Họp đồng tặng cho tài sản

Một phần của tài liệu Những điều cần biết về các loại hợp đồng dân dụng thông dụng: Phần 1 (Trang 36 - 40)

II. MỘT SỐ HỢP ĐÓNG DẢN sự *

3.Họp đồng tặng cho tài sản

Câu 36. Trong hợp đồng tặng cho bất động sán mà pháp luật quy định phải đăng ký thì các bên có th ể thỏa thuận về thòi điểm có hiệu lực cùa hợp đồng khác với thòi điểm đăng ký tài sản hay không?

Họp đồng tặng cho tài sản ]à sự thoả thuận giữa các bên, theo đó, bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tăng cho đồng ỷ nhận. Điều 467 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định việc tặng cho bất động sản phải được lập thành văn

bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật, bất động sản phải đãng ký quyền sở hữu.

Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồne tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển eiao tài sản.

Đối chiếu với quy định nêu trên thì các bên không thể thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của họp đống khác thời điểm đăng ký tài sản được.

Câu 37. Ông A dùng chiếc xe đạp thuộc sở hữu của em gái mình đ ể tặng cho cháu H đi học. Sau khi được tặng cho, bô cháu H đã sửa chiếc xe đạp đó hết 500.000 đồng. Khi ph át hiện ra hành vi của ông A, bà D là em gái của ông A đã đến đòi cháu H chiếc xe. Vậy trong trường họp này, cháu H có quyền đồi bà D số tiền sứa chữa làm tăng thêm giá trị của chiếc xe đạp đó không?

Theo Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định trong trường hợp bên tặng cho cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình mà bẽn được tặng chơ không biết hoặc không thể biết về việc đó, thì bên tặng cho phải thanh toán chi phí để làm tăng siá trị của tài sản cho bên được tặng cho khi chủ sở hữu lấy lại tài sản.

O n cứ vào quy định nêu trên, việc ông A dùng chiếc xe đạp của em gái mà không thuộc quyền sở

hữu của mình để cho cháu H đi học là không đúng. Do đó, khi phát hiện ra hành vi của ông A, bà í) là em gái của ông A đã đến đòi cháu H chiếc x.e. Tuy nhiên, trong trườns hợp này, do sau khi được tặng cho, bố cháu H đã sửa chiếc xe đạp đó với chi phí hết 500.000 đồns. Vì vậy, khi bà D đòi lại chiếc xc đạp đó thì đồne thời cháu H cũns không có quyền đòi bà D số tiền sửa chữa làm tăng thêm giá trị của chiếc xc đạp đó mà phải đòi ông A số tiền làm tăng giá trị của chiếc xe đạp.

Câu 38. Anh A cho chị B chiếc xe đạp cũ đ ế dùng, nhưng khi sứ dụng thì gãy khung dẫn đến chị B bị thương nặng. Vì cho rằng anh A cô tình cho chiếc xe đạp hỏng nên chị B đòi anh A phái bồi thường. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, ý kiến của chị A về vấn đề này có đúng không?

Điều 469 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định hên tặng cho có nghĩa vụ thông báo cho hôn được tặnẹ cho khuyết tật của tài sản tặng cho. Tronu trườnc hợp bên tặne cho biết tài sản có khuyết tật mà khống thông báo thì phải chịu trách nhiệm bồi thườns thiệt hại xảy ra cho người được tặng cho; nếu bên tặng cho không biết về khuyết tật của tài sản tăn ạ cho thì không phải chịu trách nhiệm bồi thườne thiệt hại.

Đối chiếu với quy định nèu trên, khi anh A cho chị B chiếc xc đạp cũ để dùim mà anh A đã biết

khuyết tật của nó nhung không thông báo, và chính khuyết tật đó là nguyên nhân dẫn đến việc gây thương tích cho chị B thì anh A phải chịu trách nhiệm bồi thường cho chị B. Trone trường hợp, khi anh A cho chị B chiếc xe đạp mà không biết khuyết tật của chiếc xe đạp đó, thì anh A khône; phải bồi thường khi chị B bị thương tích khi sử dụng chiếc xe đạp đó.

Câu 39. Ông A tặng cho X một ngôi nhà với điều kiện X phải tiến hành sửa sang ngôi nhà đó theo ý muốn của ông A. Nhưng sau khi X đã bỏ ra 200 triệu đồng đ ể thực hiện yêu cầu của ông A thì ông A từ chối tặng cho ngôi nhà đó mà không đưa ra bất kỳ lý do nào. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, trong trường hợp này, X có quyền yêu cầu ông A phải trao nhà cho mình hay không?

Tại Điều 470 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định tặng cho tài sản có điều kiện như sau:

- Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặne cho. Điều kiện tặng cho khônơ được trái pháp luật, đạo đức xa hội;

- Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đa hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho khống giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện;

- Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quvền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Đối chiếu với quy định nêu trên, trong trường hợp ông A từ chối tặng cho ngôi nhà thì X cũng không có quyền yêu cầu ông A phải trao nhà cho mình, trừ trường hợp các thủ tục về việc tặng cho đã hoàn tất và X đã đăng ký quyền sở hữu. Tuy nhiên, trong trường hợp X không có quyền yêu cầu ông A phải trao nhà thì X cũng đồng thời có quyền yêu cầu ông A phải thanh toán 200 triệu đồng là những chi phí cho việc sửa sang ngôi nhà đó.

Một phần của tài liệu Những điều cần biết về các loại hợp đồng dân dụng thông dụng: Phần 1 (Trang 36 - 40)