Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ na theo hướng bền vững tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 48)

5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

1.2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về phát triển sản xuất và tiêu thụ các loại cây ăn quả của nhiều địa phương khác nhau trên cả nước. Với mỗi loại cây ăn quả đều có chiến lược, cách thức khác nhau nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm nông nghiệp.

Nghiên cứu của Nguyễn Công Tiệp (2011), Phát triển sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn một số tỉnh miền núi phía Bắc, luận án Tiến sĩ ngành kinh tế nông nghiệp, của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội nghiên cứu đã cho thấy Trồng bưởi Diễn mang lại thu nhập cao cho người trồng bưởi. Bưởi Diễn cũng là sản phẩm ưa thích của người tiêu dùng Hà Nội, hiện nay nguồn cung không

đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Vì vậy cần đẩy mạnh phát triển sản xuất bưởi Diễn hàng hóa theo hướng bền vững. Đồng thời, đẩy mạnh khâu liên kết trong tiêu thụ để tăng giá trị của sản phẩm bưởi Diễn là hết sức cần thiết. Nghiên cứu đã chỉ ra được để phát triển sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam hiện nay, cần tập trung thực hiện đồng bộ hệ thống giải pháp sau: (i) Quy hoạch vùng sản xuất nhằm hình thành các vùng trồng bưởi Diễn hàng hóa, tập trung, ổn định với cơ sở hạ tầng tốt.(ii) Xây dựng cơ sở hạ tầng tạo tiền đề để hình thành trục giao thông thuận lợi, đảm bảo lưu thông hàng hóa giữa các vùng, đặc biệt là đối với hoa quả tươi.(iii) Áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, tập trung thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng cây ăn quả nói chung và bưởi Diễn nói riêng,(iv) Liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bưởi Diễn: nên theo theo kênh trực tiếp từ người sản xuất - siêu thị - người tiêu. (v) Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cây có múi nói chung và bưởi Diễn nói riêng, xuất khẩu hướng ra thị trường thế giới. (vi) Xây dựng, thực hiện nhân diện các mô hình sản xuất có hiệu quả. (vii) Giải pháp về chính sách: rà soát, tiếp tục bổ sung cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển và tiêu thụ sản phẩm bưởi Diễn.

Nghiên cứu của Tuấn Ngọc và Hùng Long (2014) “Phát triển cây ăn quả có múi ở các tỉnh phía Bắc”. Tác giả đã nêu được sự thuận lợi và khó khăn của các vùng miền khu vực miền núi về điều kiện khí hậu đất đai, thủy lợi... để phát triển cây có múi. Và phân tích các tiềm năng của các tỉnh về phát triển cây có múi để góp phần giảm nghèo cho các hộ nông dân. Từ đó phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức nhằm đưa ra được chiến lược phát triển cây ăn quả có múi ở miền Bắc.

Nghiên cứu của Lâm Văn Đức (2015) “ Phát triển sản xuất Na trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên” luận văn Thạc sĩ ngành Kinh tế nông nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ Na huyện Đồng Hỷ

trong thời gian vừa qua, đề tài đã đề cập tới những định hướng, mục tiêu phát triển sản xuất Na trong thời gian tới của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Và đề xuất một số giải pháp cơ bản để ổn định và phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ Na trong thời gian tới như: Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất; về vốn và sử dụng đầu vào; về cơ cấu giống và chất lượng giống; về kỹ thuật và cơ sở hạ tầng; về thị trường đầu ra và quảng bá sản phẩm.

Như vậy ta thấy đối với các sản phẩm nông nghiệp vấn đề sản xuất và tiêu thụ bao giờ cũng đặt lên hàng đầu để có thể nâng cao được giá trị của các hàng hóa nông sản. Hiện nay Đồng Hỷ đang bắt đầu triển khai quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp đặc biệt đối với sản phẩm Na. Đến thời điểm hiện tại chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Na theo hưởng bền vững để định hướng từ ban đầu hướng đi và cách làm để phát triển sản phẩm Na mang thương hiệu Đồng Hỷ. Đây chỉnh là khoảng trống của đề tài mà chưa được nghiên cứu trong bất cứ công trình nào.

1.2.3. Bài học kinh nghiệm được rút ra về phát triển sản xuất và tiêu thụ Na theo hướng bền vững tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên

Từ kinh nghiệm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Na của các địa phương có điều kiện tương đồng với huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Bài học kinh nghiệm được rút ra về phát triển sản xuất và tiêu thụ Na theo hướng bền vững tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên như sau:

Thứ nhất, tìm hiểu kỹ về vấn đề địa hình và điều kiện tự nhiên vùng sản xuất. Muốn phát triển sản xuất sản phẩm na dai phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu thổ nhưỡng.

Thứ hai, thông qua hệ thống khuyến nông, hệ thống nông nghiệp tập huấn chuyên môn, kỹ thuật cho người dân để người dân sản xuất theo đúng quy trình tạo ra được sản phẩm sạch gây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Chất lượng sản phẩm hiệu quả hay kém hiệu quả phụ thuộc vào việc người sản xuất có biết chọn giống, chăm sóc phòng bệnh hay không. Người có trình

độ chuyên môn sẽ biết được đầu tư như thế nào để có hiệu quả cao, có những quyết định chính xác hơn.

Thứ ba, tìm hiểu kỹ về thị trường tiêu thụ. Liên kết sản xuất thành chuỗi giá trị từ khâu trồng đến khâu tiêu thụ

Thứ tư, xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp như tổ hợp tác, nhóm sở thích, HTX,... để cùng giám sát, hỗ trợ người nông dân trong quá trình sản xuất và tiêu thu

Thứ năm, các cấp chính quyền địa phương quan tâm đến việc tạo lập thương hiệu cho sản phẩm của địa phương để có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại khác trên thì trường

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ na theo hướng bền vững tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)