Kết quả chẩn đoán cho đàn lợn nái tại trại

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn ngô thị hồng gấm, huyện lương sơn, tỉnh hoà bình (Trang 65 - 66)

Trong thời gian thực tập tại trại, em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị cho đàn lợn nái và lợn con cùng với kỹ sư của trại. Qua đó chúng em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Sau đây là kết quả của công tác chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái và lợn con tại trại.

Bảng 4.9. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái tại trại

Tên bệnh

Viêm tử cung Bại liệt

Sót nhau Đẻ khó

Qua bảng 4.9 chúng tôi nhận thấy:

Trong 79 con chăm sóc và nuôi dưỡng có 3 con mắc bệnh viêm tử cung, 1 con mắc bệnh bại liệt và bệnh sót nhau có 2 con. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung tại trại cao nhất chiếm 3,79 %. Sau đó là bệnh sót nhau với tỷ lệ 2,53%, bại liệt thấp nhất với tỷ lệ là 1,26 %.

Theo Nguyễn Văn Thanh (2007) [21], lợn nái bị viêm tử cung sau khi đẻ với tỷ lệ là 42,40 %. Theo Nguyễn Hoài Nam và Nguyên Văn Thanh (2016) [16], tỷ lệ lợn nái viêm tử cung sau đẻ là 76,38 %, biến động từ 62,10 - 86,96 %. Khi so sánh các kết quả nghiên cứu trên với kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì thấy tỷ lệ viêm tử cung của lợn nái ở trại thấp hơn. Điều này

được giải thích là do trại đã áp dụng tốt quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái sinh sản, đặc biệt làm tốt vệ sinh sát trùng trước, trong và sau khi lợn nái đẻ.

Số lợn nái mắc bệnh sót nhau là 2 con chiếm 3,45 % tổng số con mắc bệnh, nguyên nhân gây nên bệnh này có thể là lợn nái bị viêm niêm mạc tử cung nên sau khi đẻ nhau không ra hết. Can thiệp vội vàng, thô bạo, không đúng kỹ thuật nên nhau thai bị đứt và sót lại hoặc bào thai quá to, dịch thai nhiều, tử cung co bóp kém, có thể do lợn nái quá già đẻ nhiều lứa đuối sức nên không đẩy được nhau thai ra ngoài. Ngoài ra cũng cõ thể do trong quá trình mang thai lợn mẹ ít vận động, nhất là giai đoạn cuối thai kỳ, khẩu phần ăn thiếu khoáng, nhất là canxi.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn ngô thị hồng gấm, huyện lương sơn, tỉnh hoà bình (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w