Nguyên nhân của thực trạng mối quan hệ giữa đạo đức và pháp

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 67 - 70)

Hiện nay, dưới tác động của kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa, bên cạnh việc con người được giao lưu về các nền văn hóa và tiếp cận các thông tin tiến bộ thì có rất nhiều trào lưu văn hóa chưa phù hợp xuất hiện và tạo lên những ảnh hưởng nhất định trong cách sống và cách tư duy của người Việt, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam.

Nền kinh tế Việt Nam đang là nền kinh tế mở, tạo nhiều cơ hội làm ăn và phát triển kinh tế, xu hướng các gia đình tập trung chủ yếu vào hoạt động làm kinh tế để tăng thu nhập ngày càng nhiều, điều này dẫn đến thời gian các thành viên gia đình bên nhau rất ít, khó củng cố và thắt chặt tình cảm, nhiều gia đình do bố mẹ tập trung vào làm ăn, kiếm tiền, bỏ bê con cái dẫn đến việc con cái học hành sa sút, dễ vi phạm các tệ nạn xã hội.

Ảnh hưởng của những tàn dư trong hệ tư tưởng phong kiến vẫn còn tồn tại, một số quan niệm còn nặng nề: sinh con trai để nối dõi, vấn đề thờ cúng, hương hỏa, phụ nữ phải “xuất giá tòng phu”, “tề gia nội trợ” những tư tưởng này ảnh hưởng, tạo ra nhiều áp lực cho những người phụ nữ trong gia đình, kìm hãm sự phát triển của phụ nữ trong việc cống hiến cho gia đình và xã hội. Lĩnh vực hôn nhân và gia đình là lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp khi tất cả các mối quan hệ trong lĩnh vực này được điều chỉnh chủ yếu bằng tình cảm, quan điểm chủ quan của các thành viên trong gia đình nên rất khó khăn cho các cơ quan khi xử lý các tình huống, các vụ việc trong việc đưa ra giải pháp chung. Đây là một lĩnh vực mà quyền cá nhân về đời tư của con người luôn được đề cao, khiến cho các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này phần lớn mang

tính riêng tư, cơ quan chức năng nhiều khi chưa phân biệt rõ những quyền nào là quyền riêng được giữ bí mật của cá nhân, vấn đề nào là vấn đề cần can thiệp ngay để tránh những mâu thuẫn sau này nên dẫn tới tình trạng nhiều vi phạm trong lĩnh vực này bị bỏ sót.

Hệ thống pháp luật Việt Nam còn bộc lộ nhiều yếu kém, thiếu sót khi điều chỉnh các vấn đề thuộc lĩnh vực hôn nhân và gia đình, nhiều quy định mang tính cứng nhắc, các từ ngữ trong một số quy định còn mang tính trừu tượng, đa nghĩa, có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau dẫn tới tình trạng người dân có thể hiểu sai Luật và tạo ra sự lúng túng trong việc xác định những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình của các cơ quan tố tụng.

Trình độ lập pháp chưa cao, thiếu những nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này dẫn tới tình trạng các quy định về lĩnh vực này được thể hiện trong các Luật thiếu tính khả thi, thiếu cơ chế đảm bảo thực hiện, không phù hợp với thực tế, mặc dù có những quy định rất ý nghĩa, rất phù hợp với thực tế nhưng chưa thực sự đi vào cuộc sống, ví dụ như quy định tại khoản 1 điều 29 quy định nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng “Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập” quy định này còn nhiều vấn đề đáng bàn, bởi lẽ pháp luật quy định tài sản trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, trong thực tế khi người chồng có công việc ổn định, thu nhập cao, người vợ chỉ ở nhà nội trợ không có thu nhập, vậy tiền người chồng làm ra có phải tài sản chung không và người vợ có quyền định đoạt số tiền người chồng kiếm ra hay không, điều này phần lớn phụ thuộc vào quan hệ vợ chồng và sự đồng thuận, nhất trí giữa hai vợ chồng, theo ý kiến cá nhân tôi cho rằng việc xác định chia tài sản chung trong nhiều trường hợp cần phải căn cứ vào công sức đóng góp

của các thành viên trong gia đình nếu các thành viên đó chứng minh được mình là người chủ yếu tạo lập lên khối tài sản chung đó.

Năng lực quản lý của nhà nước trong lĩnh vực này còn bộc lộ nhiều yếu kém trong việc ngăn chặn các hành vi xâm phạm tới quyền lợi của các thành viên trong gia đình, việc ngăn chặn chưa kịp thời các hành vi xâm phạm tới đời sống hôn nhân và gia đình thể hiện ở việc chậm trễ trong việc phát hiện những bất thường, những mâu thuẫn trong các gia đình, khi phát hiện ra mâu thuẫn thì chậm trễ trong việc vào cuộc giải quyết mâu thuẫn, quá trình giải quyết mâu thuẫn đôi khi không triệt để, các biện pháp xử lý các vi phạm trong lĩnh vực này đôi khi còn chưa đủ sức răn đe đối với những người vi phạm.

Sự vào cuộc của các cơ quan chức năng còn chậm trễ trong việc giải quyết các mâu thuẫn trong các gia đình dẫn tới nhiều trường hợp để xảy ra các hậu quả đáng tiếc, thiệt hại về người và tài sản, các cơ quan, đoàn thể ở các địa phương hoạt động chưa thực sự hiệu quả trong việc kịp thời nắm bắt tình hình chung của các gia đình trên địa bàn để có những tác động phù hợp đối với các thành viên của đoàn thể mình nhằm giải quyết các mâu thuẫn bằng biện pháp hòa giải, nhiều cơ quan đoàn thể còn có tâm lý dè dặt, coi mâu thuẫn xảy ra trong các gia đình là vấn đề nội bộ của các gia đình nên ngại can thiệp, ngại tham gia, khi các thành viên trong gia đình có vi phạm pháp luật về lĩnh vực hôn nhân gia đình, đã bị các cơ quan chức năng xử lý thì vấn đề để các cá nhân này tái hòa nhập cộng đồng là rất khó khăn dù những người vi phạm đã ăn năn, hối cải. Những thành viên trong gia đình và cộng đồng thường nhìn những người có lỗi bằng con mắt thiếu thiện cảm, coi thường, hạn chế tiếp xúc với họ dẫn tới tình trạng những người từng có vi phạm pháp luật sau khi được trở về với cộng đồng thường bị cô lập, cuộc sống chịu nhiều áp lực dẫn đến dề vi phạm pháp luật, điều này cho thấy vai trò của gia đình và các đoàn thể trong

việc giúp một cá nhân đã từng có sai lầm trong quá khứ có thể hòa nhập với cộng đồng và tạo lập cuộc sống mới là vấn đề không đơn giản.

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)