Đối với HĐND và UBND tỉnh Đắk Nông

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện cư jút, tỉnh đắk nông (Trang 67 - 71)

IV. Chi nộp NS cấp

3.3.2.Đối với HĐND và UBND tỉnh Đắk Nông

3. Chi các hoạt động kinh tế 16.142 2414 31.943 4786 145,1 136,4 137,

3.3.2.Đối với HĐND và UBND tỉnh Đắk Nông

Kiến nghị HĐND tỉnh sớm ban hành Nghị quyết mới quy định hệ thống định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN áp dụng cho giai đoạn 2022 - 2026, thay thế cho Nghị quyết số 39/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của HĐND tỉnh Đắk Nông áp dụng cho giai đoạn 2017-2020 (kéo dài đến năm 2021) vì đã bước sang giai đoạn ổn định ngân sách mới. Trong đó, cần quan tâm đến yếu tố trượt giá, dự báo và những nhu cầu chi phát sinh tăng theo tốc độ phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng, tăng định mức chi đối với một số nhiệm vụ chi hiện nay có định mức rất thấp khơng đủ kinh phí cho việc thực hiện (như chi sự nghiệp khoa học công nghệ, y tế, môi trường, quốc phịng, an ninh, phát thanh truyền hình, …), xây dựng định mức phân bổ cho các lĩnh vực đảm bảo phù hợp, đúng thực tế, sát với định mức chi thường xuyên do Thủ tướng chính phủ quy định, đảm bảo đủ nguồn lực để địa phương thực hiện nhiệm vụ thường xuyên đặc thù và nhiệm vụ phát sinh.

Kiến nghị tỉnh xem xét, điều chỉnh đối với nguồn vốn tỉnh phân cấp cho huyện hiện nay là rất thấp so với nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đề nghị tỉnh xem xét, có quy định đối với việc tăng số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới hàng năm theo chỉ số tăng giá. Hiện nay, theo quy định, số bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện là số tuyệt đối và khơng đổi trong tồn thời kỳ ổn định ngân sách, trong khi đó địa phương có số thu NSNN trên địa bàn thấp, khả năng tự cân đối ngân sách của địa phương còn nhiều hạn chế, nhu cầu chi hàng năm ngày càng tăng nên khơng đảm bảo kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ.

Tiểu kết chương 3

Chương 3 đã trình bày phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cư Jút đến năm 2025, đưa ra giải pháp hồn thiện thực hiện chính sách quản lý chi ngân sách tại huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông trong những năm tới. Căn cứ vào phương hướng, mục tiêu đặt ra, chương 3 đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện thực hiện chính sách quản lý chi ngân sách bao gồm: nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư phát triển; đổi mới quản lý chi thường xuyên; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp đối với quản lý chi ngân sách; nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý, phụ trách tài chính ngân sách; tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước và các cơ quan liên quan. Từ đó, có những đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tài chính, HĐND và UBND tỉnh Đắk Nơng nhằm hồn thiện thực hiện chính sách quản lý chi ngân sách.

KẾT LUẬN

Thực hiện chính sách quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay là một yêu cầu cấp thiết có tính khách quan. Đây là yếu tố khách quan của các quy luật kinh tế, các Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để đổi mới cơ chế quản lý chi ngân sách, mà đây cịn là u cầu có tính cấp thiết từ thực tế những hạn chế trong quá trình quản lý và điều hành ngân sách của địa phương. Thực hiện quản lý chi ngân sách nhà nước có ý nghĩa về nhiều mặt, nó tác động, chi phối và quyết định đến kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH trên địa bàn huyện, đồng thời gắn với trách nhiệm quản lý, lãnh đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương từ huyện đến xã. Đây là một hoạt động có liên quan đến mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực, do đó cần phải được quan tâm đúng mức.

Qua phân tích, đánh giá việc thực hiện chính sách quản lý chi NSNN tại huyện Cư Jút, luận văn đã làm rõ một số vấn đề nổi bật sau:

Khái quát một cách có hệ thống và tương đối đầy đủ về cơ sở lý luận để làm nền tảng cho việc thực hiện chính sách quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. Đây không những là nhiệm vụ cần giải quyết đối với các vấn đề còn tồn tại trong thực tiễn đã nêu mà đây còn là mục tiêu, động lực để thúc đẩy việc hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng NSNN.

Qua phân tích, đánh giá những mặt đã đạt được và những tồn tại, hạn chế về thực hiện chính sách quản lý chi ngân sách trên địa bàn, từ đó đưa ra các giải pháp có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn địa phương nhằm quản lý, sử dụng NSNN có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Qua đây cũng là thách thức đối với chính quyền các cấp trong việc thực hiện

chức năng của mình để nâng cao hiệu quả quản lý, giúp địa phương thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng bộ đã đề ra.

Đề tài đã luận giải những vấn đề cơ bản về thực hiện chính sách quản lý chi ngân sách nhà nước, từ đó tìm ra những ngun nhân, đề ra các giải pháp có tính khả thi. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề thực hiện chính sách quản lý chi ngân sách trên địa bàn, giúp cho địa phương có những quyết sách và biện pháp hữu hiệu.

Mặc dù tác giả đã có những nỗ lực, cố gắng trong q trình học tập, tìm hiểu, nghiên cứu khoa học và viết luận văn nhưng vẫn khơng thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Do đó, kính mong nhận được những ý kiến góp ý của q thầy, cơ và các bạn đồng nghiệp để luận văn được tiếp tục hồn thiện, góp phần áp dụng vào việc thực hiện chính sách quản lý chi ngân sách ở địa phương đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới ./.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện cư jút, tỉnh đắk nông (Trang 67 - 71)