5 6/2021 2 20 Luật PCBLGĐ 2007; Luật HN&GĐ 2
3.2.1. Tăng cường phối hợp giữa các cấp chính quyền địa phương trong việc triển khai hiện chính sách phát triển gia đình văn hóa
việc triển khai hiện chính sách phát triển gia đình văn hóa
Để cụ thể hóa chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Chương trình giảm nghèo bền vững, Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), HĐND huyện tiếp tục xây dựng cơ chế, ban hành nhiều chính sách đặc thù đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn như các chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp; chính sách hỗ trợ ưu đãi cho hộ gia đình, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại các địa phương để nâng cao thu nhập cho mỗi gia đình, ổn định cuộc sống, góp phần xây dựng, phát triển GĐVH, đạt mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế nông nghiệp, vừa nâng cao chất lượng cuộc sống người, phát triển GĐVH trên địa bàn huyện.
Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội về ý nghĩa, vai trò của công tác phối hợp ba môi trường cá nhân, gia đình và chính quyền địa phương trong việc quản lý, triển khai thực hiện chính sách phát triển GĐVH; xác định rõ trách nhiệm, quyền
hạn của các bên liên quan đến các lĩnh vực gia đình, văn hóa, xã hội, dân số kế hoạch hóa gia đình...; mọi người phải ý thức luôn sẵn sàng phối hợp, chủ động phối hợp mà không có thái độ trông chờ hay ỷ lại vào các ngành chuyên môn; qua đó tạo sự đồng thuận cao và huy động được sự tham gia chủ động, tích cực của toàn xã hội đối với thực hiện chính sách phát triển GĐVH trên địa bàn huyện.
Các cấp chính quyền, ban, ngành địa phương, các đoàn thể theo chức năng, nhiệm vụ tiếp tục quan tâm, phối hợp với các cơ quan chuyên môn đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa; tăng cường quản lý các hoạt động phong trào, dịch vụ văn hóa (quán game, trò chơi điện tử, hàng quán,…), tuyên truyền, giáo dục pháp luật an toàn giao thông, giáo dục phòng chống ma túy, các tệ nạn xã hội, ngăn chặn và hạn chế sự xâm nhập của văn hóa phẩm độc hại vào các địa phương.
Các cấp, các ngành xây dựng cơ chế giám sát, thực hiện công khai hóa các chương trình, dự án đầu tư, đặc biệt là nguồn lực tài chính, cơ chế thực thi chính sách, các chế độ liên quan thiết thực đến người dân địa phương, các chế độ liên quan đến người nghèo, đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, để người dân được biết và tham gia, bảo đảm nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc thực hiện chính sách phát triển GĐVH trên địa bàn huyện, nhất là sự phối hợp giữa các ngành Văn hóa, Tư pháp, Nội vụ, Mặt trận, Ban dân vận, Ban vận động ĐSVH, Ban vì sự tiến bộ phụ nữ, công chức văn hóa xã hội cấp xã….. trong công tác nắm tình hình, thường xuyên cập nhật các dữ liệu văn hóa, xã hội, dân số, GĐVH, Khu dân cư văn hóa; Kịp thời giải quyết các khiếu nại, tranh chấp trong nội bộ nhân dân; Hướng dẫn, thực hiện vận động, động viên, hòa giải các trường hợp mâu thuẫn của các thành viên trong gia đình, hạn chế mâu thuẫn kéo dài, bạo lực gia đình, phân biệt về giới, dân tộc, phong tục tập quán; Nâng cao chất lượng xây dựng GĐVH, đổi mới các cơ chế, chính sách phát triển GĐVH, Khu dân cư văn hóa…
Đề xuất nghiên cứu xây dựng Chương trình phối hợp giữa ngành Tư pháp, Văn hóa với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giai đoạn 2020-2025, tập trung vào giám sát việc thực hiện pháp luật HN&GĐ, hòa giải ở cơ sở, bình đẳng giới, PCBLGĐ,
triển khai chính sách phát triển GĐVH trong đó quy định cụ thể các thiết chế để tăng cường tính thực thi, bảo đảm thực hiện nghiêm túc, đồng bộ và có hiệu quả; chú trọng xây dựng kế hoạch, nội dung triển khai hàng năm; định kỳ sơ kết, tổng kết, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, có biện pháp động viên, khen thưởng kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện chính sách phát triển GĐVH.
Tiếp tục thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động giữa Phòng VHTT&TTTH với Hội LHPN huyện về "Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch" giai đoạn 2018 – 2022, hiện thực hóa được nhiều chỉ tiêu về xây dựng gia đình, phát triển GĐVH với một số nội dung như tiếp tục tổ chức các hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống quê hương. Đẩy mạnh thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và Lễ hội; Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần trong các cấp hội, hội viên của Hội phụ nữ; Tăng cường các hoạt động Phòng chống bạo lực gia đình với nhiều hình thức phong phú, đa dạng phù hợp với chủ đề hoạt động từng năm. Tổ chức các lớp tập huấn, truyền thông, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc và phát triển bền vững; Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình; Tổ chức các buổi sinh hoạt, sinh hoạt chuyên đề về giáo dục đời sống gia đình cho cán bộ các cấp Hội, nhằm tạo dựng môi trường an toàn, tin cậy, yêu thương trong gia đình, dòng họ, cộng đồng. Phối hợp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về thể dục thể thao cho cán bộ phụ trách công tác gia đình văn hóa, xã hội các cấp để tổ chức và đẩy mạnh phong trào thể dục, thể thao, phát triển GĐVH tại các địa phương. Xây dựng và phát triển các CLB thể dục, thể thao; Ban vận động, tuyên tuyền ở các thôn, xã về thực hiện chính sách phát triển GĐVH… Tích cực quảng bá mô hình GĐVH, Khu dân cư văn hóa, kiểu mẫu, góp phần nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng trong xây dựng, bảo vệ hình ảnh, môi trường, góp phần phát triển bền vững du lịch quê hương Hiệp Đức.
Đối với công tác lãnh đạo, tổ chức, quản lý, phối hợp giữa các cấp chính quyền địa phương được xác định công tác thực hiện chính sách phát triển GĐVH là một nội dung quan trọng trong các kế hoạch, chương trình công tác thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Các chỉ tiêu xây dựng, phát triển GĐVH thuộc các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương; Ưu tiên nguồn lực cho 03 xã vùng cao còn nhiều tập tục lạc hậu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chủ động phối hợp cùng với các cơ quan, ban ngành, địa phương tham mưu Huyện ủy, UBND huyện triển khai có hiệu quả Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; chuyển hướng đầu tư phát triển, tăng cho vay tín dụng ưu đãi, hỗ trợ có điều kiện, đầu tư cơ sở hạ tầng cho cộng đồng để phát triển kinh tế hộ gia đình; gắn giảm nghèo với các chính sách về dân số, kế hoạch hóa gia đình, phát triển GDVH, giáo dục, y tế... tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với nguồn lực, trực tiếp tham gia, giám sát , công khai, dân chủ, phát huy tinh thần tự lực, tự cường và quyền làm chủ của đồng bào dân tộc thiểu số; khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại; chủ động tích cực vượt khó xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, chất lượng GĐVH tại các địa phương. [121, tr.15, 16, 17]