Những tồn tại, hạn chế Đối với chi đầu tư phát triển:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện cư jút, tỉnh đắk nông (Trang 52 - 55)

IV. Chi nộp NS cấp

2.3.2.Những tồn tại, hạn chế Đối với chi đầu tư phát triển:

3. Chi các hoạt động kinh tế 16.142 2414 31.943 4786 145,1 136,4 137,

2.3.2.Những tồn tại, hạn chế Đối với chi đầu tư phát triển:

Đối với chi đầu tư phát triển:

Ngoài những kết quả đã đạt được, việc thực hiện chính sách quản lý chi đầu tư phát triển trên địa bàn huyện còn một số hạn chế sau:

Một là, việc xây dựng kế hoạch chi xây dựng phát triển hàng năm còn bị động, chưa chặt chẽ, nhiều cơng trình hiệu quả đầu tư đem lại cịn thấp.

Hai là, bố trí vốn đầu tư cịn dài trải, trong khi đó có những nhiệm vụ chi cần thiết như nâng cấp cải tạo đường giao thông liên xã đã xuống cấp trầm trọng lại chưa được quan tâm, đầu tư kịp thời do huyện cịn khó khăn về nguồn vốn.

Ba là, chất lượng cơng tác tư vấn cịn chưa cao, nhất là tư vấn khảo sát lập dự án và lập thiết kế dự tốn cơng trình dẫn đến vẫn cịn sai sót về khối lượng, đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật.

Bốn là, cơng tác nghiệm thu ở một số đơn vị cịn hời hợt, qua loa, chất lượng công tác tư vấn giám sát chưa cao, nhiều cơng trình chất lượng kém, nhanh xuống cấp, một vài cơng trình chưa đưa vào sử dụng đã hư hỏng.

Năm là, công tác lập báo cáo quyết tốn vốn đầu tư cơng trình một số đơn vị chưa đảm bảo thời gian, còn chậm so với quy định.

Sáu là, công tác bảo hành cơng trình cịn chưa được chú trọng, khơng thực hiện trích kinh phí bảo hành cơng trình dẫn đến khơng đủ kinh phí thực hiện duy tu bảo dưỡng, đây là một trong những ngun nhân khiến cho cơng trình đầu tư xây dựng cơ bản nhanh xuống cấp, giảm hiệu quả đầu tư.

Đối với chi thường xuyên:

Việc xây dựng định mức chi Giai đoạn 2017 - 2020, huyện Cư Jút áp dụng định mức phân bổ chi thường xuyên theo Nghị quyết số 39/2016/NQ- HĐND ngày 15/12/2016 của HĐND tỉnh Đắk Nông. Tuy nhiên các định mức này cũng bộc lộ nhiều hạn chế, cụ thể như: Tiêu chí phân bổ chưa đảm bảo đầy đủ các chế độ, chính sách của nhà nước ban hành trong thời kỳ ổn định ngân sách; ấn định phân bổ đối với một số tiêu chí cịn chưa phù hợp, một số lĩnh vực chi định mức phân bổ rất thấp so với nhu cầu thực tế của địa phương. Định mức phân bổ chưa tính đến yếu tố trượt giá, chưa mang tính dự báo nên định mức phân bổ năm đầu tiên của giai đoạn thì tương đối phù hợp nhưng qua những năm tiếp theo đã thể hiện những hạn chế trong đó có việc mỗi năm ngân sách cấp trên ln phải bổ sung có mục tiêu rất nhiều nhiệm vụ, làm hạn chế tính chủ động trong điều hành ngân sách của địa phương. Không những vậy, trong thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020, một số chế độ chính sách do tỉnh ban hành mới, chế độ chi trả cho đối tượng thụ hưởng tăng lên nhưng khơng được tính bù vào định mức phân bổ dự toán như Nghị quyết số 30/2017/NQ-HĐND ngày 14/10/2017 của HĐND tỉnh Đắk Nông về việc quy định nội dung, mức chi bồi dưỡng đối với người làm

nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Nghị quyết số 28/2019/NQ-HĐND ngày 30/9/2019 của HĐND tỉnh Đắk Nông về việc quy định mức chi và việc sử dụng kinh phí thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao, Nghị quyết số 10/2019/NQ-HĐND ngày 19/7/2019 của HĐND tỉnh Đắk Nông quy định mức chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức...

Việc thực hiện chính sách quản lý chi thường xuyên trên địa bàn huyện còn một số hạn chế sau:

Một là, cơng tác lập dự tốn chi thường xun: Quy trình lập dự tốn chi thường xuyên theo quy định của Luật NSNN rất phức tạp, qua nhiều bước, tổng hợp nhiều mẫu biểu, đòi hỏi mất nhiều thời gian và cơng sức của các đơn vị và cơ quan tài chính. Ngồi ra, huyện phải thực hiện phân bổ dự toán theo quyết định của UBND tỉnh giao trong khi kỳ họp HĐND tỉnh và HĐND huyện khoảng thời gian tổ chức cách nhau rất gần do đó khơng đủ thời gian chuẩn bị, dẫn đến chất lượng phân bổ dự toán nhiều lúc chưa chuẩn xác.

Hai là, việc chấp hành dự toán chi thường xun: Vẫn cịn tình trạng lãng phí trong chi thường xuyên ở một số đơn vị, thể hiện ở việc mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc không đúng tiêu chuẩn, định mức; chưa thực hiện tiết kiệm trong chi tổ chức hội nghị, tiếp khách, hội thi, … gây tốn kém cho ngân sách. Cơng tác kiểm sốt chi của KBNN cơ bản bảo đảm đúng quy định, tuy nhiên đơi lúc giải quyết cơng việc cịn cứng nhắc, gây khó khăn cho các đơn vị sử dụng ngân sách trong quan hệ giao dịch với kho bạc. Công tác công khai ngân sách của các cấp ngân sách, các đơn vị sử dụng ngân sách chưa được thực sự quan tâm, cịn hình thức, cơng khai không đủ biểu mẫu quy định.

Ba là, công tác quyết toán chi thường xuyên: Báo cáo quyết toán của một số đơn vị sử dụng ngân sách nộp chậm thời gian so với quy định, chất lượng báo cáo chưa cao, hệ thống mẫu biểu chưa đầy đủ hoặc không khớp đúng giữa biểu chi tiết và biểu tổng hợp, gây khó khăn cho cơ quan tài chính trong việc xét duyệt quyết toán. Cơng tác xét duyệt quyết tốn của cơ quan tài chính vẫn chưa thực hiện đi sâu phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng ngân sách của các đơn vị dự toán mà chỉ dừng lại ở việc kiểm tra chứng từ hợp lệ và đối chiếu, xác định số liệu thu, chi.

Bốn là, công tác thanh tra, kiểm tra tuy đã được tiến hành thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm, tuy nhiên đôi lúc chỉ dừng ở việc nhắc nhở, rút kinh nghiệm chứ chưa xử ký kiên quyết đối với các đơn vị có sai phạm về tài chính, ngân sách.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện cư jút, tỉnh đắk nông (Trang 52 - 55)