II. MỘT SỐ HỢP ĐÓNG DẢN sự *
4. Họp đồng vay tài sản
Câu 40. Lãi suất vay được pháp luật quy định như thế nào?
Điều 476 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về lãi suất vay như sau:
- Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng;
- Trong trường họp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất'thì áp dụng lai suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Câu 41. Quỹ tín dụng nhân dân A đồng ý cho ông H vay 10 triệu đồng. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, quyền sở hữu đối vói 10 triệu đồng đó vẫn thuộc về Quỹ tín dụng nhân dân A ngay cả khi Quỹ đã trao cho ông H hay không?
Họp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó, bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Điều 472 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.
Như vậy, sau khi Quỹ tín dụng nhân dân A cho ông H vay 10 triệu đồng thì quyền sở hữu đối với 10 triệu đồng đó sẽ không thuộc về Quỹ tín dụng nhân dân A nữa mà đã thuộc quyền sở hữu của ông H.
Câu 42. Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay, bên vay được pháp luật quy định như thê nào?
Theo quy định tại Điều 473 và Điều 474 Bộ luật Dân sự năm 2005, quyền và nghĩa vụ của bên cho vay, bên vay như sau:
- Về nghĩa vụ:
+ Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, sô lượng vào thời điểm và địa điểm đà thoả thuận;
+ Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không
báo cho bên vay biết, trừ trường họp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó;
+ Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 478 Bộ luật Dân sự năm 2005.
- Về quyền:
+ Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại, đúng số lượng, chất ỉượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác;
+ Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồne ý;
+ Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường họp có thoả thuận khác;
+ Trong trường họp vay không có lăi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lai suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận;
+ Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không tụả hoặc trả không đầy đủ Ihì bên vay phải trả lài trôn nợ gốc và lai nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tương ứnọ với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Câu 42. Bà A cho ông B vay 20 triệu đồng đ ể làm nhà trong thời hạn 3 năm và không ph ải trả lãi. Sau khi nhận tiền từ bà A, ông B đã mang đi mua một mảnh đất đ ể đẩu cơ kiếm lời. Khi bà A phát hiện ra hành vi của ông N đã đòi lại với lý do ông B sứ dụng không đúng mục đích vay. Nhưng ông B cho rằng, thòi hạn trả nợ chưa đến nên ông chưa trả. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, việc đời nợ của bà A và việc từ chối trả nợ cứa ông B với lý do nêu trên là có cơ sở pháp luật hay không?
Điều 475 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định các bén có thể thoả thuận về việc tài sản vay phải được sử dụng đúng mục đích vay; bôn cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn, nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích.
Đối chiếu với quy định ncu trôn thì ông N phải sử dụng số tiền đó cìúne mục đích. Tuy nhiên, ôns B đa khôns sử dụng số tiền đó để làm nhà như thỏa thuận mà mang số tiền đó đi mua đất để đầu cơ kiếm lời. Như vậy, ône B đã vi phạm nghĩa vụ của người vay tiền. Do đó, bà A đòi lại tiền với lý do ông B sử dụng kliùnu đúng mục đích là đúng. Còn việc ông B cho rằng thời hạn trả nợ chưa đến nên ông chưa trả tiền cho bà A là khônụ có cư sở pháp luật.
Câu 43. Anh p có vay tôi hai tạ thóc không tính lăi. Đến thời hạn trả nợ anh p không trả được nợ. Sau ba tháng k ể từ khi hết thòi hạn trá nợ, anh p đề nghị được trả nợ bằng tiền và tôi đã đồng ý. Chúng tôi băn khoăn không biết số tiền này tính theo giá trị hai tạ thóc tại thòi điểm vay hay thời điểm trả nợ. Tôi có quyền yêu cầu anh p trả lãi đối vói khoản nợ chậm trả không? Nghĩa vụ của bên cho vay và bên
vay được quy định như thế nào?
Điều 473 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định bên cho vay có các nghĩa vụ sau đây:
- Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thoả thuận;
- Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bẽn cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó;
- Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn quy định tại Điều 478 Bộ luật Dân sự năm 2005.
Nghĩa vụ trả nợ của bên vay được quy định tại Điều 474 Bộ luật Dàn sự năm 2005 như sau:
- Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác;
- Trong trường hợp bên vay khồng thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý;
- Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường họp có thoả thuận khác;
- Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bôn vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lai suất cơ bản do Ngàn hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận;
- Trong trường họp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lai trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lai suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Như vậy, trong trường hựp này, số tiền mà anh p trả nợ được tính theo giá trị hai tạ thóc tại địa điểm, thời điểm trả nợ (nếu không có thỏa thuận nào khác thì địa điểm trả nợ là nhà bạn). Vì bạn và anh p
không có thỏa thuận về việc trả lai đối với khoản nợ chậm trả nên anh p không phải thực hiện nghĩa vụ trả lãi này.
Câu 44. Việc thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn được pháp luật quy định như th ế nào?
Điều 477 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về việc thực hiện họp đồng vay khôns kỳ hạn như sau:
- Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và khôns có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bèn vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhung phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, nếu không có thoả thuận khác.
- Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vav có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhung phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lai cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũnu phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.
Câu 45. Pháp luật quy định như th ế nào về hình thức họ, hụi, biêu, phường?
Theo quy định tại Điều 479 Bộ luật Dân sự nàm 2005 thì họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là một hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thoả thuận của một nhóm người tập hợp
nhau lại cùng định ra số nsười. thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.
Hình thức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quỵ định của pháp luật.
Để thực hiện nghiêm chỉnh mục đích tốt đẹp trên, pháp luật nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.