Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế Đối với chi đầu tư phát triển:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện cư jút, tỉnh đắk nông (Trang 55 - 58)

IV. Chi nộp NS cấp

2.3.3.Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế Đối với chi đầu tư phát triển:

3. Chi các hoạt động kinh tế 16.142 2414 31.943 4786 145,1 136,4 137,

2.3.3.Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế Đối với chi đầu tư phát triển:

chế Đối với chi đầu tư phát triển:

Một là, hệ thống các văn bản pháp luật trong quản lý đầu tư và xây dựng trong thời gian nhìn chung cịn thiếu đồng bộ, một số quy định còn chồng chéo, nhiều hệ thống đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật còn thiếu, gây khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch và thực hiện chi đầu tư xây dựng.

Hai là, huyện Cư Jút trong những năm qua cơ sở hạ tầng còn chưa được đảm bảo, nhất là hệ thống đường liên thôn, liên xã đã xuống cấp trầm trọng trong khi nguồn vốn NSNN dành cho đầu tư xây dựng cơ bản còn rất hạn chế. Do đó, việc xây dựng kế hoạch đầu tư cịn bị ràng buộc bởi nguồn lực dẫn đến khó đáp ứng cùng một lúc nhiều mục tiêu.

Ba là, năng lực tư vấn khảo sát lập dự án và lập thiết kế cịn chưa cao, đơi lúc dẫn đến sai sót trong khâu số liệu, khối lượng, dẫn đến chất lượng hồ sơ dự án chưa đảm bảo.

Bốn là, một số địa phương còn chưa chú trọng trong việc thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng. Năng lực của một số chủ đầu tư cịn yếu, nhất là cấp xã, trình độ năng lực của cơ quan tham mưu trong các khâu: thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư còn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều dự án đầu tư hiệu quả thấp, gây lãng phí NSNN.

Năm là, trình độ năng lực của một số cán bộ làm công tác quản lý đầu tư xây dựng cịn chưa cao, cơng tác lập báo cáo quyết toán chưa kịp thời, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý trên lĩnh vực này.

Sáu là, công tác giám sát đầu tư chưa cao, sau quyết tốn cơng trình thiếu sự ràng buộc dẫn tới việc thực hiện bảo hành qua loa, trì hỗn, đại khái hoặc hết thời gian bảo hành, đơn vị thi công thiếu hợp tác sửa chữa. Công tác thanh tra, kiểm tra xây dựng cơ bản tuy được tiến hành thường xuyên nhưng kết luận, xử lý sai phạm còn chưa nghiêm minh.

Đối với chi thường xuyên:

Một là, hệ thống định mức phân bổ ngân sách chưa phù hợp khi áp dụng chung cho tồn giai đoạn, chưa tính đến yếu tố trượt giá, chưa mang tính dự báo, chậm được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tế địa phương qua các năm, nhiều định mức phân bổ ở một số lĩnh vực KT-XH cịn mang tính bình qn chung, chưa thấy hết đặc thù của từng địa phương.

Hai là, một số đơn vị, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện chưa nâng cao ý thức quản lý và sử dụng ngân sách tiết kiệm, có hiệu quả. Việc chấp hành cơ chế chi tiêu và quản lý tài chính, kế tốn ở một số nơi, một số chỗ chưa đúng quy định. Cơng tác cải cách thủ tục hành chính một số nơi chưa được đẩy mạnh.

Ba là, trình độ năng lực của một số kế tốn đơn vị chưa được nâng cao, chưa kịp thời cập nhật các văn bản, quy định mới về tài chính, kế tốn.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 đã đi sâu phân tích thực trạng thực hiện chính sách quản lý chi ngân sách tại huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nơng. Trên cơ sở phân tích các số liệu chi ngân sách nhà nước qua các năm, theo các lĩnh vực chi, cơ cấu, nội dung chi, phân tích xu hướng tăng, giảm số liệu qua các năm. Từ đó, đưa ra đánh giá, phân tích những ưu điểm, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện chính sách quản lý chi ngân sách tại huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. Cùng với Chương 1, Chương 2 sẽ làm cơ sở đề xuất các giải pháp hồn thiện thực hiện chính sách quản lý chi ngân sách tại huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nơng được trình bày trong Chương 3.

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện cư jút, tỉnh đắk nông (Trang 55 - 58)