Về phía chàng Kim, xã hội phong kiến xưa không đòi hỏi người đàn ông phải thủy chung với một người đàn bà, nhưng chàng cũng là một người tình chung
2.2.1.3. Anh chị em (Thúy Kiều – Thúy Vân – Vương Quan)
Tình cảm anh chị em trong gia đình cũng là một phương diện đạo lí mà nhân dân ta rất coi trọng. Cùng chung cha mẹ sinh ra, có cùng huyết thống, cùng uống chung một bầu sữa mẹ để lớn lên, sống chung dưới một mái nhà nên anh chị em cần phải yêu thương, sống hòa thuận với nhau. Những câu chuyện cổ tích xưa thường ca ngợi tình anh em yêu thương, gắn bó, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi hoặc phê phán thói tham lam, ích kỉ, vì danh lợi, tài sản, tiền của mà quên tình nghĩa anh em để nhắc nhở mọi người luôn biết trân trọng, giữ gìn tình cảm tốt đẹp ấy:
định bán mình chuộc cha và em trai là Vương Quan. Như vậy phần nào thấy được tình cảm lớn lao
của người chị hi sinh vì em bên cạnh đạo hiếu. Ngoài cha là trụ cột trong gia đình thì Vương Quan
cũng là nguời con út và cũng là con trai duy nhất nối dõi tông đường của nhà họ Vương. Cho nên,
Kiều phải cứu lấy em trai, vì gia đình của mình:
Thà rằng liễu một thân con Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây
Thúy Kiều cũng hiểu được việc mình làm sẽ khiến em phải chịu sự thiệt thòi vì đó là mối “tơ thừa” (Keoloan chắp mối tơ thừa mặcem) song trong hoàn cảnh hiện tại nàng không thể làm khác được. Nàng nói việcnày với em vì nàng nghĩ rằng Thúy Vân là em ruột mình nên ThúyVân cũng thương mình mà nhận lời đề nghị ấy.
Ứng xử của Kiều xuất phát từ đạo lí dân tộc “Anh emnhư thểchân tay. Rách lành
đùm bọc dở hay đỡ đần”. Thúy Vân nghe lời chị, hi sinh bản thân mình vừa thể hiện tấm
lòng thương chị nhưng đồng thời cũng chính là đã gánh vác một phần trách nhiệm với gia đình.