Họp đồng uỷ quyền

Một phần của tài liệu Những điều cần biết về các loại hợp đồng dân dụng thông dụng: Phần 1 (Trang 91 - 98)

II. MỘT SỐ HỢP ĐÓNG DẢN sự *

12. Họp đồng uỷ quyền

Câu 91. Pháp luật quy định về vấn đề ủy quyền, úv quyền lại như th ế nào?

Điều 581, 582 và Điều 583 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về hợp đồng uỷ quyền, thời hạn uỷ quyền và uỷ quyền lại, cụ thể như sau:

Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật cỏ quy định.

Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hcụic do pháp luật quy định; nếu khổng có ihoả íhuận và pháp luật không có quy định thì họp đồne uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền.

Bên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

Theo các quy định nêu trên, do bạn đa ủy quyền cho em bạn thực hiện một số việc gia đình, nên em bạn chỉ được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bạn đồng ý. Việc uỷ quyền lại không được vượt quá phạm vi uỷ quyền ban đầu. Hình thức hợp đồng uỷ quyền lại cũng phải phù hợp với hình thức hợp đồng uỷ quyền ban đầu.

Câu 92. Xin cho biết pháp luật quy định như thê nào về quyền, nghĩa vụ của bên được uỷ quyền ?

Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định bên được uỷ quyền có các nghĩa vụ sau đây:

- Thực hiện công việc theo uỷ quyền và báo cho bên uỷ quyền về việc thực hiện công việc đó;

- Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện uỷ quyền về thời hạn, phạm vi uỷ quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi uỷ quyền;

- Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc uỷ quyền;

- Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc uv quyền;

- Giao lại cho bên uỷ quyền tài sản đa nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc uỷ quyền theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật;

- Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định ở trên.

Điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định bên được uỷ quyền có các quyền sau đây:

- Yêu cầu bên uỷ quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc uỷ quyền;

- Hưởng thù lao, được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc uỷ quyền.

Câu 93. Pháp luật quy định như th ế nào về quyền, nghĩa vụ của bên uỷ quyền?

Điều 586 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định bên uỷ quyền có các nghĩa vụ sau đây:

- Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được uỷ quyền thực hiện công việc;

- Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được uỷ quyèn thực hiện trong phạm vi uỷ quyền;

- Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được uỷ quyồn đã bỏ ra để thực hiện công việc được uỷ quyền và trả thù lao cho bên được uỷ quyền, nếu có thoả thuận về việc trả thù lao.

Điều 587 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định bên uỷ quyền có các quyền sau đây:

- Yêu cầu bên được uỷ quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc uỷ quyền;

- Yêu cầu bên được uỷ quyền giao lại tài sảr., lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc uỷ quyền, nếu không có thoả thuận khác;

- Được bồi thường thiệt hại, nếu bên đượj uỷ quyền vi phạm nghĩa vụ của bên được uỷ quyền.

Câu 94. Hợp đồng uỷ quyền là việc một người uỷ quyền cho người khác thay mặt mình thực hiện m ột s ố công việc theo yêu cầu. Vậy bên uỷ quyền có được đon phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền bất cứ lúc nào không?

Khoản 1 Điều 588 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định trong trường hợp uỷ quyền có thù lao. bên uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được uỷ quyền tương ứng với công việc mà bên được uỷ quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu uỷ quyền không có thù lao thì bên uỷ quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được uỷ quyền một thời gian hợp lý.

Bên uỷ quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên uỷ quyền chấm dứt thực hiện

hợp đổng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng uỷ quyền đã bị chấm dứt.

Đối chiếu với quy định nêu trên, mặc dù hợp đồng uỷ quyền là việc một người uỷ quyền cho người khác thay mặt mình thực hiện một số công việc theo yêu cầu nhưng người uỷ quyền có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào mà không cần phải nêu lý do, nhưng phải trả thù lao cho bên được uỷ quyền tương ứng với công việc mà bên được uỷ quyền đa thực hiện và bồi thường thiệt hại.

Câu 95. Có ý kiến cho rằng, đối với hợp đồng uỷ quyền có thù lao, bên được uỷ quyền cũng được đơn phưm tg chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào mà không phải bồi thường thiệt hại cho bên uỷ quyền. Theo quy định của pháp luật hiện hành, ý kiến đó là đúng hay sai?

Khoản 2 Điều 588 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định trong trường hợp uỷ quyền không có thù ỉao, bên được uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiộn họp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho hên uỷ quyền biết một thời Ễĩian hợp lý; nếu uỷ quyền có thù lao thì bên được uỷ quyền có quyền đơn phư(mg chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên uỷ quyền.

Căn cứ vào quy định nêu trên, trons khi thic hiện họp đồng uỷ quyền có thù lao thì bên được uỷ quyền cũng được đơn phương chấm dứt hợp đồng bấtcứ lúc nào, nhưng phải bồi thường thiệt hại cho lẽn uỷ quyền. Như vậy, ý kiến cho rằng trong hợp đ'.ng uỷ quyền có thù lao, bên được uỷ quyền cũng đưrc đơn phương chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào mà không phải bồi thường thiệt hại cho bên uỷ quyền là không đúng với quy định của pháp luật hiện hành.

Câu 96. Theo quy định của ph áp ỉuậ hiện hành, trong những trường hợp nào thì hợp đtng uỷ quyền được coi là chấm dứt?

Theo quy định tại Điều 589 Bộ luật Dân :ự năm 2005, trong những trường hợp sau đây hợp đmg uỷ quyền được coi là chấm dứt:

- Họp đồng uỷ quyền hết hạn;

- Công việc được uỷ quyền đa hoàn thành;

- Bên uỷ quyền, bên được uỷ quyền đơn Ịhương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tá Điều 588 Bộ luật Dân sự năm 2005;

- Bên uỷ quyền hoặc bên được uỷ quyền (hết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đi chết.

Một phần của tài liệu Những điều cần biết về các loại hợp đồng dân dụng thông dụng: Phần 1 (Trang 91 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)