Tính sáng tạo trong công việc

Một phần của tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên văn phòng tại công ty cổ phần hệ thống giáo dục Việt Nam (Trang 28)

7. Cấu trúc của đề tài

1.3.5.Tính sáng tạo trong công việc

Trong cuộc sống,Sáng tạo là từ mà chúng ta thường nghe thấy nhiều nhất, như con người sáng tạo, công ty sáng tạo, làm việc sáng tạo…. Có rất nhiều cách hiểu về sáng tạo:

Sáng tạo là một ý tưởng mới, phù hợp với thời đại và không gian sinh ra nó, và ý tưởng đó mang lại giá trị. Sáng tạo là làm cái gì đó khác đi và hẳn nhiên phải hay và có ích.

Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có.

Có quan điểm cho rằng: sáng tạo là trong quá trình làm việc luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi và học hỏi để tìm ra cái mới, cách giải quyết tốt nhất để đạt được hiệu quả tốt nhất

Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần, mới về chất. Nói cho dễ hiểu thì sáng tạo là hoạt động của con người tạo ra sản phẩm và sản phẩm này phải đáp ứng được hai yêu cầu sau:

+ Có giá trị so với sản phẩm cũ (có lợi hơn, tiến bộ hơn)

Steve Jobs đã từng phát biểu rằng: “Creative is just connecting things.

When you ask creative people how they did something, they feel a little guilty

because they didn’t really do it, they just saw something”.Với ông thì sáng tạo chỉ là kết nối những thứ xung quanh cuộc sống của chúng ta với nhau.

Tất cả các định nghĩa trên đều quan niệm sáng tạo theo những góc nhìn

khác nhau. Tác giả Phan Dũng (Công ty TNHH MTV Tư vấn đào tạo Trí Phúc

– TP.HCM) trong “Phương pháp luận sáng tạo và đổi miđã đưa ra định

nghĩa về sáng tạo: “Sáng tạo là hoạt động tạo ra bất cứ cái gìđồng thời tính mới và tính ích lợi (trong phạm vi áp dụng cụ thể)”

+ Bất cứ cái gì: ở bất cứ lĩnh vực nào của thế giới vật chất và tinh thần + Tính mới: là sự khác biệt của đối tượng cho trước so với đối tượng cùng loại ra đời trước đó về mặt thời gian.

+ Tính ích lợi: như tăng năng suất, tăng hiệu quả, tiết kiệm, giảm giá thành, thuận tiện khi sử dụng, thân thiện với môi trường…, tính ích lợi có thể mang đến cho bản thân, cho gia đình, cho cộng đồng, cho nhân loại.

+ Phạm vi áp dụng: chỉ đúng trong không gian, thời gian, hoàn cảnh , điều kiện… cụ thể, nếu vượt ra ngoài thì có thể biến lợi thành hại.

Tôi đồng tình với quan điểm về sáng tạo của tác giả Phan Dũng. Như

vậy, để biết bất cứ cái gì có sáng tạo hay không, bạn phải so sánh cái đó với cái

trước nó, nếu cái đã thay đổi nghĩa là nó mới hơn so với cái cũ đồng thời mang

lại tính ích lợi cho bạn, cho cộng đồng hay cho nhân loại trong phạm vy áp

dụng cụ thể thì bất cứcái gì đó đã là sáng tạo.

Tính sáng tạo thường được phát huy khi con người cảm thấy thoải mái,

tự nguyện khi thực hiện một công việc nào đó. Và để phát huy tính sáng tạo

của mỗi cá nhân nhằm đạt được kết quả công việc tốt nhất, lãnh đạo phải là

người khuyến khích các thành viên khác suy nghĩ độc lập, ai cũng phải đưa ra

thảo luận. Bên cạnh đó, trước mỗi buổi làm việc nhóm, cuộc họp chung, lãnh đạo cũng nên cung cấp cho các thành viên nội dung chính sẽ thảo luận, yêu cầu họđưa ra các ý tưởng giải quyết riêng để cuộc họp có thể tiến hành nhanh chóng

và hiệu quả.”

Tiêu chí sáng tạo trong công việc là một tiêu chí rất hay trong việc đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên văn phòng. Dù làm ở bất cứ công việc nào thì bạn cũng cần phát huy tính sáng tạo trong tư duy và cách thức làm việc. Sự sáng tạo không chỉ giúp cho nhân viên tối ưu công việc với kết quả cao mà còn tạo động lực để họ vươn tới những cơ hội phát triển sự nghiệp trong tương lai. 1.4. Những yếu tốảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của nhân viên văn phòng

1.4.1. Nhóm yếu t vcon người

* Đối với người lao động: Con người chính là đội ngũ nguồn nhân sự làm việc trong công ty. Trong một tổ chức thì mỗi người khác nhau về năng lực, tâm lực, trí lực, nguyện vọng, sở thích…vì vậy hiệu quả làm việc của mỗi nhân viên là khác nhau.

Kiến thức làm việc:là tập hợp tất cả những tri thức cần trang bị để hoàn thành một công việc. Mỗi công việc đều có những đòi hỏi khác nhau, người lao động cần xác định rõ yêu cầu của công việc để có đủ những kiến thức, sự hiểu biết giúp hoàn thành công việc nhanh chóng, chính xác, hiệu quả. Người lao động có càng nhiều kiến thức thì họ càng tự tin đảm nhận các công việc và tự chủ trong quá trình làm việc, làm việc hiệu quả hơn, đạt được những mục đích và có vị trí trong xã hội. Nếu không trang bị đủ kiến thức về công việc thì rất dễ đi sai hướng, hiểu sai bản chất công việc dẫn đến không hoàn thành công việc, lãng phí thời gian, công sức, kết quả công việc sẽ không cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kỹ năng nghề nghiệp: được hiểu là sự thành thạo về động tác, thao tác trong quá trình hoàn thành một công việc cụ thể. Kỹ năng còn là khả năng thích nghi, ứng phó và giải quyết các tình huống thực tiễn. Đây là một yếu tố cần để người lao động tồn tại trong một môi trường làm việc và hoàn thành công việc

một cách nhanh nhất. Mỗi công việc sẽ yêu cầu đòi hỏi những kỹ năng nghề nghiệp khác nhau, công việc càng phức tạp càng đòi hỏi kỹ năng cao. Khi có kỹ năng nghề nghiệp cao, công việc sẽ được hoàn thành một cách nhanh chóng, kịp thời trong mọi tình huống. Vì vậy, người lao động cần phải rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của bản thân để đáp ứng yêu cầu công việc.

Thái độ làm việc của người lao động: Bên cạnh những yếu tố như năng

lực, kinh nghiệm, sự thông minh hay có người dẫn dắt, thì thái độ làm việc cũng chính là một yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc của người lao động. Thái độ làm việc là thể hiện sự tập trung làm việc, sự tận tâm với công việc, sự bằng lòng với công việc như thế nào, có chí tiến thủ cố gắng trong công việc hay không. Mỗi cá nhân đều có những thái độ khác nhau về công việc. Người lao động cần có thái độ tốt khi thực hiện công việc như: chủ động trong công việc, tập trung làm việc, tuân thủ quy định của công ty, tích cực, ham học hỏi, biết lắng nghe… Có câu: “Thái độ quan trọng hơn trình độ”. Quan sát những người thành công, có thể thấy kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm không phải là những yếu tố gây ấn tượng nhất mà chính là thái độ của họ trong công việc. Vì vậy, người lao độngcần rèn luyện cho mình một thái độ làm việc thật đúng đắn và chuyên nghiệp.Thái độ làm việc tốt thì công việc sẽ dễ dàng hoàn thành hơn, thái độ tập trung và lắng nghe sẽ khiến hiệu quả công việc tăng cao, tránh được những sai sót không đáng có

Nhu cầu cá nhân:Nhu cầu là một trong những yếu tố thúc đẩy con người hoạt động. Sự thúc đẩy xuất phát từ nhu mong muốn thỏa mãn nhu cầu. Mỗi cá nhân khác nhau thì sẽ có những nhu cầu khác nhau về vật chất và tinh thần. Có người đặt yếu tố tiền lương, tiền thưởng lên hàng đầu nên sẽ phấn đấu làm việc thật hiệu quả để đạt được mức lương tương xứng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân. Nhưng cũng có người lại cho rằng khả năng khẳng định mình là quan trọng, có người lại có nhu cầu trải nghiệm càng nhiều càng tốt…Tùy vào nhu cầu của mỗi người mà hiệu quả làm việc mang lại sẽ khác nhau.

* Đối với quản lý:

Phong cách lãnh đạo: Một yếu tố ảnh hưởng không ít tới hiệu quả làm việc của nhân viên văn phòng đó chính là “Phong cách lãnh đạo” của nhà quản lý. Mỗi doanh nghiệp nói riêng sẽ đều có những phong cách lãnh đạo riêng. Hiện nay, có các phong cách lãnh đạo cơ bản như: chuyên quyền, độc đoán, dân chủ và tự do. Mỗi phong cách đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Phong cách lãnh đạo sẽ quyết định tới sự tự giác, tự nguyện làm việc của người lao động. Nếu phong cách lãnh đạo quá cứng nhắc, ép buộc thì người lao động sẽ cảm thấy gò bó, làm việc cho xong chứ không cố gắng, cảm giác bị ràng buộc cao, từ đó hiệu quả làm việc sẽ không cao.

1.4.2. Nhóm yếu t v công vic

* Bố trí sắp xếp công việc

Bố trí sắp xếp công việc là sự tính toán, lên kế hoạch làm việc cho hợp lý dựa theo nội dung và tính chất công việc. Việc bố trí sắp xếp công việc hiệu

quả sẽ giải quyết công việc một cách nhanh chóng. Với cùng một công việc nhưngcó người chỉ cần làm trong khoảng thời gian 1 ngày và có người chỉ mất khoảng 3 tiếng để làm xong, tất cả là nhờ vào khả năng sắp xếp công việc hợp lý.Bố trí sắp xếp công việc cần phù hợp với khả năng làm việc và trình độ làm việc của nhân sự. Khi nhân sự cảm thấy công việc đang làm là phù hợp với bản thân, họ sẽ tích cực để đạt được mục tiêu, hiệu quả làm việc sẽ được nâng cao. Ngược lại, khi công việc được giao không phù hợp, họ sẽ cảm thấy chán nản, không tập trung vào công việc, dẫn đến tình trạng bỏ dở công việc, chất lượng công việc không cao.

* Sự hấp dẫn của công việc

Sự hấp dẫn trong công việc đó là sự say mê làm việc, ham học hỏi công

việc, có sự thu hút mong muốn hoàn thành công việc. Sự hấp dẫn trong công

việc ở đây có thể là hấp dẫn bởi nội dung công việc, tính chất công việc hay mức lương mà công việc đó tạo ra. Người lao động nếu cảm thấy hấp dẫn với

công việc họđang làm thì sẽ thỏa sức cống hiến với đam mê và nhiệt huyết thì

công việc sẽ được hoàn thành nhanh chóng với chất lượng cao. Nếu người lao

động luôn đi làm với không có đam mê, cảm giác bị ép buộc, công việc không

có sức hút, không kích thích sự ham làm việc, sáng tạo thì họ sẽ đi làm cho có,

ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ thực hiện công việc.

* Sự phức tạp trong công việc

Mức độ phức tạp của công việc là mức độ mà công việc đòi hỏi phải sử

dụng nhiều kiến thức và kỹ năng trong quá trình thực hiện. Đây là thách thức

của công việc đối với người lao động, công việc khó sẽ gây cản trở người lao

động, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và chất lượng công việc. Công việc

phức tạp sẽ khiến người lao động hao tổn cả về trí lực và sức lực, làm cho người lao động dễ chán nản, có xu hướng bỏ cuộc, không hoàn thành công việc một

cách tốt nhất. Tuy nhiên, sự phức tạp thường đi liền với mức thu nhập cao sẽ

tạo động lực kích thích người lao động tăng năng suất, hiệu quả làm việc.

* Cơ hội thăng tiến, phát triển trong công việc

Thăng tiến là sự tiến bộ về chuyên môn, về cấp bậc và về địa vị. Cơ hội được thăng tiến và phát triển sự nghiệp của mình có ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc của nhân viên. Đểđược thăng tiến trong công việc, lên một mức cao hơn thì người lao động sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành công việc, đem lại những kết quả tốt nhất đểghi điểm với cấp trên. Điều đó sẽ tạo động lực kích thích nhân viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, khi sự cố gắng và nỗ lực vươn lên của nhân viên bị bỏqua, không được

công nhận hay cất nhắc với một vịtrí cao hơn thì sẽ dẫn đến trạng thái chán nản,

không muốn phấn đấu, hiệu quả công việc sẽ không cao.

1.4.3. Nhóm yếu t v t chc

* Sự hợp tác, phối hợp

Hiểu 1 cách đơn giản thì hợp tác, phối hợp chính là hành động mà chúng

ta, các bên tham gia cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong

thành tốt công việc cần phải có sự phối hợp của nhiều phòng ban, giữa các giai

đoạn của công việc. Hiệu quả công việc sẽ cao nếu có sựăn ý giữa các bộ phận,

các khâu trong công việc. Nếu phần cơ bản của công việc đã được hoàn thành

và không sai sót thì các phần xử lý, hoàn thiện công việc còn lại cũng sẽ nhanh

chóng và dễ dàng hơn. Vì vậy, giữa các phần của công việc, các phòng ban đảm

nhiệm công việc cần liên kết, giúp đỡ, hỗ trợ nhau để công việc được hoàn

thành tốt nhất và nhanh nhất, tránh sai sót không đáng có. Bên cạnh đó, phong

cách lãnh đạo còn tạo khoảng trống cho người lao động thể hiện tài năng, sự

sáng tạo và tinh thần trách nhiệm khi làm việc.

* Mục tiêu, chiến lược của tổ chức

Là toàn bộ kết quả cuối cùng hay trạng thái mà doanh nghiệp muốn đạt

tới trong một khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu của chiến lược là kết quả cụ

thể của doanh nghiệp cần đạt được khi thực hiện chiến lược. Thông thường các

doanh nghiệp chia mục tiêu thành hai loại: mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn

hạn. Hoạt động của tổ chức chỉ có hiệu quả khi nó gắn liền với mục tiêu, chiến

lược mà tổ chức đề ra. Mỗi cá nhân người lao động cố gắng hoàn thành công

việc hiệu quả, hoàn thành mục tiêu cá nhân là góp phần hoàn thành mục tiêu

của tổ chức.

* Văn hóa của tổ chức

Là một hệ thống các giá trị, ý nghĩa, niềm tin và thói quen được chia sẻ

trong phạm vi một tổ chức, được các thành viên trong tổ chức đồng thuận và

có ảnh hưởng trong phạm vi rộng đến cách thức hành động của các thành viên. Một tổ chức có văn hóa cao là mọi hoạt động được thể chế hóa và mọi thành

viên tuân thủ, tạo động lực làm việc, giúp người lao động tự giác, chủ động, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.4. Nhóm yếu t vmôi trường làm vic

Môi trường làm việc gây ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc của nhân viên văn phòng gồm có: môi trường từ nhiên và môi trường xã hội.

* Môi trường tự nhiên

Đó chính là không khí, ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ. Thông thường người lao động dành khoảng một phần tư thời gian trong ngày cho nơi làm việc. Do vậy, môi trường tự nhiên có ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả làm việc của người lao động.

- Không khí trong lành sẽ làm người lao động có sức khỏe để hoàn thành

công việc tốt hơn. Không khí ngột ngạt sẽ làm cho mọi người cảm thấy ngột ngạt, thiếu tinh thần làm việc. Công ty nên bố trí nhiều cây xanh để tạo cảm giác trong lành, dễ chịu khi làm việc.

- Ánh sáng: Văn phòng đầy đủ ánh sáng sẽ làm tăng sự tập trung, động

lực làm việc giúp công việc được hoàn thành đúng tiến độ và chính xác. Thiếu ánh sáng làm giảm khả năng tập trung, dễ sao nhãng trong công việc, dẫn đến tình trạng chậm trễ trong công việc.

- Âm thanh: Để công việc đạt được hiệu quả cao thì cần sự tập trung cao

độ để hoàn thành công việc chính xác và đúng tiến độ. Nếu văn phòng quá ồn ào hoặc làm việc gần khu vực có tiếng ồn lớn thì người lao động sẽ không hoàn toàn tập trung, công việc sẽ không đạt được hiệu quả cao nhất.

- Nhiệt độ: Một văn phòng có nhiệt độ không quá nóng và không quá

Một phần của tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên văn phòng tại công ty cổ phần hệ thống giáo dục Việt Nam (Trang 28)