5.1. Kết luận
Từ các kết quả tính tốn và phân tích của báo cáo, có thể đưa ra một số kết luận sau đây:
Các kết quả của báo cáo được tính tốn dựa trên cơ sở số liệu gió thực đo của mạng lưới gồm 45 trạm khí tượng quốc gia ở vùng ven biển và hải đảo đã được chỉnh lý và đáng tin cậy, tuy nhiên còn thiếu nhiều so với yêu cầu.
Báo cáo bước đầu đã đưa ra các kết quả tính tốn tốc độ gió ở các độ cao khác nhau (50, 100, 150m) và kết quả tính tốn mật độ năng lượng gió trung bình theo mùa (mùa hạ, mùa đơng) và cả năm, từ đó áp dụng phương pháp GIS để xây dựng các sơ đồ phân bố tốc độ gió và mật độ năng lượng gió cho tồn vùng biển ven bờ Việt Nam. Theo các kết quả tính tốn và từ các sơ đồ đã được xây dựng cho thấy tại tầng thấp (độ cao 10 mét), tiềm năng năng lượng gió trên vùng biển ven bờ của Việt Nam nhìn chung tương đối nhỏ, phần lớn trong khu vực nghiên cứu có tốc độ gió trung bình năm dưới 4,0m/s, chỉ có một số ít nơi như ở các đảo mới có thể khai thác năng lượng gió có hiệu quả.
Tại các độ cao 50m, 100m và 150m, tiềm năng năng lượng gió lớn hơn nhiều so với tầng thấp, mức tăng phụ thuộc vào tính chất địa hình, vị trí địa lý và độ lớn của tốc độ gió.
Ở độ cao 100m, những vùng có tiềm năng năng lượng gió đạt mức khá (với tốc độ gió trung bình năm > 6,0m/s, mật độ năng lượng
gió trung bình năm > 200W/m2 ) là vùng biển ven bờ các tỉnh Hải Phịng, Hà Tĩnh, Khánh Hịa, Bình Thuận, Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Kiên Giang. Những nơi có tiềm năng năng lượng gió đạt mức tốt (với mật độ năng lượng gió trung bình năm > 300W/m2 ) là ở các đảo Cơ Tơ, Hịn Dấu, Hòn Ngư, Lý Sơn; đặc biệt ở các đảo xa bờ có tiềm năng năng lượng gió rất tốt như Bạch Long Vĩ (1001W/m2 ), Phú Quý (673 W/m2 ).
Việc đánh giá tiềm năng năng lượng gió chi tiết và đầy đủ cho vùng biển ven bờ Việt Nam nói chung, cũng như cho từng tỉnh thành, từng khu vực là chưa thể thực hiện được do thiếu các số liệu đo đạc thực về gió, cũng như sự hạn chế về kinh phí của đề tài. Đây có thể sẽ là hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo của đề tài này trong thời gian tới.
5.2. Kiến nghị
Nhằm phát triển điện gió trên biển ở Việt Nam, Người làm báo cáo đưa ra một số khuyến nghị như sau:
1. Do các số liệu về gió được thu thập từ các trạm khí tượng phần lớn đặt ở trong đất liền, địa hình bị che chắn, cũng như sự thiếu hụt các số liệu đo đạc thực tế về gió ở nhiều vùng biển, hải đảo xa bờ nên tiềm năng năng lượng gió trên biển thực tế sẽ cao hơn các kết quả tính tốn trong báo cáo này (ví dụ như ở vùng biển Bạc Liêu). Do đó, cần tiến hành việc đo gió chi tiết ở những khu vực có tiềm năng về điện gió trong khoảng thời gian ít nhất là 1 năm ở các độ cao khác nhau để có bộ số liệu về gió đáng tin cậy hơn trước khi lập dự án. 2. Trong khu vực biển Việt Nam hàng năm có nhiều bão và tố lốc. Việc thiết kế động cơ gió phải đảm bảo độ bền để tránh bị phá hỏng bởi bão tố. Ngoài ra, đối với các thiết bị sử dụng trên hải đảo và vùng biển ven bờ, phải chú ý đến điều kiện chống ăn mòn kim loại để kéo dài tuổi thọ của máy móc.
3. Để phát triển điện gió ở Việt Nam nói chung và điện gió trên biển nói riêng cần thiết lập cho điện gió một thị trường cạnh tranh hơn hiện nay, bằng cách tính tốn đầy đủ các chi phí bên ngồi của các nguồn điện khác như thủy điện, nhiệt điện. Nếu các chi phí ngồi như chi phí về chiếm dụng đất đai, chi phí bảo vệ mơi trường… được tính vào giá thành của các nguồn điện này thì giá thành của nó sẽ tăng lên, tạo điều kiện cho giá điện gió có thể cạnh tranh trên thị trường mua bán điện.