Thực trạng diện tích một số cây ăn quả chính của huyện Đồng Hỷ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ na theo hướng bền vững tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 60 - 61)

5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

3.1.1. Thực trạng diện tích một số cây ăn quả chính của huyện Đồng Hỷ

Những năm gần đây, nhất là kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01 cho phép người dân chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây lâu năm, diện tích cây ăn quả của huyện có điều kiện thuận lợi để tăng mạnh. Với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích canh tác, nhiều xã trong huyện đã và đang mạnh dạn phát triển, nhân rộng diện tích trồng các loại cây ăn quả có chất lượng, giá trị cao.

Bảng 3.1: Diện tích một số cây ăn quả chính của huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2018 – 2020

TT Cây trồng chính

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tốc độ phát triển bình quân (%) Diện tích (ha) Diện tích (ha) Diện tích (ha) 1 Bưởi 360 390 430 109,29 2 Nhãn 280 305 359 113,23 3 Cam 250 270 290 107,70 4 Na 100 120 140 118,32 5 Khác 740 675 611 90,87 Tổng 1730 1760 1.830 102,85

Nguồn: Phòng NN huyện Đồng Hỷ năm 2021

Thực hiện chủ trương Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, những năm qua, huyện Đồng Hỷ đã từng bước hình thành nhiều vùng chuyên canh cây ăn quả. Hướng đi này không chỉ đáp ứng nhu cầu

tiêu dùng của người dân, nâng cao thu nhập, giá trị kinh tế cho bà con nông dân mà còn góp phần từng bước xây dựng thương hiệu cây ăn quả tại địa phương. Tính đến năm 2020 huyện Đồng Hỷ có 1.830 ha diện tích trồng cây ăn quả, giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng cây ăn quả đạt trên 200 triệu đồng/năm, tăng 60 triệu đồng/ha/năm so với năm 2018. Loại cây ăn quả trồng chủ yếu tại huyện Đồng Hỷ là Bưởi, nhãn, cam với diện tích khá lớn và tập trung tại các xã như Văn Hán, Nam Hòa, Hóa Thượng, Hóa Trung. Diện tích Na tại Đồng Hỷ có khoảng 140 ha năm 2020 cao hơn 40 ha so với năm 2018 với tốc độ phát triển diện tích 118,32%

Hiện nay nhằm mục tiêu nâng cao giá trị cho các sản phẩm cây ăn quả các cơ quan chuyên môn của huyện phối hợp với các cơ quan đơn vị tham mưu cho UBND huyện, phối hợp với các đơn vị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xây dựng sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn Vietgap, giúp bà con nông dân có bao bì nhãn mác, nhãn hiệu sản phẩm

Thực tế cho thấy, việc phát triển cây ăn quả là hướng đi đúng, mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần thiết thực vào mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới của huyện Hồng Hỷ. Như vậy vấn đề đặt ra là để phát triển bền vững, nâng cao giá trị, thì rất cần chú trọng đến nâng cao chất lượng cùng những định hướng, chính sách đồng bộ, gắn với thực tế. Để từ đó góp phần vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, từng bước đổi thay đời sống của người dân nông thôn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ na theo hướng bền vững tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)