Kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu KHỞI KIỆN vụ án dân sự NHỮNG vấn đề lý LUẬN và THỰC TIỄN áp DỤNG (Trang 40 - 43)

Dựa trên những kết quả nghiên cứu được, tác giả có đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định pháp luật về khởi kiện VADS như sau:

Thứ nhất, cần sửa đổi quy định của pháp luật về các thủ tục tiền tố

tụng.

Như những gì mà tác giả đã phân tích tại mục 2.1.1 về những bất cập của quy định bắt buộc thông qua thủ tục hòa giải cơ sở đối với một số tranh chấp trước khi khởi kiện vụ án ra Tòa án. Do đó mà việc hạn chế các thủ tục hòa giải cơ sở sẽ phần nào góp phần tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện được quyền khởi kiện của mình một cách tốt hơn, nhanh chóng và thuận tiện hơn so với quy định hiện nay của pháp luật. Thay vì quy định bắt buộc phải

thông qua thủ tục hòa giải cơ sở thì mới có thể nộp đơn khởi kiện tại Tòa án thì cần sửa đổi theo hướng nhà nước khuyến khích các chủ thể tự hòa giải hoặc hòa giải cơ sở trước khi tiến hành khởi kiện.

Đối với tranh chấp về lao động thì Bộ luật lao động (BLLĐ) năm 2019 trên tinh thần kế thừa các quy định của BLLĐ năm 2012 vẫn giữ quy định đối với một số tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền phải thông qua thủ tục hòa giải cơ sở trước khi khởi kiện ra Tòa án. Tuy nhiên, trên thực tế thì hoạt động của hòa giải viên vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả, đôi khi là gây khó khăn, cản trở cho người lao động trong quá trình tiếp cận với công lý bảo vệ lợi ích của bản thân. Vì vậy, kiến nghị sửa đổi khoản 1 Điều 188 BLLĐ năm 2019 theo hướng khuyến khích các đương sự lựa chọn thông qua thủ tục hòa giải lao động trước khi khởi kiện chứ không phải là một thủ tục mang tính bắt buộc như quy định hiện nay. Có như vậy mới có thể bảo đảm được quyền khởi kiện của người dân được thực hiện tốt nhất.

Đối với tranh chấp về đất đai thì để tránh tình trạng các bên tham gia cố tình gây khó khăn trong quá trình hòa giải để kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp mà ảnh hưởng đến quyền lợi khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Do đó mà cần thiết phải có các quy định về thời hạn thực hiện hòa giải cơ sở như các quy định về thời hạn hòa giải cơ sở của BLLĐ. Nếu hết thời hạn quy định mà chủ thể có thẩm quyền tiến hành hòa giải vẫn không tiến hành hòa giải hoặc không thể tiến hành hòa giải thì các chủ thể có quyền gửi đơn khởi kiện đến Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp. Có như vậy mới bảo đảm quyền khởi kiện của người dân được thực hiện và thực hiện đúng tinh thần của pháp luật là “Nhà nước khuyến khích” tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải (khoản 1 điều 202 luật đất đai 2013).

Sửa đổi khoản 1 Điều 32 BLTTDS năm 2015 theo hướng nhà nước khuyến khích các chủ thể trong các tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động, tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động có thể lựa chọn hòa giải bằng phương thức tự hòa giải hoặc hòa giải cơ sở trước khi nộp đơn khởi kiện ra Tòa án.

Thứ hai, cần xây dựng các chế tài xử lý để nâng cao trách nhiệm của

các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ của VADS.

Để bảo đảm việc thu thập chứng cứ của đương sự trong trường hợp các tài liệu, chứng cứ thuộc sự quản lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác pháp luật tố tụng dân sự cần xây dựng các chế tài xử lý đối với các chủ thể cố tình gây cản trở, khó khăn hoặc thậm chí không cung cấp tài liệu, chứng cứ mà không có lý do chính đáng cho đương sự trong quá trình thu thập chứng cứ. Cần quy định cụ thể các chế tài đối với những hành vi gây khó khăn, cản trở tùy theo mức độ của những hành vi đó tác động đến kết quả giải quyết của vụ án như thế nào mà đưa ra chế tài xử phạt hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp hợp lý.

Đối với những trường hợp bất hợp tác, cố tình không cung cấp tài liệu, chứng cứ mình đang nắm giữ mà gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của đương sự thì ngoài việc bị xử lý hành chính thì cần bổ sung quy định bồi thường cho đương sự trong trường hợp này. Mức bồi thường sẽ được tính cụ thể dựa trên những thiệt hại trên thực tế mà đương sự phải gánh chịu do hành vi không cung cấp tài liệu, chứng cứ gây ra.

Thứ ba, cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể việc áp dụng các quy

định về thời hiệu cũng như có văn bản hợp nhất về thời hiệu khởi kiện VADS nhằm tạo sự thuận lợi cho Thẩm phán khi áp dụng giải quyết vụ án. Từ thực tiễn áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện cho thấy còn nhiều hạn chế trong nhận thức về thời hiệu khởi kiện dẫn đến việc áp dụng chưa được đồng nhất, chính xác. Để có thể áp dụng quy định một cách chính xác, phù hợp hơn cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể về các quy định thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp do trở ngại khách quan, trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu hay những vụ án tranh chấp về đất đai việc áp dụng thời hiệu là vô cùng phức tạp thế nên cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể việc áp dụng quy định thời hiệu trong những trường hợp này. Ngoài ra theo quan điểm của tác giả thì pháp luật tố tụng dân sự cần ban hành văn bản hợp nhất về các quy định thời hiệu, việc áp dụng thời hiệu dựa trên nhiều văn bản luật và nằm rải rác khắp nơi trong văn bản quy phạm pháp luật cũng đã phần nào gây khó khăn cho công tác giải quyết của Tòa án.

Thứ tư, đối với quy định “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc

dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng” tác giả kiến nghị cần phải rà soát và công bố danh mục các tập quán được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực dân sự để tránh tình trạng áp dụng tập quán không phù hợp với quy định của pháp luật cũng như đỡ mất thời gian của Tòa án trong quá trình xác định tập quán có đảm bảo quy định của BLDS hay không. Bên cạnh đó, Tòa án cũng cần ban hành Nghị quyết hướng dẫn giải quyết

VVDS trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng, đồng thời chọn lựa, công bố thêm án lệ đối với những bản án, quyết định giải quyết VVDS. Ngoài ra cũng cần quy định rõ các tiêu chí để có thể xác định như thế nào là “lẽ công bằng” nhằm tạo cơ sở pháp lý cho Thẩm phán áp dụng trong giải quyết vụ việc.

Một phần của tài liệu KHỞI KIỆN vụ án dân sự NHỮNG vấn đề lý LUẬN và THỰC TIỄN áp DỤNG (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w