Bài tập về đọc diễm cảm có sáng tạo

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 (Trang 53 - 54)

10 Văn xuôi 29 Khám phá thế giới Đôi cánh của ngựa trắng

2.4. Bài tập về đọc diễm cảm có sáng tạo

Bài tập 19: Đọc diễn cảm có sáng tạo bài thơ “Tre Việt Nam” của tác giả Nguyễn Duy.

* Gợi ý nội dung, cách đọc diễn cảm và sáng tạo:

- Đoạn “Tre xanh… bạc màu?”: Các câu hỏi được dùng với mục đích gợi mở (những câu thơ sau đó có ý trả lời cho các câu hỏi nêu ra); đọc không cao giọng như các câu hỏi thông thường, nên đọc diễn cảm bình thường và có thể nhấn giọng ở từ ngữ biểu cảm như: bao giờ, tre ơi, cho dù. Nên ngắt nhịp, nghỉ hơi như sau:

Tre xanh, /

Xanh tự bao giờ? //

Chuyện ngày xưa…/ đã có bờ tre xanh. // Thân gầy guộc, / lá mong manh /

Mà sao nên luỹ / nên thành / tre ơi? // ở đâu / tre cũng xanh tươi /

Cho dù đất sỏi / đất vôi bạc màu? //

- Đoạn “Có gì đâu… hát ru lá cành”: Có ý trả lời cho câu hỏi “ở đâu… bạc màu? ” Đọc ngắt nhịp từng dòng thơ 3/3, 3/5, 2/4, 4/4, 4/2, 3/5… Cần nhấn mạnh hoặc đọc kéo dài những từ ngữ: ít – nhiều, rễ siêng, cần cù, vươn mình, kham khô -hát ru.

- Đoạn “Yêu nhiều… thân tròn của tre”: Có ý trả lời cho câu hỏi “Thân gầy guộc… tre ơi?”. Đọc nhấn mạnh những từ ngữ: không đứng khuất mình, bọc, ôm, níu, chẳng ở riêng, truyền đời, đâu chịu mọc cong, nhọn như chông, nhường. Các dòng 6 tiếng thường ngắt nhịp 2/4 ; dòng 8 tiếng thương ngắt nhịp

4/4 (có lúc ngắt 2/2/4). Hơi nhấn giọng ở những tiếng vần với nhau trong thơ lục bát để gợi nhạc điệu của câu thơ (ví dụ : … lạ thường – … phơi sương – … nhường cho con…).

- Đoạn “Năm qua đi,… xanh màu tre xanh.”: Nên ngắt nhịp, nghỉ hơi, nhấn giọng như sau:

Năm qua đi, / tháng qua đi /

Tre già măng mọc / có gì lạ đâu. //

Mai sau, /

Mai sau, /

Mai sau, /

Đất xanh tre / mãi xanh màu / tre xanh.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w