Tình hình chăn nuôi bò sữa trong nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình kỹ thuật chăm sóc ,nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn bò sữa nuôi tại trại bò sữa công ty hồ toản, huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 41 - 44)

2.2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam đã bắt đầu từ hơn nữa thế kỷ trước, vào năm 1962 nước ta nhập 30 con bò lang trắng đen từ Trung Quốc, nuôi tại Ba 8 Vì, năng suất chưa tới 2000kg/chu kì, sau đó chuyển lên Mộc Châu, năng suất đạt trên 3000kg/chu kì.

35

Từ năm 1970 - 1978 nhập thêm khoảng 1900 con bò HF từ Cuba, nuôi tại nông trường Mộc Châu tỉnh Sơn La (phía Bắc) và Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng (phía Nam), năng suất đạt từ 3800 - 4200kg/chu kì (Nguyễn Văn Thưởng, 2006). Năm 1985 cả nước có 5,8 nghìn bò sữa nuôi tập trung trong các trại của nhà nước.

Năm 1990 hình thức chăn nuôi nông hộ bắt đầu được áp dụng tại Việt Nam và chăn nuôi bò sữa lúc đó mới thực sự phát triển từ năm 2001 đến 2005, để đáp ứng nhu cầu con giống, Bộ NN - PTNT đã nhập từ Mỹ 192 con HF và Jersey thuần, đực và cái, nuôi tại Mộc Châu để xây dựng đàn hạt nhân cái và sản xuất tinh bò đực. Một số tỉnh và trại tư nhân cũng nhập 10.164 con HF thuần và con lai HF x Jersey từ Úc (8815con), New Zealand (1149 con) và cả Thailand (200 con) để khai thác sữa (Cục Chăn nuôi, 2006).

Năm 2004 tổng đàn bò sữa gấp 2,73 lần so với năm 2000. Sau 2004 tốc độ tăng đàn chậm do ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán sang chăn nuôi quy mô lớn hơn và tập trung hơn, đồng thời với việc tăng cường chọn lọc, loại thải những bò chất lượng kém do tốc độ phát triển quá nóng của giai đoạn trước.

Năng suất và chất lượng đàn bò sữa không ngừng được cải thiện. Cuối 2006, tổng đàn bò sữa cả nước trên 113,2 nghìn con, bò thuần HF chiếm 15% tổng đàn, số còn lại là bò lai HF với tỷ lệ máu khác nhau. Tổng sản lượng sữa hàng hoá đạt gần 216 nghìn tấn. Năm 2008, tổng đàn bò sữa giảm còn 107,98 nghìn con nhưng tổng sản lượng sữa hàng hoá 262,16 nghìn tấn (Tổng cục thống kê, 2008). Năng suất sữa (kg/chu kì 305 ngày) trung bình cả bò lai và bò thuần HF năm 2008 ước đạt trên dưới 4000kg/chu kì, cao gần gấp hai lần so với năm 1990. Năng suất này vẫn còn thấp hơn nhiều so với Đài Loan (7160kg).

36

Cho tới gần đây chăn nuôi bò sữa của nước ta đã có những tiến bộ vượt bậc, theo ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, chăn nuôi bò sữa tuy mới phát triển gần đây nhưng đạt tốc độ nhanh cả về số lượng và chất lượng. Năng suất và sản lượng 9 sữa của bò Việt Nam hiện đạt 4.500 - 5.500 kg/chu kỳ, tương đương hoặc cao hơn một số nước trung khu vực như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, Philippines. Năm 2014, Việt Nam đã sản xuất được 549.500 tấn sữa, tăng 20,4% so với năm 2013 và đáp ứng 40% nhu cầu tiêu dùng sữa trong nước. Đến 1/4/2015, tổng số lượng đàn bò sữa cả nước là 253.700 con, tăng 26,5% so với năm 2013. Tuy nhiên, quy mô chăn nuôi vẫn nhỏ với chỉ 384 cơ sở, quy mô đàn từ 20 con trở lên (chiếm 1,95%).

Giai đoạn 2016 - 2020, ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta đạt kết quả khá khả quan, với đàn bò sữa gần 284 nghìn con, cho sản lượng sữa tươi đạt hơn 795 nghìn tấn. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tăng

cao của người dân, phấn đấu đến năm 2025 có 500 nghìn con bò và đạt một triệu tấn sữa, chúng ta cần thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả trong thời gian tới.

* Tình hình chăn nuôi bò sữa tại huyện Yên Sơn

Điển hình là vùng chăn nuôi bò sữa trọng điểm của Tuyên Quang và cả nước, năm 2019 đàn bò sữa của huyện là 2770 con, đến 6 tháng đầu năm 2019, đàn bò sữa của huyện Yên Sơn tiếp tục được phát triển trên quy mô lớn. Tính đến nay, đàn bò sữa toàn huyện đạt hơn 4000 con, sản lượng sữa đạt gần 80.000 tấn/năm. Tuy nhiên, việc chăn nuôi bò sữa chỉ diễn ra tại các trang trạivà được quy hoạch theo quy mô do từng công ty đứng tên chăn nuôi và và là nguồn cung cho các công ty sản xuất sữa. Hai trang tại đó bao gồm: trang trại bò sữa kỹ thuật cao của Công ty cổ phần Hồ Toản, trang trại bò sữa Vinamik Tuyên Quang. Hai trang trại trên đã góp phần tăng làm tăng nguồn lợi cho huyện Yên Sơn nói riêng và toàn tỉnh Tuyên Quang nói chung.

37

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình kỹ thuật chăm sóc ,nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn bò sữa nuôi tại trại bò sữa công ty hồ toản, huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 41 - 44)