- Thẩm quyền theo vụ việc: Do 2 tranh chấp là tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải theo điểm a khoản 1 Điều 32 BLTTDS 2015 nên
1. Đương sự đưa ra yêu cầu có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ.
NĐ: Sai
CSPL: Khoản 1 Điều 6, Khoản 1 Điều 91 BLTTDS 2015. Giải thích:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 BLTTDS 2015 thì ngoài đương sự thì những cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ.
“Điều 6. Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự
1. Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.”
Tuy nhiên, đối với trường hợp khi mà cơ quan, tổ chức, cá nhân này không có khả năng để thực hiện nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình thì họ cũng được loại trừ nghĩa vụ chứng minh. Đó là, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (khoản 3 Điều 91 BLTTDS 2015).
Ngoài ra, trong một số trường hợp luật định theo khoản 1 Điều 91 BLTTDS 2015 có ngoại trừ nghĩa vụ chứng minh của đương sự:
“a) Người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá
nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
b) Đương sự là người lao động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao nộp được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do
người sử dụng lao động quản lý, lưu giữ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ đó cho Tòa án.
Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người sử dụng lao động;”
Vậy nên, không phải tất cả các trường hợp đương sự đưa ra yêu cầu đều có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ.