* Bệnh viêm tử cung
- Nguyên nhân: Do nhiễm vi khuẩn khi giao phối với bò đực bị viêm cơ quan sinh dục hoặc thụ tinh nhân tạo không đảm bảo vô trùng và các ca đẻ khó phải xử lý.
Những vi khuẩn gây viêm tử cung thường gặp: Streptococcus hemolitica, Staphylococcus aureus, Proteus vulgalis, Klebsiella, E.coli…
21
- Triệu chứng: Giai đoạn ủ bệnh, con vật mệt mỏi, ăn ít, sốt cao 40- 41oC, có dấu hiệu đau vùng hông, hay quay đầu lại phía sau, đi lại bồn chồn. Vài ngày sau, âm hộ chảy dịch nhầy, mùi tanh, chảy liên tục, nếu không điều trị kịp thời dịch chảy ra nhiều hơn có lẫn mủ và mùi tanh khắm. Viêm cổ tử cung, viêm cata có mủ, viêm tắc cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung mãn tính, viêm tử cung tích nước, viêm loét tử cung xuất huyết …
Vi khuẩn bám vào niêm mạc tử cung phát triển nhanh về số lượng, gây ra ổ viêm xung huyết, có mủ, gây tróc niêm mạc và xuất huyết. Trường hợp nặng, vi khuẩn xâm nhập vào lớp cơ vòng của tử cung, tạo ra các ổ mủ và dịch thể lan toả trong lòng tử cung, có thể dẫn đến thủng tử cung.
Khó phân biệt được bệnh viêm tử cung và viêm âm đạo. Trong thực tế bệnh viêm tử cung và viêm âm đạo thường xảy ra đồng thời, vì mầm bệnh sẽ lan từ âm đạo sang tử cung và ngược lại.
- Điều trị:
+ Dùng dung dịch nước muối hoặc thuốc tím 1/1000 thụt rửa hàng ngày trong 2 -3 ngày.
+ Tiêm Oxytocin hoặc Prostaglin để tống đẩy các dịch tiết, làm sạch tử cung.
+ Tiêm bắp một trong các loại kháng sinh sau, liên tục 3- 5 ngày Marbovitryl 1 ml/10 kg thể trọng.
Vime-sone: 1 ml/10 kg thể trọng Vimefloro F.D.P: 1 ml/10 kg thể trọng
+ Tiêm kháng viêm Ketovet 1 ml/16 kg trọng lượng hoặc Dexametasone 1 ml/20 kg trọng lượng
+ Tiêm B.Complex 1ml/20kg thể trọng và Poly AD 10ml/con để hồi phục tổ chức niêm mạc.
22
* Bệnh viêm vú
- Nguyên nhân: Do bầu vú quá to và dài, do bò khai thác sữa lâu năm, đẻ nhiều lứa, giai đoạn đầu kỳ cho sữa và giai đoạn cạn sữa bò dễ bị viêm vú. Do môi trường chuồng trại kém vệ sinh, chăm sóc quản lý không đúng kỹ thuật. Do nhiễm trùng: Vi trùng gây bệnh thường ở trên cơ thể bò sữa, đặc biệt là bầu vú và trong chuồng trại, dụng cụ vắt sữa. Do vắt sữa không đúng kỹ thuật, giống, mùa vụ, các vấn đề gây stress.
Các nguyên nhân gây bệnh thường lồng ghép vào nhau, ít khi bệnh viêm vú xảy ra chỉ do một nguyên nhân, thường do nhiều nguyên nhân cùng tác động.
- Triệu chứng: Bầu vú sưng, có các tế bào biểu mô trong sữa, thú sốt, bỏ ăn, sờ có phản ứng đau, khó vắt sữa hoặc ngưng thải sữa. Kiểm tra màu sắc, mùi, độ đồng chất của sữa bằng mắt thường nhưng sữa có mùi hôi, màu vàng, lợn cợn hoặc có máu. Tuyến vú bị hư hại, biến chứng như:
+ Teo bầu vú: Phần lớn tế bào vú bị tổn thương, cơ năng tiết sữa không phục hồi. Thể tích thùy vú mắc bệnh nhỏ hơn bình thường, khả năng tiết sữa của tuyến vú giảm hoặc mất hẳn.
+ Xơ cứng bầu vú: Sờ vào bầu vú thấy rắn chắc hoặc ấn mạnh vào tuyến vú thấy những cục rắn hoặc rắn toàn bộ.
+ Bầu vú hoại tử: Lúc đầu bề mặt bầu vú có những đám màu hồng tím, cứng đau, về sau loét và hoại tử có mủ. Toàn bộ thùy vú sưng to, ấn vào thấy dịch màu hồng chảy ra.
- Điều trị: Trên bò đang vắt sữa dùng một số loại thuốc sau:
+ Cloxacilin 200g + ampicillin 75mg bơm vào bầu vú, ngày 1 lần, 3 - 5 ngày liên tục
+ Penicillin 100.000UI + streptomycin 1g bơm vào bầu vú, ngày 1 lần, 3 - 5 ngày liên tục
23
* Bệnh viêm chân móng bò sữa - Nguyên nhân:
Bò sữa ở nước ta đa phần lớn được nuôi nhốt thường xuyên trong chuồng nền bằng xim ăng hoặc bê tông nhám nên móng chân bò sữa bị bào mòn liên tục. Hơn nữa, đa số chuồng trại của hộ chăn nuôi nhỏ có nền chuồng không cao hơn so với nền đất chung quanh, độ dốc kém và thường xuyên xịt nước để dội phân, tắm rửa bò. Do đó nền chuồng luôn bị ẩm ướt, có nhiều chỗ bị đọng nước. Đàn bò luôn đứng trên nền chuồng ẩm ướt nên móng chân của chúng bị mềm, chỗ nối giữa lớp da với thành móng dễ bị nứt, khe giữa hai móng bị viêm, phân nhét vào kẽ nứt này hoặc kẽ giữa hai móng chân. Đây là cơ hội tốt cho vi khuẩn trong phân bám trên nền chuồng, nhất là các vi khuẩn yếm khí gây viêm móng và hình thành ổ viêm có mủ.Vết nứt ngày càng sâu, vi khuẩn tiếp tục xâm nhập và phát triển nên bệnh ngày càng trầm trọng. Khi vi khuẩn xâm nhập lên phía trên gây ra viêm khớp cổ chân, khớp gối rồi tiếp tục gậy viêm đa khớp rất khó điều trị. Ngoài ra, khi bò nằm do đau chân nhưng vẫn được vắt sữa, sữa rơi vãi trên nền chuồng tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển nhanh. Thức ăn tinh rơi vải trên nền chuồng, vi khuẩn lên men sản sinh acid cũng gây hại thêm cho móng chân bò.
-Triệu chứng:
Khi bị viêm móng, bò đi lại khó khăn, stress do đau, giảm ăn uống nên sản lượng sữa cũng như khả năng sinh sản giảm nhanh. Do đó phòng bệnh là cách tốt nhất.
+ Các triệu chứng dễ nhận biết khi bò bị viêm móng là:
Hai chân trước xoạc ra hai bên khi nhìn từ phía trước (hai móng chân xoạc rộng ra hai bên hơn so với bả vai).
24
Bò có dáng đi khập khểnh, các chân bị đau thẳng đơ không gấp lại khi bước đi, sống lưng cong lên. Do chân bị đau nên bò bệnh ít đi lại, thích nằm, ít ăn làm giảm sản lượng sữa cũng như khả năng sinh sản.
Móng chân dài ra và bị vênh giống như càng cua
Xương ngón chân thứ 3 của chân trước bị biến dạng, không có gờ móng.
Đế móng chân bị lõm đều, quan sát rõ ở giữa đế móng, thành móng bịnhô ra.
-Phòng bệnh:
Vệ sinh và giữ khô nền chuồng nuôi
Nâng cao nền chuồng cao hơn nền đất chung quanh ít nhất 10 – 30 cm.
Thiết kế độ dốc nền chuồng khoảng 3 đến 5% hướng ra hai bên nền đất chung quanh, đắp ximăng những chỗ nền bị lõm, đọng nước, nhất là chỗ bò đứng.
Có một khoảng nền đất cao ở gần chuồng, không bị đọng nước để bò đi lại vài giờ trong ngày sau khi vắt sữa. Bò được đi lại nhiều dưới ánh sáng mặt trời giúp cơ thể hấp thu canxi hiệu quả, làm cho móng chân và cẳng chân được khỏe mạnh, vững chắc hơn.
Có mảng cao su lót ngay chỗ bò nằm, hoặc xây chuồng theo kiểu đi lại tự do, có chỗ nằm riêng, chỗ ăn và chỗ vắt sữa riêng biệt. Vệ sinh chuồng trại bằng các chất sát trùng hoặc bằng vôi bột, định kỳ 7 - 10 ngày một lần. Các khảo sát gần đây cho thấy sát trùng định kỳ đã giúp giảm tỉ lệ bệnh viêm móng và viêm vú đáng kể, trên 65%.
Các trang trại lớn cần xây thêm hố ngâm chân có chứa CuSO4 gần chỗ vắt sữa. CuSO4giúp sát trùng chân móng và làm cho móng bền chắc hơn.
Trang bị quạt để làm khô nhanh nền chuồng, đồng thời làm mát giúp bò ăn được nhiều hơn. Nền chuồng khô sẽ ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật. Nên thu dọn phân khô trước, rửa nước sau để làm giảm ẩm độ
25
Cải thiện khẩu phần ăn và phương thức nuôi dưỡng
- Cho ăn tăng thêm lượng cỏ tươi loại tốt để giảm lượng thức ăn tinh. Do đó, giảm chứng toan huyết, giúp các mạch máu nhỏ ở móng chân không còn bị vỡ làm giảm sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn có hại.
- Cho bò ăn rơm cỏ (thức ăn thô) trước khi cho thức ăn tinh cũng giảm chứng toan huyết hoặc tốt nhất là trộn chung thức ăn tinh và thô. Khẩu phần hỗn hợp tổng số (TMR) được hầu hết các nước chăn nuôi bò sữa cao sản áp dụng. Khẩu phần này giúp bò sữa tiêu hoá và hấp thu dưỡng chất tốt đáp ứng nhu cầu sản xuất nên làm tăng sản lượng sữa và khả năng sinh sản.
- Ngoài ra, có thể làm tăng độ bền chắc của móng chân và lớp da chung quanh móng bằng cách bổ sung vào thức ăn các loại vitamin như Biotin, B3, A, C và kẽm. Biotin (Vitamin H) giúp tổng hợp chất keratin, là chất làm cho nền móng chân được bền và dai hơn, ngăn ngừa các tổn thương ở móng chân.Vitamin B3 (niacin hay nicotinamide) giúp duy trì các chức năng bình thường của da, ngăn ngừa da bị khô, giúp da bám chắc vào móng, ngăn chặn sự xâm nhập các vi khuẩn có hại.Vitamin A duy trì tốt hệ thống xương, giúp lớp biểu bì da phát triển tốt và bám chặt vào móng chân, ngăn chận sự xâm nhập vi khuẩn có hại.
Vitamin C tăng sức đề kháng bệnh, giúp da chắc và khỏe. Bổ sung Zn (kẽm) vì thiếu kẽm gây sừng hóa da, lông (paraketosis), da bị dầy lên và nứt nẻ, da không bám chắc vào vành móng. Các vết nứt nầy là nơi vi khuẩn xâm nhập vào gây ra viêm mủ. Có thể kết hợp bổ sung thêm
Mn (mangan) nhằm giảm sự yếu chân. Ngoài ra khẩu phần bò sữa phải đầy đủ canxi để bộ xương vững chắc.
+ Điều trị:
Móng chân bị viêm (người chăn nuôi thường gọi là hà ăn chân) thì phần móng thường bị khuyết (lõm), có khi xuất huyết hoặc mưng mủ nên có
26
màu nâu, đen; bò đi lại khập khểnh, đứng lên nằm xuống khó khăn, sống lưng bị võng xuống khi viêm móng nặng ở 2 chân sau. Trước tiên bà con nên mời thú y đến gọt móng bằng các dụng cụ chuyên dùng. Gọt sạch chỗ bị viêm, cấp kháng sinh hoặc sulfamid vào và sau đó cho bò mang guốc để tránh bị phân nhét vào. Nếu không có guốc, nhốt bò bệnh ở một chỗ riêng, lót rơm khô và thay rơm thường xuyên, tránh nền chuồng ẩm ướt. Nếu bị nặng, kết hợp tiêm thêm kháng sinh phổ khuẩn rộng ít nhất 5 - 7 ngày.
Khi vi khuẩn xâm nhập lên phía trên gây viêm khớp, khớp bị sưng to hơn bình thường thì phải dùng một hoặc kết hợp 2 loại kháng sinh, hoặc kết hợp sulfamid phổ khuẩn rộng với thuốc giảm đau và giảm viêm. Có thể kết hợp điều trị bằng kháng sinh với ngâm móng chân trong CuSO4 5% hằng ngày. Nếu nền chuồng bị ẩm ướt thì sau khi phết phải để bò đứng chỗ khô ít nhất 30 phút và phết lại mỗi 2 ngày. Có thể kết hợp với băng keo chuyên dụng quấn chặt chung quanh và phần dưới móng trong 1 - 2 lần phết đầu tiên. Với cách điều trị nầy đơn giản hơn không cần mang guốc và vẫn bán được sữa trong thời gian điều trị.
*Bệnh viêm nội mạc tử cung
- Nguyên nhân: Do con đường nhân tạo thông qua cổ tử cung như: phối tinh, thăm khám tử cung để chẩn đoán hoặc điều trị với dụng cụ nhiễm bẩn hoặc từ những tiến trình khác trong lúc đẻ như: đẻ khó, sót nhau, đỡ đẻ không vệ sinh.
- Triệu chứng: Khi bị bệnh, con vật có thân nhiệt hơi cao, ăn uống giảm, lượng sữa giảm, đau nhẹ có hiện tượng cong lưng dặn ra hỗn dịch như mủ, dịch viêm, các mảnh hoại tử ra khỏi cơ quan sinh dục. Trường hợp dịch chảy ra nhiều thì xung quanh âm môn, gốc đuôi, hai bên mông dính nhiều dịch bẩn khô lại thành những đám vảy màu trắng, xám. Khi kiểm tra âm đạo thì tử cung hơi mở, dịch viêm và niêm dịch chảy ra nhiều. Kiểm tra qua trực
27
tràng có thể phát hiện tử cung sưng to, thành tử cung dày và mềm hơn bình thường, hai sừng tử cung không cân xứng nhau, kích thích nhẹ sừng tử cung co lại yếu, có hiện tượng chuyển động sóng trong trường hợp có nhiều dịch viêm, mủ tích lại trong tử cung.
- Điều trị:
+ Dùng dung dịch nước muối hoặc thuốc tím 1/1000 thụt rửa hàng ngày trong 2 - 3 ngày.
+ Tiêm oxytocin hoặc Prostaglin để đẩy các dịch tiết, làm sạch tử cung.
*Bệnh viêm cơ tử cung
- Nguyên nhân: Thường kế phát từ viêm nội mạc tử cung thể màng giả
- Triệu chứng: Khi bị viêm cơ tử cung con vật thường sốt cao, mệt mỏi, ủ rũ, ăn uống kém, giảm hoặc ngừng nhai lại, sản lượng sữa giảm hay mất hẳn. Bị kế phát các bệnh như: chướng bụng, đầy hơi, viêm vú, có khi viêm phúc mạc. Gia súc đau đớn và rặn liên tục ra những hỗn dịch mùi tanh, hôi thối màu đỏ nâu bao gồm mủ, những mảnh tổ chức thối rữa tử đường sinh dục. Kiểm tra qua âm đạo thấy cổ tử cung mở, hỗn dịch chảy nhiều, con vật đau đớn. Kiểm tra qua trực tràng thấy cổ tử cung to hơn, hai sừng tử cung nhỏ không đều, thành tử cung dày và cứng. Viêm cơ tử cung rất dễ gây nhiễm trùng huyết hoặc huyết nhiễm mủ do lớp cơ và lớp tương mạc hoại tử, tử cung bị hoại tử, thậm chí thủng từng đám.
- Điều trị:
+ Tiêm oxytocin hoặc Prostaglin để tống đẩy các dịch tiết, làm sạch tử cung.
+ Tiêm bắp một trong các loại kháng sinh sau, tiêm liên tục từ 3 - 5 ngày Marbovitryl 1 ml/10 kg thể trọng.
Vime-sone: 1 ml/10 kg thể trọng Vimefloro F.D.P: 1 ml/10 kg thể trọng
28
+ Tiêm kháng viêm ketovet 1 ml/16 kg trọng lượng hoặc dexametasone 1 ml/20 kg trọng lượng.
*Bệnh viêm tương mạc tử cung
- Nguyên nhân: Viêm tương mạc tử cung thường kế phát từ viêm cơ tử cung. Bệnh này thường gặp ở thể cấp tính, cục bộ và toàn thân xuất hiện những triệu chứng điển hình và nặng.
- Triệu chứng: Khi bị bệnh thân nhiệt con vật cao, mạch nhanh, ủ rũ, kém ăn, đại tiểu tiện khó khăn, giảm ăn, nhai lại kém đôi khi ngừng nhai lại, lượng sữa còn rất ít hay mất hẳn thường kế phát viêm vú. Con vật luôn đau đớn, cong lưng, cong đuôi, dặn liên tục, hỗn dịch màu nâu được đẩy ra khỏi đường sinh dục, mủ, tổ chức hoại tử mùi thối khắm. Kiểm tra qua trực tràng thấy thành tử cung dày, cứng, hai sừng tử cung không cân đối, kích thích có biểu hiện đau đớn rõ rệt, rặn mạnh hơn. Trường hợp một số vùng của tương mạc dính vào các bộ phận xung quanh có thể phát hiện được vì hình dáng của tử cung thay đổi, có trường hợp không tìm thấy được một hoặc cả hai sừng tử cung. Lúc đầu lớp tương mạc của tử cung có màu hồng, sau chuyển thành màu đỏ sẫm và trở nên sần sùi, mất tính trơn bóng. Các tế bào bị hoại tử, bong ra, dịch thẩm xuất tăng tiết. Trường hợp viêm nặng lớp tương mạc dính với các tổ chức xung quanh, dẫn đến viêm mô tử cung, viêm phúc mạc. Viêm tương mạc thường dẫn đến kế phát viêm phúc mạc, bại huyết nhiễm mủ.
- Điều trị
+ Tiêm oxytocin hoặc Prostaglin để đẩy các dịch tiết, làm sạch tử cung. + Tiêm bắp một trong các loại kháng sinh sau, liên tục 3 - 5 ngày
Marbovitryl 1 ml/10 kg thể trọng. Vime-sone: 1 ml/10 kg thể trọng Vimefloro F.D.P: 1 ml/10 kg thể trọng
29
+ Tiêm kháng viêm ketovet 1ml/16kg trọng lượng hoặc dexametasone 1 ml/20 kg trọng lượng.
* Bệnh viêm cổ tử cung
- Nguyên nhân: Thường do thực hiện sai thao tác quá trình thụ tinh nhân tạo, do thao tác đỡ đẻ nhất là những trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hay các dụng cụ không phù hợp làm viêm mạc tử cung bị xây sát dẫn đến viêm. Viêm cổ tử cung do kế phát từ viêm âm đạo.
Hậu quả của viêm cổ tử cung là khi gia súc động dục thì niêm dịch không thoát ra ngoài được việc này dẫn đến viêm tử cung.
- Triệu chứng: Phần cổ tử cung nhô ra âm đạo xung huyết và sưng, các