Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng vắc xin

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn ngô thị hồng gấm, huyện lương sơn, tỉnh hoà bình (Trang 61 - 65)

Ngoài công tác vệ sinh chuồng trại thì công tác phòng bệnh bằng vắc xin đóng vai trò hết sức quan trọng đó là yếu tố đảm bảo nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi và tăng đàn gia súc, nó có tác dụng tạo ra cho cơ thể con vật có sức miễn dịch chủ động đảm bảo an toàn dịch bệnh. Tiêm phòng bằng vắc xin là biện pháp tạo miễn dịch chủ động cho gia súc chống lại mầm bệnh và là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Hiệu quả của vắc xin phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe của con vật, trên cơ sở đó chỉ tiêm vắc xin cho lợn khỏe mạnh để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Vì vậy, công tác tiêm phòng phải thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ theo đúng quy định với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tiêm phòng bệnh cho lợn nái sinh sản. Em đã tham gia nhiệt tình và đạt kết quả phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn nái được trình bày ở bảng 4.7 như sau:

Bảng 4.7. Kết quả phòng bệnh cho lợn nái sinh sản bằng vắc xin

Loại Thời lợn gian Lợn Tuần 10 nái mang Tuần 12 thai Tuần 12

Từ bảng 4.7 cho thấy, lợn nái mang thai từ tuần 10 sẽ được tiêm Coglapest phòng bệnh dịch tả, tuần 12 sẽ được tiêm Neocolipor phòng bệnh giả dại, tuần 12 sẽ được tiêm Aftopor phòng bệnh lở mồm long móng. Lợn nái sau khi đẻ được 15 ngày sẽ tiêm Parvo phòng bệnh khô thai. Tất cả lợn nái đều được tiêm phòng và đạt tỷ lệ an toàn 100%.

Qua thực hành tiêm phòng vắc xin cho lợn nái, em đã thành thạo kỹ năng tiêm phòng bao gồm xác định đúng ngày tiêm, loại vắc xin tiêm, cách lấy vắc xin vào xi lanh, thao tác tiêm. Đây là những kỹ năng hết sức quan trọng cho một cán bộ kỹ thuật làm việc trong trang trại sau này.

Ngoài tiêm phòng cho đàn lợn nái sinh sản tại trại, còn tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn con theo mẹ. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.8.

Bảng 4.8 cho thấy lợn con từ 1 - 3 ngày tuổi sẽ được tiêm NOVA Fe - B12 để phòng bệnh thiếu máu ở lợn con, đồng thời tăng sức đề kháng cho lợn con. Từ 3 - 6 ngày tuổi cho lợn con uống thuốc cầu trùng phòng bệnh cầu trùng. Lợn con từ 7-10 ngày tuổi sẽ được tiêm vắc xin Mycoplasma hoặc Hyogen phòng bệnh suyễn lợn và tiêm vắc xin Circo chống còi cọc. Tất cả lợn con đều được tiêm phòng và đạt tỷ lệ an toàn 100 %.

Bảng 4.8. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn con tại trại

Ngày tuổi

1-3 ngày 3-6 ngày

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn ngô thị hồng gấm, huyện lương sơn, tỉnh hoà bình (Trang 61 - 65)