Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Đề xuất các biện pháp nâng cao lợi nhuận của Saigontourist (Trang 34 - 39)

❖ Chính sách, pháp luật của nhà nước

Tổng cục Du lịch, Bộ VHTTDL chủ động đề xuất nhiều giải pháp hỗ trợ ngay từ khi dịch xuất hiện. Ngay từ đầu năm 2020 khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát trên thế giới và ở Việt Nam, Tổng cục Du lịch, Bộ VHTTDL đã chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình, có hàng loạt văn bản đề xuất lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan liên quan có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trong ngành du lịch bị ảnh hưởng của dịch bệnh.

Trong năm 2020, Tổng cục Du lịch đã chủ động tham mưu Lãnh đạo Bộ VHTTDL có 5 văn bản đề xuất, bao gồm Công văn số 1156/BVHTTDL-TCDL ngày 19/3/2020 gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo, đề xuất về các chính sách hỗ trợ liên quan đến dịch Covid-19; Công văn số 1399/BVHTTDL-TCDL ngày 09/4/2020 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất bổ sung các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; Công văn số 3406/BVHTTDL - TCDL ngày 16/9/2020 gửi

Thủ

tướng Chính phủ về đề xuất các giải pháp cấp bách hỗ trợ doanh nghiệp du lịch trước bối cảnh tác động của đại dịch Covid-19; Công văn số 401/BVHTTDL-TCDL ngày 30/9/2020 và Công văn số 482/BVHTTDL-TCDL ngày 19/11/2020 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về đề xuất các chính sách hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Sang năm 2021, trước bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng mạnh đến ngành du lịch, Tổng cục Du lịch tiếp tục cùng các đơn vị liên quan báo cáo, đề xuất Lãnh đạo Bộ VHTTDL có các văn bản như: Cơng văn số 817/BVHTTDL-TCDL ngày 15/3/2021 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các giải pháp cấp bách hỗ trợ doanh nghiệp trước bối cảnh tác động của đại dịch Covid-19; Tờ trình số 35/TTr-BVHTTDL ngày 12/3/2021 gửi Chính phủ về việc sửa đổi Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch; Công văn số 2085/BVHTTDL-TCCB ngày 18/6/2021 gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử

34 34

dụng lao động, đội ngũ nghệ sỹ hoạt động nghệ thuật biểu diễn gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Tờ trình số 131/TTr-BVHTTDL ngày 23/6/2021 gửi Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp du lịch vượt qua khủng hoảng, phục hồi hoạt động kinh doanh trong giai đoạn bình thường mới.

❖ Các chính sách hỗ trợ đã được ban hành

Trên cơ sở đề xuất của Bộ VHTTDL và các Bộ, ngành có liên quan, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chính sách giảm giá tiền điện, giảm tiền thuê đất, giảm phí cấp phép kinh doanh lữ hành và thẻ hướng dẫn viên, vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ đào tạo, xem xét việc giảm tiền ký quỹ. Tất cả các giải pháp đã được triển khai thực hiện, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp, cụ thể:

Về chính sách giảm giá điện: Năm 2020, chính sách cho phép các cơ sở lưu trú du lịch được áp dụng theo giá điện sản xuất đã được thực hiện 2 đợt: Đợt 1 (tháng 4, 5, 6/2020) và Đợt 2 (tháng 10, 11, 12/2020). Năm 2021, Chính phủ tiếp tục hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 3 cho các khách hàng sử dụng điện. Theo đó, các cơ sở lưu trú du lịch tiếp tục được giảm giá điện từ tháng 6 đến tháng 12/2021.

Bên cạnh giảm giá điện, Chính phủ cũng ban hành chính sách giảm tiền thuê đất. Năm 2020, chính sách giảm tiền thuê đất được triển khai theo Nghị quyết số 84/NQ- CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ, theo đó, giảm 15% tiền thuê đất phải nộp của năm 2020 theo Quyết định số 22/2020/QĐ-TTg ngày 10/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về giảm tiền thuê đất. Năm 2021, Chính phủ tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021, theo đó thời gian gia hạn là 06 tháng kể từ ngày 31/5/2021.

Chính phủ cũng giảm phí cấp phép kinh doanh lữ hành và thẻ hướng dẫn viên. Mức phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh lữ hành đã được giảm 50% theo quy định tại Thông tư số 35/2020/TT-BTC ngày 05/5/2020 và Thông tư số 112/2020/TT- BTC ngày 29/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (đến hết tháng 6/2021). Tiếp đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thơng tư số 47/2021/TTBTC ngày 24/6/2021 kéo dài quy định về giảm phí trên trong năm 2021.

35 35

Chính phủ cũng vừa ban hành chính sách hỗ trợ người lao động là hướng dẫn viên du lịch gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Cụ thể, ngày 01/7/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, theo đó hỗ trợ 3.710.000 đồng/người đối với hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hành nghề hướng dẫn viên du lịch bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021. Ngay sau đó, ngày 7/7/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định cụ thể về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP.

Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ cũng có chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động được vay vốn trả lương ngừng việc hoặc vay vốn trả lương cho người lao động để khôi phục sản xuất kinh doanh.

Đặc biệt, Nghị quyết 68 của Chính phủ cũng rất quan tâm đến chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động. Theo đó, người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp khi đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ. Mức hỗ trợ tối đa là 1.500.000 đồng/người lao động/tháng và thời gian hỗ trợ tối đa 6 tháng.

Chính sách giảm tiền ký quỹ là một trong những giải pháp hỗ trợ quan trọng được Chính phủ triển khai. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 08/6/2021 trong đó có giao Bộ VHTTDL rà sốt, sửa đổi, bổ sung quy định về ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch. Ngày 24/6/2021, Bộ VHTTDL đã có Cơng văn số 2167/BVHTTDL-TCDL gửi xin ý kiến các Bộ, ngành và địa phương đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 168/2017/NĐ-CP, hiện đang chờ ý kiến thẩm định để trình Chính phủ ban hành.

❖ Sự phát triển của xã hội

36 36

Việt Nam gia nhập WTO đã tạo những bước thuận lợi cho ngành du lịch Việt Nam. Các mối quan hệ song phương, đa phương ngày càng được mở rộng trên mọi lĩnh vực. Các mối quan hệ Á - Âu, Mỹ - Châu Á, Nhật Bản - ASEAN và các nền kinh tế trong APEC ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực.

Năm 2019, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP đạt 46,11%, bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 44,46%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,58% của giai đoạn 2011-2015. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2019 ước tính đạt 110,4 triệu đồng/lao động (tương đương 4.791 USD/lao động, tăng 272 USD so với năm 2018); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 6,2% do lực lượng lao động được bổ sung và số lao động có việc làm năm 2019 tăng cao. Mức sống của đại bộ phận người dân trong xã hội tăng cao, khả năng chi tiêu cho các dịch vụ chăm sóc bản thân này càng được chú trọng. Chính vì vậy, Saigontourist đã triển khai hàng loạt các tour du lịch trong nước và ngoài nước với mức giá cạnh tranh và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt là tuyến du lịch như Hành trình di sản Việt Nam, các chuyến thăm quan tới địa danh lịch sử trong chiến tranh như địa đạo Củ Chi, Điện Biên Phủ,…

❖ Tỷ giá hối đối, tình hình thị trường Gần đây giữa Nga và Phương Tây về vấn đề Ukraine, cùng với các biện pháp trừng phạt và giá dầu giảm cũng đã làm nảy sinh nhiều tour giá rẻ cho những ai không nản lịng trước những căng thẳng chính trị.

Chỉ với 90 euro, du khách có thể mua một gói tour với 3 đêm nghỉ tại khách sạn 4 sao ở Moscow có kèm đồ ăn sáng, một tour du lịch quanh thành phố bằng xe bus và vé vào bảo tàng.

Sergei Korneyev thuộc cơ quan du lịch Liên bang Nga cho biết việc sụt giá đồng ruble là “một cơ hội hiếm có” để thu hút khách du lịch tới Moscow, St Petersburg và một loạt các thành phố cổ phía Đơng Bắc thủ đơ Moskva.

Sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái “là một yếu tố có ảnh hưởng nhanh chóng nhất” tới ngành du lịch, ông Dan Nguyễn thuộc cơ quan du lịch cấp vùng Quebec, Canada

37 37

khẳng định. Quebec cũng đang cố gắng tận dụng lợi thế tỷ giá khi đồng đôla Canada đang giảm giá so với đồng USD.

Trong khi đó, Đức cũng trơng đợi một lượng lớn du khách đến từ Mỹ, Thụy Sĩ và Anh nhằm tận dụng lợi thế này trong bối cảnh giá đồng euro xuống tới mức thấp nhất trong 11 năm qua so với đồng đôla vào thứ sáu tuần trước.

Ngay từ những ngày đầu năm 2020, Việt Nam hồ hởi đón chào khách du lịch quốc tế với sự tự tin và quyết tâm tạo nên những dấu mốc ấn tượng trong năm cuối cùng thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016 - 2020. Ngành Du lịch kỳ vọng sẽ đón tiếp khoảng 20 triệu lượt khách quốc tế trong năm. Lần đầu tiên Việt Nam đón lượng khách quốc tế kỷ lục trong tháng 1/2020 với hai triệu lượt khách. Tuy nhiên đến cuối tháng 2, dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới đã ngay lập tức ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động du lịch. Từ tháng Ba đến hết năm 2020, Việt Nam không mở cửa du lịch quốc tế, ngành Du lịch đối mặt với những khó khăn chưa từng xảy ra trước đó. Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam cả năm 2020 chỉ đạt 3.8 triệu lượt người, giảm 78.7% so với năm trước, trong đó hơn 96% là khách quốc tế đến trong quý I/2020; từ quý II đến nay chủ yếu là các chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam. Ở trong nước, mặc dù dịch Covid-19 nhanh chóng được kiểm sốt tốt, du lịch nội địa vẫn hoạt động nhưng liên tục bị gián đoạn bởi các đợt giãn cách xã hội khi dịch bùng phát. Các doanh nghiệp ngành Du lịch, lữ hành điêu đứng, nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động; các khách sạn phải đóng cửa. Hoạt động du lịch bị đình trệ đã dẫn tới doanh thu du lịch lữ hành năm 2020 ước tính chỉ đạt 17,9 nghìn tỷ đồng, giảm 59,5% so với năm trước. Nhiều địa phương có doanh thu du lịch lữ hành năm 2020 giảm mạnh như: Khánh Hòa giảm 85,1%; Quảng Nam giảm 78,7%; thành phố Hồ Chí Minh giảm 76,7%; Đà Nẵng giảm 73,3%; Bà Rịa – Vũng Tàu giảm 64,3%; Bình Dương giảm 60,1%; Quảng Bình giảm 58,2%; Cần Thơ giảm 55,3%; Hà Nội giảm 48,4%; Bình Định giảm 40,1%. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống năm nay ước tính cũng chỉ đạt 510,4 nghìn tỷ đồng, giảm 13% so với năm trước.

38 38

12.9

15.5

18

3.8

Một phần của tài liệu Đề xuất các biện pháp nâng cao lợi nhuận của Saigontourist (Trang 34 - 39)