú, bác, cậu ruột không có khả năng lao động, không có chỗ dựa thì ít khi các cháu nhận trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng vì rất nhiều lý do. Nói chung, nghĩa vụ của những người thân thích trong gia đình với nhau có được thực hiện hay không phụ thuộc rất lớn vào ý thức, đạo đức của mỗi người.

Mối quan hệ giữa những người thân thích trong các gia đình ở nước ta thường có quan hệ bền chặt, gắn bó với nhau về phương diện tình cảm, khi một gia đình đầy đủ các thành viên thì mối quan hệ giữa cháu với ông bà, giữa anh chị em với nhau, giữa cháu với cô, dì, chú, bác ruột mang ý nghĩa về tinh thần và mang tính thứ yếu, nhưng khi những người thân thích đóng vai trò thay thế trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với một thành viên nào đó của gia đình thì mối quan hệ lúc này mới thực sự thể hiện rõ tầm quan trọng, người Việt Nam có truyền thống hiếu kính với bề trên, hòa thuận, thân ái với những người ngang hàng với mình, vì vậy nên mối quan hệ giữa những người thân thích với nhau trong một gia đình thường tương đối tốt, có nhiều gia đình những người thân thích trong gia đình làm tốt vai trò của mình, việc cháu thay cha mẹ chăm sóc, phụng dưỡng với ông bà hay việc bác ruột nuôi cháu ăn học khi cha mẹ cháu không còn là những nghĩa cử cao đẹp, giúp một cá nhân có điều kiện phát triển trong gia đình gốc của mình, được yêu thương và bảo vệ bằng chính tình cảm gia đình.

2.4. Nguyên nhân của thực trạng mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân gia đình ở nƣớc ta hiện nay và một

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)