ngành giáo dục
Để tiến hành thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dụcđòi hỏi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành những hoạt động sau:
Một là, lập kế hoạch, ban hành văn bản, chính sách để triển khai văn bản
pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục. Để đưa các quy định pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục do cơ quan lập pháp ban hành, đòi hỏi hệ thống cơ quan hành chính phải thực hiện quyền lập quy và quyền hành chính. Cụ thể, trong thẩm quyền do pháp luật quy định ban hành văn bản, chính sách để hướng dẫn triển khai Luật Viên chức. Đồng thời lên kế hoạch để triển khai thực hiện. Đây là hoạt động đầu tiên trong nội dung thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục.
Hai là, xây dựng tổ chức bộ máy thực hiện pháp luật về quản lý viên chức
ngành giáo dục
Tổ chức bộ máy và con người sẽ quyết định chất lượng, cách thức tiến hành tổ chức thực hiện pháp luật về về quản lý viên chức ngành giáo dục. Trong hệ thống bộ máy nhà nước việc phân công trách nhiệm cơ quan, con người nào tham gia tiến hành thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dụcchính là một nội dung trong công tác tổ chức. Cụ thể đối với việc thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dụcdo hệ thống cơ quan hành chính nhà nước tiến hành mà đứng đầu là Chính phủ - thống nhất quản lý nhà nước về quản lý viên chức ngành giáo dục đồng thời là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai. Bộ Nội vụ với chức năng giúp Chính phủ quản lý nhà nước về quản lý viên chức nói chung trong đó có viên chức ngành giáo dục. Bộ Giáo dục và đào tạo phối hợp Bộ Nội vụ quản lý viên chức ngành. Theo phân cấp hành chính, ở địa phương là UBND các cấp và hệ thống cơ quan chuyên môn thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục.
Ba là, triển khai thực hiện các nội dung quản lý viên chức ngành giáo dục.
Trên cơ sở các nội dung đã phân tích ở mục 1.2.2; có 9 nội dung về quản lý viên chức nói chung và viên chức ngành giáo dục nói riêng. Vì vậy, các chủ thể có thẩm quyền để tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý giáo dục cần tổ chức để triển khai 9 nội dung đó trên thực tế.
Bốn là, tuyên truyền phổ biến pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo
dụcđể nâng cao nhận thức của các chủ thể và đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Đây là hình thức quan trọng trong việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục thể hiện bản chất Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; thể hiện hình thức quản lý thuyết phục giáo dục trong quản lý hành chính nhà nước.
Năm là, tiến hành kiểm soát và xử lý vi phạm về quản lý viên chức ngành giáo
dục.
Đây cũng là một nội dung trong công tác tổ chức thực hiện. Bởi lẽ khi ban hành những chính sách, pháp luật và thực hiện; một nội dung không thể thiếu đó là giám sát, kiểm tra, theo dõi việc triển khai những chính sách, pháp luật để đảm bảo những quy định đó được thực hiện đúng đắn trên thực tế. Thanh tra, kiểm tra là hoạt động thường xuyên của cấp trên với cấp dưới (trong mối quan hệ trực thuộc) nhằm xem xét, đánh giá mọi mặt hoạt động của cấp dưới khi thấy cần thiết hoặc trong trường hợp cần kiểm tra một vấn đề cụ thể nào đó. Vì vậy, khi tiến hành kiểm tra, thanh tra, cơ quan cấp trên hoặc thủ trưởng cơ quan có quyền áp dụng các biện pháp kỷ luật, biện pháp bồi thường thiệt hại vật chất hoặc áp dụng các biện pháp tác động tích cực với đối tượng kiểm tra như động viên, khen thưởng về vật chất hoặc tinh thần.
Sáu là, sơ kết, tổng kết việc thực hiện pháp luật quản lý viên chức ngành giáo
dục. Đây cũng là một nội dung trong hoạt động tổ chức thực hiện nhằm rút kinh nghiệm thực tế triển khai, đánh giá tình hình và đề ra giải pháp khắc phục.
Sơ kết, tổng kết là nhìn nhận đánh giá chung và rút ra những kết luận về những việc đã làm được, chưa làm được, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.