Điều trị bệnh cho lợn mắc bệnh cần phải tiến hành sớm ngay sau khi phát hiện ra lợn bị bệnh, đồng thời phải lựa chọn phác đồ điệu trị tốt nhất,
kháng sinh đặc hiệu nhất thì hiệu quả điều trị mới cao và giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về kinh tế do lợn ốm và chết. Từ kết quả chẩn đoán như trình bày ở bảng 4.6, em tiến hành điều trị bằng các phác đồ điều trị đặc hiệu cho từng loại bệnh. Kết quả điều trị bệnh sinh sản cho lợn nái được trình bày ở bảng 4.11.
Kết quả bảng 4.11 cho thấy: Trong 3 lợn mắc bệnh viêm tử cung mà chúng tôi điều trị có 3 con khỏi bệnh, chiếm tỷ lệ 100%. Điều trị 1 con mắc bệnh bại liệt không khỏi do thể trạng nái sau đẻ yếu, qua quá trình chăm sóc và điều trị không có tiến triển nên đã dừng điều trị sau 1 tuần. Bệnh sót nhau điều trị 2 con có 2 con khỏi bệnh, đạt 100 %. Sau khi được điều trị kết quả khỏi bệnh ở lợn nái đạt tỷ lệ khá cao. Riêng con bại liệt sau một thời gian điều trị đã không bình phục và được loại thải.
Bảng 4.11. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản
Tên bệnh Viêm tử cung Bệnh bại liệt sau đẻ Bệnh đẻ khó Bệnh sót
Trường hợp đã vượt quá thời gian rặn đẻ cho phép, cần tiêm Oxytocin 20- 50UI/ 1con nái, có thể tiêm vào tĩnh mạch là tốt nhất. Trường hợp không có kết quả, cần can thiệp bằng tay hoặc phẫu thuật để lấy thai ra.
Sau khi can thiệp xong, cần thụt rửa âm đạo bằng nước muối pha loãng, dùng các loại kháng sinh sau đây chống viêm tử cung, âm đạo: Ampicillin 10mg/kg trọng lượng, ngày tiêm 2 lần; Ampi-kana 15mg/kg trọng lượng/ngày; Genta-tylo 2ml/10kg trọng lượng; Gentamycin 4% tiêm 1ml/6kg trọng lượng và Lincomycin 10% tiêm 1ml/10kg trọng lượng. Dùng các loại thuốc bổ để tăng sức đề kháng cho lợn như Vitamin E, B-complex, Vitamin E, C, B1.