Kết quả thực hiện công tác chăm sóc đàn bò sữa tại Công ty

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình kỹ thuật chăm sóc ,nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn bò sữa nuôi tại trại bò sữa công ty hồ toản, huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 50 - 52)

Tháng Số bò chửa chăm sóc (con) Số bò đẻ (con) Số bò đẻ bình thường (con) Số bê con (con) Số bò đẻ khó (con) Tỷ lệ (%) 12/2020 450 33 28 33 5 15,1 01/2021 450 35 32 35 3 8,5 02/2021 450 37 31 37 6 16,2 03/2021 450 24 14 24 10 41,6 04/2021 450 20 13 20 7 35,0 05/2021 450 30 25 30 5 16,6 Tính chung 450 179 143 179 36 20,1

44

Kết quả bảng 4.2 cho thấy tổng số bò chửa chăm sóc là 450 con, trong 6 tháng số bò đẻ là 179 con, trong đó bò đẻ bình thường là 143 con, chiếm tỷ lệ 79,9%. Bò đẻ khó phải can thiệp là 36 con, chiếm tỷ lệ 20,1%. Tỷ lệ bò đẻ khó từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021 giao động từ 8,5% đến 41,6%, tỷ lệ bò khó đẻ phải can thiệp khá cao.

Bản thân em là người được trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng những bò chửa trên nên em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm như quan sát, can thiệp khi bò đẻ khó, kỹ năng đỡ đẻ nhanh, kỹ năng cứu bê con mới đẻ bị ngạt...và chăm sóc bò sau sinh.

Từ đây chúng em thấy để hạn chế bò đẻ khó, phải chú ý công tác nuôi dưỡng: cho bò ăn đúng bữa theo bảng thức ăn. Chú ý công tác chăm sóc: hộ lý khi bò đẻ khó nếu bò đẻ quá lâu. Trường hợp phải can thiệp bằng tay (móc lấy thai) cần thực hiện đúng thao tác kỹ thuật tránh gây thương tích cho bò mẹ và bê con. Phải thường xuyên theo dõi bò mẹ đến khi đẻ xong.

Khi can thiệp những ca đẻ khó cho bò người thực hiện phải thao tác nhẹ nhàng, khéo léo, để tránh làm tổn thương cơ quan sinh dục của bò mẹ, toàn bộ dụng cụ, tay của người thực hiện phải được sát trùng, không được để móng tay dài có thể làm tổn thương cơ quan sinh dục của bò trong quá trình can thiệp đẻ khó.

4.3. Kết quả công tác vệ sinh phòng bệnh

4.3.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng

- Với nguyên tắc: Phòng bệnh hơn chữa bệnh, công tác phòng bệnh cho đàn bò là hết sức cần thiết, luôn được quan tâm hàng đầu và quan trọng nhất. Tại Trang trại bò sữa kỹ thuật cao

- Công ty cổ phần Hồ Toản, công tác này cũng luôn được thực hiện một cách tích cực, chủ động. Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các chuồng, đi từ khu vực này sang khu vực khác và hạn chế đi ra khỏi Trang trại,

45

khi các phương tiện vào Trang trại phải được sát trùng nghiêm ngặt tại cổng vào Trang trại.

- Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh trong chuồng, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại…

Trong quá trình thực tập, tôi đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày tôi tiến hành dọn vệ sinh chuồng, quét lối đi lại trong chuồng và giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, rửa nền chuồng,rửa máng uống nước của bò và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng và hành lang trong chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ hạn chế, ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra.

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Bencocid định kỳ, pha với tỷ lệ 1/3.200. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng được trình bày ở bảng 4.3.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình kỹ thuật chăm sóc ,nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn bò sữa nuôi tại trại bò sữa công ty hồ toản, huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 50 - 52)