Có của mình để chèn ép, bóc lột những người lao động nghèo.

Một phần của tài liệu 1653689360 (Trang 57 - 61)

Và trong Truyện Kiều, mối quan hệ vua quan và người dân cũng được thể hiện rõ. Đó là hình ảnh ông quan 300 lạng, quan xử kiện Thúc Ông, Hồ Tôn Hiến, Mụ Quản Gia, Hoạn Thư và gia đình Hoạn Thư.

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du thấy cái xấu xa của bọn quan lại không phải là hiện tượng mà là bản chất. Nguyễn Du khái quát chung về đặc điểm của bọn quan lại phong kiến giống như trong câu tục ngữ:

Một ngày lạ thói sai nha, Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”

Là Hồ Tôn Hiến kinh luân gồm tài”

Nhưng trước hết hắn là một kẻ bất tài. “Biết Từ là đấng anh hùng – Biết nàng cũng dự trung quân luận bàn”. Đánh không ăn thua, hắn tìm cách dụ dỗ mua chuộc được Thúy Kiều khuyên Từ Hải ra hàng, để rồi lúc kẻ thù thất ý, sa cơ, hắn lại phản bội, giết chết. Tệ hơn là sau khi giết chết Từ Hải, hắn còn bắt Kiều đánh đàn hầu rượu hắn trong bữa tiệc công còn đẫm máu của chồng nàng. Rồi lơi lả, ngây dại trước sắc đẹp của nàng.

Cuối cùng không phải vẻ ân hận, hay vì một chút lòng thương hại nào, mà vì sĩ diện cá nhân, hắn đã gán Kiều cho một viên thổ quan, để Thúy Kiều phải nhảy xuống sông tự tử. Hắn là một tên quan to nhất cũng là một tên quan ty tiện, bỉ ổi nhất trong Truyện Kiều.

Gia đình Hoạn Thư là gia đình quan lại duy nhất trong tác phẩm này. Quan ông là Lại bộ Thượng thư, hình như không còn, chỉ có quan bà và quan cô. Ấy thế mà uy lực vẫn không hề suy suyển. Không kể cái cơ ngơi tòa rộng dãy dài, lộng lẫy, nguy nga, bà quan thì ngồi trên giường thất bảo, ban ngày vẫn thắp sáp,…

Đặc biệt đáng chú ý ở gia đình này là trong nhà bao giờ cũng có một bầy côn quan, để khi cần thì đốt nhà người, bắt người về hành hạ, mà không sợ gì pháp luật. Đối với gia đình Hoạn Thư, chính quyền không được động đến, nhà chùa cũng phải sợ, nhà buôn cũng phải nể.

Một phần của tài liệu 1653689360 (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(64 trang)