LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN tốt NGHIỆP đại học ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG NĂNG LƯỢNG GIÓ tại VÙNG VEN BIỂN VIỆT NAM (Trang 26 - 31)

2.1. Sơ lược chung về vùng ven biển của Việt Nam2.1.1. Vị trí địa lý 2.1.1. Vị trí địa lý

Những vùng đồng bằng thấp và phẳng ven biển trải dài từ phía nam đồng bằng sơng Hồng tới châu thổ sơng Cửu Long. Ở phía đất liền, dãy Trường Sơn mọc dựng đứng trên bờ biển, các mũi của nó ở nhiều chỗ chạy xiên ra biển. Nói chung mảnh đất ven biển khá màu mỡ và được canh tác dày đặc.

Biển Đông là một vùng biển lớn, tương đối kín, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa Đơng Nam Á. Biển Đông rộng gấp nhiều lần phần đất liền và có giá trị to lớn về nhiều mặt. Cần phải có kế hoạch khai thác và bảo vệ biển tốt hơn để góp phần vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Việt Nam có bờ biển tiếp liền với Biển Đơng. Biển Đơng thuộc loại lớn nhất nhì trên thế giới về mặt diện tích. Quanh Biển Đơng có chín quốc gia ven biển: Trung Quốc, Việt Nam, Philippil, Brunei,

Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia. Diện tích Biển Đơng khoảng 3.447.000 km2 , chiều dài khoảng 1.900 hải lý, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 600 hải lý, độ sâu trung bình 1.149m. Việt Nam có bờ biển dài 3260 Km chạy dài từ bắc tới nam, đứng thứ 27 trên thế giới. Có 29/64 tỉnh, thành phố ven biển với số dân chiếm khoảng ½ dân số cả nước. Nước ta có chủ quyền hoặc quyền chủ quyền trên khoảng 1.000.000 km2 trên Biển Đơng, chiếm khoảng 29% diện tích của biển Đơng. - Vùng lãnh hải và nội thủy của VN có diện tích rộng khoảng 50 vạn km2 , vùng Đặc quyền kinh tế khoảng 1.000.000 km2 và rộng gấp 3 lần diện tích lãnh thổ trên đất liền (332.000 km2 )

2.1.2. Điều kiện tự nhiên

Là một quốc gia ven biển Việt Nam có nhiều thuận lợi về địa hình, khí hậu, động thực vật nhưng cũng là quốc gia có nhiều thiên tai, đặc biệt là bão, áp thấp nhiệt đới và gió mùa đơng bắc, gây khơng ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, giao thông vận tải và đời sống con người.

2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế

Về tài ngun khống sản: 2 Dầu khí: Vùng đặc quyền kinh tế khoảng 1.000.000 km2 , vùng triển vọng có dầu khoảng 500Km2 , mạch dầu tập trung ở Vịnh Bắc Bộ, thềm lục địa Miền trung. Ở Miền Nam chia làm 3 vùng: + Quảng Trị-Thừa Thiên; + Phú Quốc Hà Tiên; + Tây nam Cơn Đảo. Trữ lượng dầu ở ngồi khơi Miền nam VN chiếm

25% trữ lượng dầu ở Biển Đông. Theo các chuyên gia nước ngoài đánh giá khả năng khai thác từ 30- 40 ngàn thùng dầu mỗi ngày (khoảng 20 triệu tấn/năm). Thủy sản: Trong Biển Đơng có 2.000 lồi cá khác nhau cùng với vô số các lồi hải sản khác như tơm, cua, trai, tảo…Xung quanh Biển Đơng có nhiều rừng ngập mặn, một hệ sinh thái độc đáo cung cấp 50% chất hữu cơ ni sống các lồi thủy sản ở các cửa sơng. Các khống sản q khác: Vùng biển nước ta nằm về phía tây quặng thiếc Thái Bình Dương, trữ lượng lớn và có hàm lượng thiếc đến 70%; dọc bờ biển nước ta có các loại sa khống sản phhor biến chủ yếu là titan, thiếc, diricon…Các bãi cát trắng ở các đảo vùng Đông Bắc, ở Cam Ranh có tỉ lệ Thạch Anh cao (90-95%) là ngun liệu q cho cơng nghiệp kính, pha lê kính quanh học.

2.2. Tiềm năng phát triển điện gió tại các tỉnh ven biển ViệtNam Nam

Theo thống kê, đến tháng 9 năm 2012, có tổng cộng 77 dự án điện gió quy mơ cơng nghiệp đã được đăng ký tại 18 tỉnh thành với tổng công suất đăng ký là 7.234MW (công suất đăng ký giai đoạn 1 là 1.488MW) [5]. Khu vực tập trung chủ yếu là ở các tỉnh miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, với tổng công suất đăng ký gần 5.000MW, quy mô công suất của mỗi dự án từ 6MW đến 250MW. Nhìn chung, các dự án và các nhà đầu tư điện gió tập trung nhiều nhất trên địa bàn 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận, đây cũng là 2 tỉnh được đánh giá có tiềm năng gió dồi dào nhất Việt Nam. Tỉnh Bình Thuận hiện có đến 18 nhà đầu tư, đăng ký 22 dự án điện gió với tổng cơng suất đăng ký gần 1.700MW [14]. Ngày 16/8/2012 Bộ Cơng Thương đã có Quyết định số 4715/QĐ-BCT về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030” với các nội dung: đến năm 2020, tổng công suất lắp đặt đạt xấp xỉ 700MW với sản lượng điện gió tương ứng 1.500 triệu kWh; đến năm 2030, dự kiến cơng suất lắp đặt tích luỹ đạt khoảng 2.500MW với sản lượng điện gió tương ứng là 5.475 triệu kWh. Tỉnh Ninh Thuận hiện có 13 nhà đầu tư, đăng ký 16 dự án điện gió với tổng công suất đăng ký hơn 1.100MW [14]. Ngày 23/4/2013, Bộ Công Thương đã phê duyệt “Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030” tại Quyết định số 2574/QĐ-BCT với các nội dung: đến năm 2015, dự kiến công suất lắp đặt khoảng 90MW với sản lượng điện gió tương ứng là 197 triệu kWh; đến năm 2020, dự kiến cơng suất lắp đặt tích lũy đạt khoảng 220MW với sản lượng điện gió tương ứng là 482 triệu kWh. Tại Việt Nam hiện nay đang có một số dự án điện gió nối lưới điển hình như sau: Đánh giá tiềm năng năng lượng gió vùng biển ven bờ Việt Nam Trần Thị Bé 12 K19 Cao học Mơi Trường.

* Dự án điện gió số 1 Bình Thuận [19]: Dự án điện gió số 1 Bình Thuận do Công ty Cổ phần Tái tạo Năng lượng Việt Nam (REVN) làm chủ đầu tư, xây dựng ở xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Tồn bộ dự án, khi hồn thành, sẽ có 80 tua-bin với tổng cơng suất 120MW, sử dụng công nghệ của hãng Furlaender (Đức). Giai đoạn 1 của dự án gồm 20 tua-bin gió, chiều cao cột tháp là 85m, đường kính cánh quạt 77m, cơng suất 1,5MW/tua-bin, tổng công suất là 30MW. Hàng năm dự tính sản xuất khoảng gần 100 triệu kWh điện. Hiện nay, nhà máy đã hồn thành giai đoạn 1 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 18/4/2012. Tổng mức đầu tư trong giai đoạn này là 1.500 tỷ đồng. Đây cũng là nhà máy điện gió nối lưới đầu tiên chính thức đi vào hoạt động ở nước ta. Theo kế hoạch, giai đoạn 2 của dự án chuẩn bị khởi công xây dựng và lắp đặt thêm 60 tua-bin gió, nâng tổng cơng suất của tồn bộ nhà máy lên 120 MW.

Hình 1.13: Nhà máy điện gió Bình Thuận

* Dự án điện gió Bạc Liêu [17]: Dự án điện gió Bạc Liêu là dự án điện gió trên biển đầu tiên ở nước ta được xây dựng. Dự án này do Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại và Du lịch Công Lý làm chủ đầu tư, xây dựng tại xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Tồn bộ nhà máy điện gió Bạc Liêu được đặt dọc theo đê biển Đông, cách bờ 200 - 1000m, kéo dài từ phường Nhà Mát đến ranh giới tỉnh Sóc Trăng và chiếm tổng diện tích gần 500 ha mặt biển. Các tua-bin gió sử dụng là loại tua-bin trục ngang của hãng General Electric (Mỹ) được làm bằng thép không gỉ, trụ lắp tua-bin cao 90m, gồm 3 cánh quạt với chiều dài mỗi cánh là 42m. Hiện nay, nhà máy đã hoàn thành giai đoạn 1 với 10 tua-bin có tổng cơng suất là 16 MW và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 29/5/2013. Giai đoạn 2 của dự án sẽ xây lắp đặt tiếp 52 tuabin gió cịn lại, dự kiến hồn thành vào cuối năm 2014. Sau khi hoàn thành, nhà máy điện

gió Bạc Liêu sẽ có tổng số 62 tua-bin với tổng công suất trên 99 MW và điện năng sản xuất ra khoảng 320 triệu kWh/năm với tổng mức đầu tư là 5.200 tỷ đồng. Đánh giá tiềm năng năng lượng gió vùng biển ven bờ Việt Nam Trần Thị Bé 13 K19 Cao học Mơi Trường.

Hình 1.14: Điện gió Bạc Liêu

* Dự án phong điện Phú Quý [18]: Dự án phong điện Phú Quý do Công ty TNHH MTV Năng lượng tái tạo Điện lực Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư, có tổng vốn đầu tư là 335 tỷ đồng, được xây dựng tại 2 xã Long Hải và Ngũ Phụng, huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Nhà máy phong điện Phú Q có cơng suất 6MW, gồm 3 tua-bin gió trục ngang với công suất mỗi tua-bin là 2MW. Các tua-bin gió sử dụng của hãng Vestas, Đan Mạch, chiều cao mỗi trụ tháp tua-bin là 60m, gồm 3 cánh quạt, mỗi cánh dài 37m để hứng gió, đường kính khi quạt quay là 75m. Đây là dự án phong điện đầu tiên của Việt Nam sử dụng mơ hình vận hành hỗn hợp Gió – Diesel, được khởi công xây dựng vào cuối năm 2010 và khánh thành vào ngày 24/1/2013. Nhà máy khi đi vào hoạt động sẽ cung cấp bình quân hàng năm khoảng 25,4 triệu kwh. Điện gió Bạc Liêu [17] Điện gió Bình Thuận 1

[19] Điện gió Phú Q [18] Hình 2: Một số hình ảnh về các dự án điện gió ở Việt Nam 1.3.2.2. Các dự án điện gió khơng nối lưới Tại Việt Nam, trong những năm trước đây, có một số dự án điện gió qui mơ nhỏ đã được triển khai với cơng suất tua-bin không quá 20kW, không nối lưới. Các dự án đã được triển khai trước đây hầu hết khơng cịn hoạt động do q tuổi thọ thiết bị và thiếu sự bảo trì, bảo dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn cịn một số nhà máy điện gió khơng nối lưới với qui mơ nhỏ, xây dựng tại các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa và hải đảo, ví dụ như: ở tỉnh Kon Tum năm 2004 đã lắp đặt và vận hành dự án điện gió nối lưới mini đầu tiên - vùng ngồi lưới có cơng suất 7kW.

Hình 1.15: Điện gió Phú Q

* Dự án điện gió Trường Sa 9kW (3 x Đánh giá tiềm năng năng lượng gió vùng biển ven bờ Việt Nam Trần Thị Bé 14 K19 Cao học Môi Trường 3kW) và 7kW điện mặt trời, do Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh thực hiện, đã đưa vào vận hành. Các tua-bin nhỏ quy mơ hộ gia đình có cơng suất 100 - 200W tới 500W được xem là vận hành khá tốt ở Việt Nam do được bảo dưỡng thường xun. Đơn vị chính sản xuất tuabin gió loại này là Trung tâm Năng lượng tái tạo và thiết bị nhiệt (RECTERE) thuộc Trường đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi ra, Viện Năng lượng là đơn vị cũng đã nghiên cứu, triển khai ứng dụng các tua-bin có cơng suất 150W để áp dụng cho các hộ dân cư vùng sâu, vùng xa.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN tốt NGHIỆP đại học ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG NĂNG LƯỢNG GIÓ tại VÙNG VEN BIỂN VIỆT NAM (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w