Thực trạng phát triển sản xuất Na của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ na theo hướng bền vững tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 67 - 74)

5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

3.2.2. Thực trạng phát triển sản xuất Na của các hộ điều tra

3.2.2.1. Phát triển kỹ thuật sản xuất

Để cây trồng phát triển tốt, cho năng suất cao và chất lượng đảm bảo thì nhà nước và các cấp chính quyền cần có các chính sách hợp lý cho phát triển sản xuất. Trong đó là các chính sách liên quan đến các khoa học kỹ thuật công nghệ mới. Phát triển về kỹ thuật sản xuất Na là việc đưa các quy trình sản xuất mới vào trồng Na. Qua điều tra, khảo sát, phỏng vấn các hộ gia đình và phỏng vấn sâu các cấp chính quyền và cán bộ kỹ thuật, tình hình phát triển kỹ thuật sản xuất Na tại huyện Đồng Hỷ như sau:

Đến khoảng thời gian trung tuần tháng 11 sẽ đốn toàn bộ cành cao của cây Na, chỉ để cây Na cao khoảng 1,5 - 1,8 m và cắt bớt cành cho thoáng. Nhờ đó, cây Na sẽ chống chịu được mưa gió, đến khi ra quả thì quả không bị dập nát do va chạm trên cao; không tốn thức ăn để nuôi cành vô hiệu; quả ra tập trung vào

thân và cành cấp một, bởi vì theo thực tế thì những quả Na gần thân thường là những quả to và đẹp; cây Na cũng dễ thụ phấn và dễ thu hoạch hơn. Ngoài ra, để cây Na có lực ra mầm, ra hoa sớm và quả đẹp nên chăm bón, phục hồi cây sau thu hoạch với lượng phân bón thích hợp, bón khoảng 50% lượng phân chuồng và 20% NPK của cả năm, tưới 1 - 2 lần thuốc kích rễ, phun 1 - 2 lần siêu lân giữ độ ẩm đến hết tháng 12 để cây nghỉ qua vụ đông.

Bảng 3.6: Lượng bón phân cho na dai theo tuổi của cây

Loại phân

Lượng phân bón theo tuổi của cây (kg/ cây)

1 – 3 năm 4 – 8 năm Trên 8 năm

Hữu cơ 15 – 20 20 – 25 30 – 40

Đạm 0,6 – 0,8 1,0 – 1,5 1,5 – 2,0

Lân 0,3 – 0,4 0,5 – 0,8 0,7 – 1,0

Kali 0,2 – 0,3 0,5 – 0,7 0,7 – 1,0

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Đồng Hỷ năm 2021

Đến thời điểm sau khi lập xuân khoảng 15 - 20 ngày, dùng kéo cắt sạch đầu cành từ 15 - 20 cm, phải cắt hết lá đầu cành và đốt để diệt sâu bệnh, đồng thời bón 20% lượng phân chuồng và 20% NPK của năm; tiếp đó phun kích phát tố để làm bật mầm hoa; khi hoa hé nở có màu trắng xanh thì tiến hành thụ phấn.

Người trồng na dai cũng phải áp dụng đúng một số kỹ thuật khác để tăng tỷ lệ đậu quả, chăm bón nuôi quả và phòng chống các loại sâu bệnh thường gặp trên cây Na như bệnh sáp sên, bọ nhảy, muội đen, sâu đục quả, ròi quả, bệnh vàng lá...khi chăm bón các mầm cây Na nên xử lý tỉa thưa mầm, những mầm để lại cắt sâu khoảng 10 - 15 cm và vặt sạch lá. Những mầm này sau khoảng 10 - 15 ngày sẽ nhú hoa, cho những quả nhanh to và nhanh thu hoạch (bình thường những quả đầu cành khoảng 125 -130 ngày cho thu hoạch thì những quả xử lý mầm thân chỉ khoảng 90 - 95 ngày đã cho thu hoạch).

Áp dụng kỹ thuật này cũng đã tăng tỷ lệ đậu quả, tăng trọng lượng mỗi quả Na lên 300 - 400 gram (so trước đây chỉ khoảng 200 gram). Quả Na to, đẹp hơn, khi bóc vỏ ruột không bị vỡ và chảy nước, dóc hạt, để được lâu hơn khi quả đã chín (khoảng từ 5 - 7 ngày), chất lượng thơm, ngon, nên bán rất được giá.

Qua các nghiên cứu trước, đây là cách thức chăm sóc cây trồng cho năng suất cao, hiệu quả và chất lượng được đảm bảo.

Hộp 3.1: Việc sử dụng đúng phương pháp kỹ thuật trồng Na sẽ mang lại hiệu quả cao

Đối với cây trồng Na, việc thực hiện đúng theo phương pháp, kỹ thuật chăm sóc cây trồng Na sẽ có hiệu quả cao về năng suất cũng như chất lượng quả Na. Trước đây, tôi trồng Na nhưng không theo quy trình chăm sóc nào cả nên hiệu quả rất thấp chỉ khoảng 40 tạ/ha mẫu mã quả lại xấu. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Trạm khuyến nông hướng dẫn chăm sóc đúng kỹ thuật nên năng suất và chất Na rất tốt, khách hàng mua Na của gia đình tôi rất ưng ý về mẫu mã và chất lượng …

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Nguyễn Văn Thường 1 hộ có 2 ha tại xã Quang Sơn

Đối với các loại sâu bệnh hại trên cây trồng như bệnh thán thư, rệp sáp phấn. Đây là những loại bệnh hại ảnh hưởng đến việc phát triển của cây Na. Vậy nên, các hộ nông dân cần thường xuyên quan sát cây trồng để phát hiện bệnh kịp thời để có thể giảm đi sự phá hại của sâu bệnh.

Bảng 3.7: Phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây Na

TT Phương pháp Số hộ sử dụng

phương pháp (hộ) Cơ cấu (%) 1 Phun thuốc phòng trừ sâu

bệnh cho Na đúng quy trình 85 94,44

2 Chặt các cây bị bệnh 80 88,89

3 Dùng bả, bẫy sinh học 84 93,33

4 Không làm gì cả 5 5,55

Qua bảng số liệu ta thấy số hộ biết sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho Na đúng quy trình chiếm phần lớn với 94,44%, chứng tỏ các hộ gia đình đã nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc, bảo vệ cây trồng đúng quy trình đã được tập huấn. Điều đó ảnh hưởng tốt đến việc phát triển sản xuất Na, năng suất chất lượng Na được tốt hơn. Ngoài phun thuốc phòng trừ sâu bệnh đúng lúc, đúng thời điểm thì các hộ cũng đã dùng cả bả, bẩy sinh học để bẫy các loại sâu có hại cho cây Na chiếm tỷ lệ 93,33%.

Bên cạnh đó còn tồn tại 5,55% số hộ chưa thực sự quan tâm đến việc chăm sóc cây Na để cho cây Na phát triển tự nhiên đây là các hộ có diện tích Na ít, thưa thớt, không tập trung hoặc không có nguồn lực lao động để chăm sóc Na. Đối với những hộ như vậy sẽ làm ảnh hưởng xấu đến năng xuất cũng như chất lượng và mẫu mã của quả Na. Khi đó quả Na bán sẽ không được giá cao

3.2.2.2. Tình hình sử dụng đầu vào để sản xuất Na *Chi phí đầu tư cho trồng mới cho 1ha Na

Thực tế, các xã trên địa bàn huyện Đồng Hỷ có giáp danh với các xã của Võ Nhai đã trồng Na từ lâu. Do các xã giáp danh nên người dân tại các xã trồng Na của Đồng Hỷ cũng được có lợi nhờ giáp danh vị trí địa lý với Võ Nhai. Đến nay các hộ gia đình trên địa bàn 3 xã tiếp tục đẩy mạnh trồng mới diện tích Na trên các khu vực phù hợp.

Na là cây trồng có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài nên thường được đầu tư nhiều cho thời kỳ trồng mới và kỹ thuật chăm sóc sẽ được quan tâm hơn. Qua số liệu điều tra số hộ trồng mới Na, được tổng hợp bình quân 1 ha trồng Na ban đầu là 266,56 triệu đồng. Thông qua bảng số liệu ta thấy chi phí ban đầu cho việc làm đất thường rất cao là 42,33 triệu đồng. Giống như nhiều loại cây trồng khác để bắt đầu sản xuất một loại cây trồng mới thì đất phải sạch do vậy khâu cải tạo đất rất quan trọng. Đối với những hộ có diện tích đất trồng Na mới khi cải tạo đất tốt thì giai đoạn sau cây Na cho năng xuất rất cao và chất lượng quả Na rất tốt

Bảng 3.8: Chi phí đầu tư cho 1 ha trồng mới Na của các hộ điều tra ĐVT: triệu đồng TT Chỉ tiêu Bình quân chung Xã Quang Sơn Xã Khe Mo Xã Tân Long

1 Khâu cải tạo lại đất 42,33 40 43 44

2 Giống 31,00 30 32 31

3 Phân hữu cơ 46,70 46,5 46,8 46,8

4 Phân đạm 25,99 25,5 26,79 25,69 5 Phân lân 23,10 23,6 22,9 22,8 6 Kali 2,67 2,5 2,7 2,8 7 Lao động thuê 40,00 40 40 40 8 Thuốc BVTV 16,03 16,4 16,6 15,1 9 Công cụ sản xuất nhỏ 18,73 22,13 17,67 16,4 10 Chi khác 20,00 20 21 19 Tổng chi phí sản xuât 266,56 266,63 269,46 263,59

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2021

Bình quân đối với 1 ha trồng Na mới thì tổng chi phí sản xuất của các xã là khác nhau đối với xã Quang Sơn bình quân là 266,63 triệu đồng, xã Khe Mo là 269,46 triệu đồng/1 ha và xã Tân Long là 263,59 triệu dồng/1 ha bao gồm đầu tư vào các chi phí như: Cải tạo đất, giống, các loại phân bón, công lao động thuê ngoài, công cụ sản xuất, và các khoản chi khác,...Các chi phí này là chưa tính đến công lao dộng của gia đình vì hầu hết các hộ nông dân hiện nay không hoạch toán được chính công lao động của mình và thường lấy công làm lãi.

Giống Na hiện nay đang trồng của tại huyện Đồng Hỷ là giống Na địa phương hay Na thường có thể là cành chiết, ghép hoặc là các hạt giống từ những cây Na có quả to, chất lượng. Tuy nhiên, cây gieo hạt thường chậm ra hoa, kết quả hơn so với cây giống từ cành ghép và năng suất cũng không ổn định.

*Chi phí đầu tư cho trồng Na thời kỳ từ bắt đầu thu hoạch từ 3 – 5 tuổi

Trên đây là các khoản chi phí tính trong một năm trên một ha điều tra, đó là các chi phí vật chất và chi phí dịch vụ mà các hộ đã chi trong một năm. Trong đó chi phí lao động của gia đình là chi phí khó tính toán nhất, vì họ thường làm tranh thủ, xen lẫn cùng các hoạt động sản xuất khác do vậy là chi phí chưa có công lao động gia đình. Trong thực tế, những số liệu về chi phí có thể không chính xác hoàn toàn, bởi các hộ dân không ghi chép kỹ lưỡng lại khi sản xuất, mà họ chỉ trả lời theo khoảng khi được phỏng vấn, điều tra.

Giai đoạn cây trồng từ 3 - 5 tuổi thường sẽ cần lượng phân bón đáng kể do nhu cầu tăng trưởng của cây. Vì vậy, trong thời gian này cây trồng cần được bón phân, tưới nước, phun thuốc BVTV và làm đất tạo độ thông thoáng cho cây. Tổng chi phí cho giai đoạn này sẽ ít hơn so với thời điểm trồng mới do không còn công cải tạo đất.

Bảng 3.9: Chi phí bình quân cho 1 ha cây Na 3 - 5 tuổi

TT Chỉ tiêu Bình quân chung Xã Quang Sơn Xã Khe Mo Xã Tân Long Giá trị (triệu đồng) Giá trị (triệu đồng) Giá trị (triệu đồng) Giá trị (triệu đồng)

1 Phân hữu cơ 28,85 30,8 28,72 27,04

2 Phân đạm 18,87 22,2 17,8 16,6 3 Phân lân 22,07 21,6 20,8 23,8 4 Kali 5,43 5,42 5,78 5,09 6 Lao động thuê 30,00 30 30 30 7 Thuốc BVTV 5,19 4,87 5,6 5,1 8 Công cụ sản xuất nhỏ 7,26 7,7 7,67 6,4 9 Chi khác 5,13 5,6 4,9 4,9 Tổng chi phí sản xuât 122,80 128,19 121,27 118,93

Qua bảng ta thấy đối với cây Na giai đoạn từ 3-5 tuổi chi phí ít hơn nhiều so với giai đoạn ban đầu. Chi phí bình quân cho 1 ha cây Na từ 3 – 5 tuổi bình quân là 122,80 triệu đồng bao gồm chi phí về phân hữu cơ, phân đạm, phân lân, Kali, lao động thuê ngoài,. .. Lao động thuê ngoài ở đây chủ yếu là vào thời kỳ thụ phấn cho Na và giai đoạn thu hoạch Na.

Cây Na cho quả từ tháng 6 đến tháng 8. Tháng 7 là thời điểm mà Na chín rộ nhất lúc đó cứ 1 ngày 1 lần là các hộ phải thăm vườn na để cắt các quả đạt chuẩn nếu để sang ngày hôm sau thì quả Na lại chín quá độ vì Na đến độ chín thì chín rất nhanh. Kết thúc một mùa thu hoạch là đến thời điểm mà các hộ nông dân tập trung cho việc chăm sóc, bón phân, tưới tiêu để cây trồng có thể phát triển tốt cho mùa vụ tiếp theo. Đây là kỹ thuật mới mà các hộ nông dân trồng na trong huyện đang được tập huấn nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn

3.2.2.3. Tình hình cơ cấu giống và chất lượng Na

Đối với cây na chất lượng quả na phụ thuộc nhiều vào giống. Cây na hiện có hai loại giống chính: Na bản địa (Na ta) và Na Thái

Đối với cây Na bản địa là cây trồng khá dễ tính, quả có hương vị đậm, thơm, ngon ít sâu bệnh, khả năng chống chịu với thời tiết tốt. Còn đối với Na thái thì năng xuất, quả to, nhưng về độ ngọt và khả năng chống chịu thì thấp hơn Na thường. Tình hình cơ cấu giống Na được thể hiện qua bảng 3.

Bảng 3.10: Tình hình cơ cấu giống Na tại Đồng Hỷ

STT Giống na Bình quân chung Quang Sơn Khe Mo Tân Long Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) 1 Na bản địa 83 92, 22 25 83,33 30 100 28 93, 33 2 Na Thái 7 7,78 5 16,67 0 0 2 6.67

Như vậy, đối với huyện Đồng Hỷ giống Na các hộ đang trồng chủ yếu là Na bản địa chiếm đến hơn 90%. Nhưng hiện nay do ưu thế hơn hẳn của Na Thái nên hiện nay Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đồng Hỷ đang có chương trình hỗ trợ giống Na thái cho bà con vì nếu so với na thường, na Thái cho quả to hơn, phần thịt nhiều, ít hạt hơn. Về năng suất, nếu giống na thường một vụ đầu cho thu từ 20 kg/cây thì na Thái đã cho đến 26kg/cây. Những năm sau đó, năng suất tăng lên đáng kể. Giá bán na Thái cũng cao hơn với na thường. Ngoài ra, tuổi thọ của cây na Thái từ 15-20 năm (na thường chỉ từ 10- 15 năm) ... Bà con tham gia được hỗ trợ 30% giá cây giống (tương đương với 24.500 đồng/cây). Ngoài ra, bà con còn được tập huấn các kiến thức trồng và chăm sóc để cây sinh trưởng, phát triển tốt

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ na theo hướng bền vững tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)