Họp đồng trao đổi tài sản

Một phần của tài liệu Những điều cần biết về các loại hợp đồng dân dụng thông dụng: Phần 1 (Trang 34 - 36)

II. MỘT SỐ HỢP ĐÓNG DẢN sự *

2. Họp đồng trao đổi tài sản

Câu 33. Nghĩa vụ thanh toán tiền chênh lệch trong hợp đồng trao đổi tài sản có p h ả i là nghĩa vụ bắt buộc đối vói bên nhận tài sản trao đổi có giá trị lớn hon hay không?

Họp đồng trao đổi tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó, các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau. Điều 464 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định trong trường họp tài sản trao đổi chênh lệch vẻ giá trị, thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Như vậy, nghĩa vụ thanh toán tiền chênh lệch trong hcTp đồne trao đổi tài sán không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với hèn nhận tài san trao đổi có giá trị lớn hơn. Vì trone trườnc hợp nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định thì bên nhận tài sản có giá trị lớn hơn khône phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó.

Câu 34. Trong hợp đồng trao đổi xe máy giữa anh H và anh M không có thỏa thuận về việc thanh toán giá trị chênh lệch. Nay anh H yêu cầu anh M phải thanh toán cho anh H một khoản tiền do chiếc xe của anh H có giá trị cao hơn chiếc xe của anh M. Hỏi, pháp luật quy định về vấn đề này như th ế nào?

Diều 463, 464 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định cụ thể như sau:

- Hợp đồnti trao đổi tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau;

- Hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, nếu pháp luật có quy định;

- Tron" trường hợp một bốn trao đổi cho bên kia tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình hoặc không được chủ sở hữu uỷ quyền thì bên kia có quyền huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại;

- Mỗi bên đều được coi là người bán đối với tài sản giao cho bên kia và là người mua đối với tài sản nhận về;

- Trong trường hợp tài sản trao đổi chênh lệch về giá trị thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Như vậy, nếu anh M và anh H không có thoả thuận gì về việc thanh toán giá trị chênh lệch thì theo quy định của pháp luật, trong trường hợp chiếc xe máy của anh H có giá trị cao hơn chiếc xe máy của anh M thì anh M phải thoả thuận về việc đó, nếu không có thoả thuận hoặc không thoả thuận được thì anh M phải thanh toán cho anh H phần chênh lệch đó.

Một phần của tài liệu Những điều cần biết về các loại hợp đồng dân dụng thông dụng: Phần 1 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)