Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn ngô thị hồng gấm, huyện lương sơn, tỉnh hoà bình (Trang 32 - 33)

2.2.5.1. Số con sơ sinh còn sống đến 24h/lứa đẻ

Là chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng. Nó phụ thuộc vào khả năng đẻ nhiều hay ít con của giống, trình độ phối giống của người nuôi dưỡng chăm sóc và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái chửa. Trong 24 giờ sau khi sinh những con không đạt khối lượng sơ sinh trung bình của giống, dị dạng,... thì sẽ bị loại thải.

- Lợn con mới sinh có thể chia thành 3 dạng dưới đây:

+ Loại thai non: là loại thai phát triển không hoàn toàn, chết trong thời gian có chửa và trước khi sinh ra.

+ Loại thai gỗ: là loại thai chết trong tử cung lợn mẹ lúc 25 - 90 ngày tuổi. Dịch thai và tất cả các dịch trong tế bào tổ chức bào thai được cơ thể mẹ hấp thụ qua niêm mạc tử cung, các tổ chức khác của thai rắn lại, thể tích co nhỏ thành cục màu nâu đen, cứng.

+ Loại đẻ ra còn sống: trong vòng 24 giờ sau khi sinh, những lợn con không đạt khối lượng sơ sinh trung bình của giống, không phát dục hoàn toàn, dị dạng,... thì sẽ bị loại thải. Ngoài ra, một số lợn con mới sinh chưa nhanh nhẹn dễ bị lợn mẹ đè chết.

Số con chết lúc sơ sinh, số thai non, số thai gỗ là nguyên nhân làm giảm số lượng lợn con sơ sinh sống đến 24 giờ/lứa.

2.2.5.2. Số con cai sữa/nái/năm

Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng, quyết định năng suất trong chăn nuôi lợn nái, nó phụ thuộc vào kỹ thuật chăn nuôi lợn con bú sữa, khả năng tiết sữa khả năng nuôi con của lợn mẹ và khả năng hạn chế các yếu tố gây bệnh cho lợn con.

- Tỷ lệ lợn con chết từ sơ sinh đến cai sữa khoảng 3 - 5% do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

+ Các nguyên nhân chủ yếu là bị lợn mẹ đè và không bú được chiếm 50%, nhiễm khuẩn 11,1%, dinh dưỡng kém 8%, di truyền 4,5%, các nguyên nhân khác 26,4%.

+ Lợn chết còn do lợn mẹ đẻ khó và lợn con chết trong giai đoạn chửa kỳ cuối.

Do đó cùng với việc cải tạo điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, tích cực kiểm tra thành tích sinh sản của lợn nái thì khả năng truyền giống của lợn đực rất cần thiết, có ý nghĩa trong công tác giống và thực tiễn sản xuất.

Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002) [7], sức sinh sản của lợn là một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng phẩm giống. Khả năng sinh sản được biểu hiện qua nhiều chỉ tiêu khác nhau như đẻ nhiều con, nhiều lứa, tỷ lệ sống khi đẻ và đến cai sữa, tỷ lệ còi cọc, dị hình, khuyết tật. Khả năng sinh sản cũng liên quan đến sự thành thục sớm hay muộn, thời gian mang thai, số lần thụ thai của lợn: “sinh sản của gia súc là một hình thái của sức sản xuất và cũng là một biểu hiện đặc trưng của tính di truyền ở mỗi phẩm giống của gia súc”.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn ngô thị hồng gấm, huyện lương sơn, tỉnh hoà bình (Trang 32 - 33)