Cơ sở của việc quy định các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ trong

Một phần của tài liệu LA MaiThiThanhNhung (Trang 60 - 67)

luật hình sự Việt Nam

Việc quy định các tội xâm phạm SHTT trong pháp luật hình sự Việt Nam dựa trên những cơ sở triết học, chính trị, kinh tế - xã hội, lý luận và thực tiễn, cụ thể như sau:

2.3.1. Vai trò của sở hữu trí tuệ đối với đời sống kinh tế - xã hội

Các hành vi xâm phạm SHTT nói chung không chỉ gây thiệt hại về vật chất, tinh thần cho chủ thể sáng tạo mà còn có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế xã hội. Điều này xuất phát từ vai trò của SHTT đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

SHTT nói riêng và tài sản trí tuệ nói chung là một bộ phận cấu thành trực tiếp và quyết định chất lượng của lực lượng sản xuất, từ đó, góp phần quyết định sự vận động, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội và sự phát triển mọi mặt của đất nước. Vì vậy, chính sách bảo hộ và bảo vệ quyền SHTT là một trong những nền tảng của chính sách kinh tế hiện đại ở cấp độ quốc gia. Hệ thống bảo hộ và bảo vệ

quyền SHTT là động lực thúc đẩy hoạt động sáng tạo – đổi mới và phổ biến sản phẩm sáng tạo, làm giàu tài sản trí tuệ - một nguồn tài nguyên tạo nên nội lực quốc gia phục vụ trực tiếp tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

Việc bảo hộ quyền SHTT và bảo vệ quyền SHTT khỏi các hành vi xâm hại có hiệu quả là một nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển giao công nghệ cũng như thu hút đầu tư trực tiếp trong và ngoài nước vào một số lĩnh vực nhất định của nền kinh tế. Sở dĩ như vậy là bởi, các nhà đầu tư luôn cân nhắc và chỉ an tâm đầu tư nếu sản phẩm sáng tạo của họ vẫn được bảo vệ khi chuyển giao hoặc đầu tư.

Hệ thống pháp luật về SHTT (trong đó có pháp luật hình sự) bảo vệ các thành quả sáng tạo; chống sao chép, chộp giật, lợi dụng uy tín của người khác, góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cũng như đem lại giá trị gia tăng cho sản phẩm, qua đó, hỗ trợ đắc lực cho thu hút đầu tư và phát triển thị trường. Điều này thấy rõ nhất ở đối tượng SHTT như nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. Sản phẩm có nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi hoặc mang chỉ dẫn địa lý đã được chứng nhận thường có giá trị cao hơn, được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn nhiều hơn. Việc xây dựng danh tiếng cho hàng hóa được chào bán có mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý sẽ khiến chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm đó cố gắng duy trì và nâng cao chất lượng của hàng hóa hoặc dịch vụ. Bảo hộ, bảo vệ một cách có hiệu quả nhãn hiệu, nhất là trong bối cảnh quốc tế hóa sẽ góp phần khuyến khích các nhà sản xuất yên tâm sản xuất sản phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng.

Một hệ thống pháp luật bảo hộ và bảo vệ tốt quyền SHTT còn góp phần thúc đẩy nhiều tác phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật được tạo ra và phổ biến. Quyền sở hữu đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật của chủ sở hữu quyền và người đầu tư cho hoạt động sáng tạo là một động lực khuyến khích việc sáng tạo trí tuệ. Quyền này là cơ sở pháp lý cho việc tạo lập các thỏa thuận sản xuất, phân phối; nhờ đó lại có thể thu hút nguồn vốn đầu tư cần thiết cho hoạt động sản xuất các tác phẩm. [8]

Không những vậy, giá trị của các tài sản trí tuệ nói chung mang đến cho xã hội những bước tiến mới cho sự phát triển của y tế, giáo dục, xây dựng, văn hóa, môi trường. Trong thế giới hiện đại, sự tiến bộ khoa học – công nghệ với những thành tựu mới nâng tầm nhận thức cũng như đời sống con người trên hầu hết mọi lĩnh vực khi cho ra đời những công cụ, phương tiện mới để con người tiếp cận, thực

hiện dễ dàng hơn các hoạt động thỏa mãn nhu cầu, chẳng hạn những sáng chế mới đưa con người thành công hơn trong việc chống lại bệnh tật, làm sạch môi trường, cải tiến xây dựng…

Bởi SHTT có tầm quan trọng lớn như vậy nên những hành vi xâm hại đến SHTT có khả năng gây thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội ở nhiều phương diện. Nó ảnh hưởng đến cá nhân, cộng đồng và tác động tiêu cực đến sự phát triển lâu bền của quốc gia. Hậu quả để lại là sự giảm thiểu dần các sáng tạo khoa học “tự thân”, nghèo nàn về nghệ thuật, công cụ lao động kém cải tiến, hàng hóa sản phẩm với số lượng và chất lượng kém cải tiến… nếu không có cơ chế thúc đẩy và bảo vệ được quyền SHTT. Bởi vậy, các hành vi xâm phạm SHTT cần phải được quy định là tội phạm để có những biện pháp hạn chế và loại bỏ ra khỏi xã hội.

2.3.2. Sự thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Không thể phủ nhận mối quan hệ giữa chủ thể sáng tạo và những tài sản trí tuệ do họ tạo nên mà nội dung cốt lõi là những quyền năng của chủ thể với tài sản đó. Luận giải bản chất của quyền SHTT, có một số quan điểm tiêu biểu:

Một là, quan điểm về quyền tự nhiên của Jonh Locke trong công trình Khảo

luận về chính quyền năm 1689 (The two treatieses of Government). Theo đó, con người chỉ có quyền sở hữu đối với các thành quả lao động của mình khi cải thiện hoặc biến đối các nguồn lực tự nhiên thành thành quả lao động, tức không có quyền sở hữu trong trạng thái tự nhiên. Quyền sở hữu của một người được mở rộng ra với thành quả sáng tạo của người đó và một người có thể bán tài sản mà mình có được. Quyền sở hữu các thành quả sáng tạo trí tuệ cần được dành cho người tạo ra chúng để tránh các hành vi trộm cắp thành quả của những nỗ lực và cảm hứng của người tạo ra chúng. Quan điểm này cũng phù hợp với cách tiếp cận hiện đại khi cho rằng quyền SHTT cũng như quyền sở hữu tài sản khác, cho phép người sáng tạo hoặc chủ sở hữu được hưởng lợi ích từ công việc hoặc hoạt động đầu tư của mình.6

Hai là, quan điểm quyền SHTT thuộc về công chúng cho rằng việc dành các

quyền sở hữu tư nhân đối với các sáng tạo trí tuệ là không hợp lý. Thông tin thuộc về công chúng vì tiếp cận tự do đối với thông tin là trọng tâm của việc gắn kết xã hội và quá tình học tập. Quan điểm này thể hiện trong các hệ thống xã hội vốn

6 Những quyền này được nêu tại Điều 27 Tuyên bố chung về quyền con người của Liên hợp quốc, nêu rõ quyền được hưởng lợi ích từ việc bảo hộ các quyền lợi vật chất và tinh thần là kết quả của việc tạo ra các sản phẩm khoa học, văn học và nghệ thuật (WIPO 2004b).

không công nhận các tài sản trí tuệ. Nhiệm vụ tạo ra trí thức thuộc về nhà nước, sản phẩm sáng được cung cấp rộng rãi cho người sử dụng tiềm năng. Lịch sử đã cho thấy các hệ thống SHTT quốc gia dựa trên quan điểm này không thực sự phù hợp với thực tiễn và thể hiện nhiều điểm bất cập. [47]

Ba là, quan điểm của thuyết vị lợi cho rằng quyền SHTT là phương tiện giúp

cân bằng giữa một mặt nhu cầu là sáng chế và sáng tạo, mặt khác là nhu cầu phổ biến và tiếp cận thông tin. Quyền SHTT không phải để khai thác độc quyền SHTT mà là quyền thu được lợi nhuận từ SHTT và không giống như các quyền con người vốn có, việc thiết kế quyền SHTT cần phải được lý giải dựa trên các hệ quả đối với xã hội. [47, tr.17 – 18] Quan điểm này được phản ánh qua quá trình thiết kế hệ thống SHTT hiện đại tại nhiều quốc gia.

Nhìn chung, các quan điểm còn tồn tại, phù hợp với thực tế hiện nay cho thấy khía cạnh quyền nhân thân “bất khả xâm phạm” của chủ sở hữu đối với tài sản trí tuệ do mình sáng tạo ra có thể được thừa nhận hoặc không. Song tất cả đều thừa nhận tương đối hoặc tuyệt đối quyền được tôn trọng “mối quan hệ liên kết giữa chủ sở hữu quyền với tài sản trí tuệ của mình” và quyền khai thác kinh tế từ các tài sản đó.

Từ những cơ sở lý luận trên cho thấy, việc thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ quyền SHTT của chủ thể quyền là phù hợp với bản chất của quyền SHTT. Tuy vậy, quyền SHTT chỉ thực sự trở thành quyền và được bảo vệ khi có sự thừa nhận một cách chính thống nhất bằng các quy định của pháp luật. Hiện nay, trong Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Đạo luật cơ bản và có giá trị pháp lý cao nhất có quy định: ―Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ; bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học và công

nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ‖ (Điều 62). Đây là kim chỉ nam xuyên suốt quá

trình xây dựng và áp dụng pháp luật của các ngành luật khác nhau có điều chỉnh những nội dung liên quan đến SHTT.

Với tinh thần Điều 62 Hiến pháp năm 2013, việc quy định các tội xâm phạm SHTT trong pháp luật hình sự là một trong những biểu hiện của sự chính thức hóa đòi hỏi về việc bảo vệ quyền SHTT. Theo đó, các hành vi xâm phạm quyền SHTT nhất định cần bị xử lý, trừng phạt bằng biện pháp nghiêm khắc.

2.3.3. Yêu cầu đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm

Hiện nay ở nước ta, mặc dù xã hội ngày một phát triển nhưng điều kiện kinh tế của đa số dân chúng chưa được gọi là cao. Nhu cầu sử dụng hàng hóa, dịch vụ đúng nguồn gốc chưa hẳn quan trọng hơn giá cả của hàng hóa, dịch vụ đó. Điều này dẫn đến hiện tượng sử dụng, tiêu thụ hàng hóa xâm phạm SHTT có giá thấp. Tâm lý không ít người tiêu dùng cho rằng hành vi như vậy là bình thường. Mặt khác, việc sao chép, sản xuất, buôn bán, nhập khẩu, phân phối… hàng hóa xâm phạm SHTT cũng mang lại rất nhiều lợi nhuận, cơ hội việc làm không ít so với những doanh nghiệp chân chính. Từ đó, các hành vi xâm phạm được tiến hành với quy mô lớn hơn, lôi kéo nhiều người thực hiện hơn; thậm chí chuyển sang môi trường mới với phương thức tinh vi hơn như lợi dụng các nền tảng trực tuyến như các mạng xã hội, website thương mại điện tử, black web, deep web… để tiến hành. Vì vậy, việc lên án và không chấp nhận sử dụng hàng hóa xâm phạm quyền SHTT bằng việc quy định chế tài xử phạt những hành vi xâm phạm SHTT là cần thiết.

Tùy theo tính chất, mức độ, hành vi xâm phạm SHTT mà pháp luật quy định những biện pháp xử lý dân sự, hành chính hoặc hình sự khác nhau.

Các biện pháp dân sự tập trung giải quyết các tranh chấp, xâm phạm SHTT, có hoạt động tranh tụng tố tụng dân sự và có cơ chế bồi thường thiệt hại. Về lý thuyết, SHTT là một loại quan hệ dân sự, bởi vậy, việc áp dụng biện pháp dân sự giải quyết các tranh chấp, xâm phạm SHTT là một trong những lựa chọn chủ yếu. Tuy nhiên, tính chất cưỡng chế của các biện pháp dân sự là không cao, việc đảm bảo áp dụng các phán quyết của cơ quan có thẩm quyền phụ thuộc nhiều vào ý thức chấp hành của các chủ thể. [8]

Các biện pháp hành chính được quy định và áp dụng xử lý đối với hành vi xâm phạm SHTT có tính chất nguy hiểm cho xã hội nhưng không đáng kể. Biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm gây ra được tiến hành với thủ tục nhanh chóng hơn nhưng không có khâu tranh tụng và không giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại. Các chế tài hành chính có tính cưỡng chế Nhà nước nhưng chỉ phù hợp với những vi phạm nhỏ nhặt. [8]

Với sự tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế, những thiệt hại cho chủ sở hữu quyền, các hành vi xâm phạm SHTT không chỉ gói gọn lại trong những vi phạm nhỏ nhặt mà còn có những trường hợp hành vi xâm phạm nghiêm trọng hơn rất nhiều. Vì vậy, các biện pháp xử lý hình sự đối với các hành vi xâm phạm SHTT cần

thiết được đặt ra. Không ngoài mục tiêu chung như các biện pháp dân sự, hành chính đã kể trên, các biện pháp hình sự bảo vệ SHTT một cách mạnh mẽ thông qua việc quy định và áp dụng những chế tài có tính cưỡng chế nghiêm khắc nhất đối với các hành vi xâm phạm SHTT ở mức độ đáng kể (vượt qua ngưỡng vi phạm hành chính). Điều này là hoàn toàn phù hợp, tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của một số lượng nhất định các hành vi xâm phạm.

Nhìn chung, tổng thể các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự tạo nên một hệ thống các biện pháp giải quyết, xử lý các tranh chấp, vi phạm SHTT ở mọi cấp độ; trong đó, pháp luật hình sự đảm nhiệm vai trò giải quyết, xử lý các hành vi xâm phạm SHTT ở mức độ nghiêm trọng nhất, thông qua đó còn hướng tới, giảm thiểu, loại bỏ những hành vi tương tự xảy ra trong tương lai.

2.3.4. Yêu cầu thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước

Pháp luật và Nhà nước là hai thành tố của thượng tầng chính trị-pháp lý, luôn có mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời; đều là những phạm trù mang tính xã hội và giai cấp, là sản phẩm của sự phát triển xã hội đến một trình độ nhất định. Trong mối quan hệ Nhà nước và pháp luật, Nhà nước không thể tồn tại và phát huy quyền lực nếu thiếu pháp luật; pháp luật là công cụ quan trọng, không thể thiếu, giúp Nhà nước quản lý xã hội. Ngược lại pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và có hiệu lực khi dựa trên cơ sở sức mạnh của quyền lực nhà nước, nói cách khác, pháp luật hình thành bằng con đường Nhà nước, do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện. Ở Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội (Điều 4 Hiến pháp 2013). Bởi vậy, đường lối của Đảng sẽ trở thành ý chí của Nhà nước và là kim chỉ nam cho các chính sách của Nhà nước, được cụ thể hóa trong quy định của pháp luật. Các quy định của pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng cần thể chế hóa được đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo vệ quyền SHTT đã được thể hiện trong những văn kiện chính trị quan trọng. Chủ trương “thực hiện tốt bảo hộ sở hữu trí tuệ” được khẳng định tại Văn kiện đại hội VIII; tiếp đó được xác định thành một nhiệm vụ quan trọng về “hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ” tại Văn kiện Đại hội lần thứ IX và Kết luận của hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa X. Đến Đại hội lần thứ IX và Hôi nghị Trung ương lần thứ 5 ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, vấn đề “hoàn thiện thể chế về sở hữu trí tuệ theo hướng khuyến khích sáng tạo,

bảo đảm tính minh bạch và độ tin cậy cao, quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ và thực thi hiệu quả” được nhắc lại với tư cách một trong những nôi dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng cộng sản Việt Nam xây dựng 10 năm một lần, gần nhất là Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 đã tái khẳng định quan điểm phải “phát triển trình độ khoa

Một phần của tài liệu LA MaiThiThanhNhung (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)