KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4.2. Giai pháp về công nghệ
Tương tự như cơng nghệ điện gió trên đất liền, tua-bin gió ngồi khơi cũng có các loại sau:
- Tua-bin gió trục đứng:
Một hạn chế của tua-bin gió trục đứng là khơng đưa được lên cao nên khơng đón được gió lớn. Tuy nhiên, khi ra khơi thì sự khác biệt giữa tốc độ gió trên cao và phía dưới gần mặt biển khơng lớn như ở đất liền do vậy loại trục đứng phát huy được hiệu quả.
- Tua-bin gió trục ngang:
Tua-bin gió trục ngang là loại phổ biến hiện nay không chỉ trên đất liền mà cả trên biển. Ở ngoài biển thường dùng tua-bin ngang và đóng cọc xuống đáy biển . Có nhiều hãng khác nhau của châu Âu và Mỹ đang sản xuất loại tua-bin này với công suất khác nhau, từ vài trăm kW đến 7,5MW.
Hình 1.16: Cấu tạo tua bin gió.
Đối với vùng biển, cho đến nay vẫn thường sử dụng loại tua-bin gió trục ngang và đóng cọc thẳng xuống đáy biển. Phương pháp này áp dụng phù hợp với những vùng biển nơng, có độ sâu khơng q 30m. Theo các nghiên cứu cho thấy với độ sâu dưới 30m có thể sử dụng loại đế đơn, từ 30 - 60m là vùng chuyển tiếp có thể sử dụng cả 2 loại là đế chôn cố định (loại 3 chân hoặc chân chùm) và đế nổi, ngồi 60m chỉ có thể dùng loại đế nổi. Như vậy ở những vùng biển nơng, gần bờ thì kỹ thuật tua-bin gió gần giống như trên đất liền. Cịn các nhà máy điện gió được lắp đặt trên đảo thì có cơng nghệ tua-bin gió giống như trên đất liền (ví dụ như nhà máy phong điện Phú Quý). Các loại tua-bin gió trên biển hiện nay thể hiện qua hình sau:
Hình 1.17: Tuốc bin gió ngang và đứng
Như vậy, việc phát triển điện gió ngồi khơi Việt Nam có thể tiến hành qua 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Phát triển điện gió trên các vùng biển nơng gần bờ, có độ sâu khơng q 30m với cơng nghệ gần tương tự như trên đất liền giống như ở Nhà máy điện gió Bạc Liêu. Đó là sử dụng tua- bin trục ngang với độ cao tháp từ 80m đến 100m có đế đặt trực tiếp trên đáy biển, cơng suất từ 1,5 đến 5MW. Hai khu vực có thể phát triển các trang trại gió ngồi khơi tại các vùng biển nông gần bờ là vùng biển ven bờ Quảng Ninh, Hải Phòng và vùng biển ven bờ thuộc khu vực Nam Bộ, từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau.
- Giai đoạn 2: Phát triển điện gió trên các vùng biển có độ sâu 30 - 60m với kỹ thuật hỗn hợp cả tua-bin trục ngang và trục đứng. Với tua-bin trục ngang có đế đặt trực tiếp trên đáy biển hoặc đế nổi với neo chùm hoặc đặt trên các phao nổi dạng dàn khoan dầu khí với cơng suất tua-bin lớn hơn 5MW, tháp cao trên 100m. Khu vực phát triển trong giai đoạn này cũng tập trung chính ở vùng biển gần bờ thuộc khu vực phía bắc vịnh Bắc Bộ và Nam Bộ.
- Giai đoạn 3: Phát triển điện gió trên các vùng biển sâu hơn 60m, gần bờ chủ yếu thuộc vùng biển khu vực Bắc Trung Bộ từ Nghệ An đến Quảng Bình và Nam Trung Bộ từ Bình Định đến Bình Thuận. Kỹ thuật sử dụng cả 2 loại tua-bin trục ngang và trục đứng nhưng chỉ một loại đế nổi theo dạng neo chùm hoặc phao neo. Công suất tua- bin có thể đạt trên 7,5MW, độ cao tháp đơi với tua-bin trục ngang có thể lên đến trên 100m.
CHƯƠNG 5