Bμn luận về đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 1 Tuổi và giớ

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng hỗ trợ giảm đau của viên cốt thoái vương trong điều trị đau dây thần kinh hông to (Trang 58 - 59)

- Do bất nội ngoại nhân:

4.1.Bμn luận về đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 1 Tuổi và giớ

kết quả nghiên cứu

4.1.Bμn luận về đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 1 Tuổi và giớ

4.1.1. Tuổi và giới

* Tuổi:

Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số bệnh nhân trên 45 tuổi, bệnh nhân có tuổi > 60 chiếm tỷ lệ cao: nhóm I chiếm 56,25%; nhóm II chiếm 43,75%. So với nghiên cứu của tác giả Vũ Hùng Liên, tỷ lệ mắc bệnh trong độ tuổi lao động là 95,08% [19]. So với tác giả Đỗ Hoàng Dũng thì tỷ lệ mắc bệnh trong độ tuổi lao động là 83,8% [9]. Còn theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu H−ơng thì bệnh th−ờng gặp ở lứa tuổi 20 đến 50 tuổi (chiếm 63,3%) [18]. Nh− vậy trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân đau thần kinh hông to có tuổi cao hơn các tác giả khác, điều này phù hợp với đặc điểm của bệnh nhân khi đến khám ở khoa YHCT BV Thanh Nhàn hầu hết là trong độ tuổi đã nghỉ h−u.

Tuy nhiên, trong độ tuổi lao động chúng tôi cũng gặp nhiều bệnh nhân ở độ tuổi từ 45 đến 59 tuổi: nhóm I là 40,62%; nhóm II là 46,88%. Chúng tôi cho rằng ở độ tuổi này bắt đầu xuất hiện sự thoái hoá cột sống - là một trong những nguyên nhân gây đau thần kinh hông to. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân ở độ tuổi trên 60 tuổi cũng gặp một tỷ lệ đáng kể (chiếm khoảng 1/2 bệnh nhân ở cả hai nhóm). Theo chúng tôi, ở độ tuổi này hầu hết các bệnh nhân đều bị thoái hoá cột sống, khi các mỏm gai kích thích vào rễ thần kinh L4- L5 hoặc L5-S1 sẽ gây nên bệnh đau dây thần kinh toạ. Chúng tôi không gặp bệnh nhân nào d−ới tuổi 20, theo chúng tôi ở độ tuổi d−ới 30 này các dây chằng và đĩa đệm còn tốt- làm giảm bớt nguy cơ thoát vị đĩa

đệm, hơn nữa ở độ tuổi này ch−a có sự xuất hiện thoái hoá cột sống.

* Giới tính:

Hầu hết các báo cáo trong y văn đều thấy nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới. Theo tác giả Nguyễn Văn Đăng [11], Vũ Hùng Liên [19] thì tỷ lệ nam/nữ là 3/1. Tuy nhiên trong một số nghiên cứu thì lại thấy tỷ lệ nữ giới cao hơn nam giới. Theo tác giả Nguyễn Thị Thu H−ơng thì nữ giới chiếm 60% còn nam giới chiếm 40% [18], theo Tarasenko Lidiya thì nữ giới chiếm 62,5%, nam giới chiếm 37,5% [20]. Còn trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ nữ giới cao hơn nam giới: nữ chiếm 62,5% ở nhóm I và 59,38% ở nhóm II, phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu H−ơng và Tarasenko Lidiya.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng hỗ trợ giảm đau của viên cốt thoái vương trong điều trị đau dây thần kinh hông to (Trang 58 - 59)