10 Văn xuôi 29 Khám phá thế giới Đôi cánh của ngựa trắng
PHẦN 3: KẾT LUẬN 3.1 Kết luận
3.1. Kết luận
Từ xa xưa ông cha ta đã khẳng định: “Ngôn ngữ là công cụ để tư duy”. Ngôn ngữ của con người phát triển chứng tỏ tư duy cũng phát triển. Để giúp học sinh có tư duy phát triển thì hiện nay trong nhà trường Tiểu học được coi trọng cả về nội dung và phương pháp dạy học, nhất là học sinh lớp 4, 5 khi các em chuẩn bị bước qua ngưỡng cửa của bậc Tiểu học để tiến tới cánh cổng của bậc Trung học cơ sở. Chính vì vậy mà ở Tiểu học luôn coi trọng nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng nhằm bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt. Góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh dưới sự dẵn dất của thầy, cô. Những bài văn, bài thơ hay trong sách giáo khoa sẽ đem đến bao nhiêu điều kì thú, hấp dẫn. Tuy nhiên muốn trở thành học sinh biết cảm thụ tốt các tác phẩm văn học mỗi em cần phải tự giác và phấn đấu rèn luyện về nhiều mặt.
Nhưng trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về thực trạng vấn đề bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng, tôi thấy vấn đề cảm thụ văn học của đa số học sinh chưa được tốt. Nguyên nhân chủ yếu là do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh, các em thích tư duy trực quan mà không thích tư duy trừu tượng. Song bên cạnh đó một số ít giáo viên chưa coi trọng việc hướng dẫn học sinh cảm thụ nội dung và nghệ thuật của các bài tập đọc. Mà chỉ chú ý về rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Cho nên chưa phát triển được năng lực cảm thụ bài văn, bài thơ, đoạn văn, đoạn thơ hay câu văn, câu thơ cho học sinh. Từ đó kĩ năng viết các bài văn miêu tả chưa hay, cảm xúc còn hạn chế trong cách dùng từ đặt câu, diễn đạt ý sử dụng các nghệ thuật để câu văn sinh động, gợi cảm. Ngoài ra, sự quan tâm của gia đình chưa được nhiều, các em chưa tập trung chú ý trong học tập.
Do xác định được vai trò và tầm quan trọng của việc cảm thụ văn học của học sinh cũng như thấy được thực trạng và nguyên nhân của học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng, tôi đã xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học trong bài tiểu luận giúp cho việc dạy và học cảm thụ văn học một cách tốt hơn. Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề tôi rút ra được những kết luận sau:
- Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh là rất cần thiết và là việc làm thường xuyên của mỗi giáo viên.
- Có nhiều bài tập để bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tùy theo điều kiện, năng lực của học sinh, lớp học mà giáo viên cần áp dụng phương pháp dạy học cho phù hợp để giúp học sinh cảm nhận tốt bài tập hơn.
- Việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ phải đi theo một trình tự nhất định, không được nóng vội mà đốt cháy giai đoạn. Điều đó sẽ không mang lại hiệu quả cao. Trước hết giáo viên phải rèn cho học sinh kĩ năng đọc đúng văn bản rồi đến đọc hiểu. Sau khi thực hiện được những khâu này thì giáo viên mới đi vào tìm hiểu nội dung, ý nghĩa, các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài đọc. Ngoài ra, giáo viên phải đặt những câu hỏi gợi cảm xúc, tưởng tượng để các em suy nghĩ, trả lời và rèn cách đọc diễn cảm văn bản nghệ thuật.
Sau khi tìm hiểu về thực trạng cảm thụ văn học ở học sinh Tiểu học lớp 4, tôi đã thiết kế hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho các em. Tùy vào điều kiện của từng trường học, lớp học, đối tượng học sinh,…giáo viên có thể tham khảo và dạy thử nghiệm nếu thấy phù hợp với điều kiện mà trường, lớp học cho phép. Tôi tin chắc rằng những bài tập căn bản này sẽ đạt hiệu quả cao trong dạy học cũng như giúp học sinh cảm thụ văn học tốt hơn.