5 6/2021 2 20 Luật PCBLGĐ 2007; Luật HN&GĐ 2
3.2.3. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về thực hiện chính sách phát triển gia đình văn hóa
tầng lớp nhân dân về thực hiện chính sách phát triển gia đình văn hóa
Thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”, huyện Hiệp Đức đã và đang tích cực triển khai việc xây dựng môi trường văn hóa, trọng tâm là văn hóa gia đình, tạo nền tảng xây dựng nhân cách con người Hiệp Đức phát triển toàn diện. Trong bối cảnh hội nhập văn hóa ngày càng sâu rộng ngày nay, việc đề cao xây dựng và phát triển văn hóa, nhất là văn hóa ở cơ sở (bao gồm văn hóa gia đình, văn hóa học đường) là một việc làm thật có ý nghĩa trong việc định hướng xây dựng nhân cách con người Việt Nam nói chung, con người Hiệp Đức nói riêng.
Tiếp tục phát huy công tác tuyên truyền giáo dục về vai trò, vị trí của gia đình và công tác GĐVH, Khu dân cư văn hóa trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH, nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ chính quyền, đoàn thể, mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với việc xây dựng GĐVH bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; tích cực triển khai sâu rộng các luật và các văn bản quy phạm pháp luật về HN&GĐ, bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình kết hợp với các chính sách dân số, an sinh xã hội.
Công tác vận động quần chúng, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về thực hiện chính sách phát triển GĐVH phải được coi là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu, là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của hệ thống chính trị các cấp, trong đó, cấp cơ sở có trách nhiệm chủ động, tự lực, trực tiếp thực hiện. Các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp đẩy mạnh các phong trào hoạt động của quần chúng, các hoạt động văn hóa xã hội tại các khu dân cư và cử cán bộ tham gia các đội công tác phát động quần chúng, xây dựng chương trình kế hoạch phát triển, nhân rộng các GĐVH, Khu dân cư văn hóa. Quan tâm xây dựng đội ngũ cán
bộ làm công tác vận động quần chúng, tuyên truyền pháp luật, chính sách GĐVH có tâm huyết, biết nghe dân nói, nói dân nghe, làm dân tin.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm tạo hiệu ứng tích cực nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể, tổ chức xã hội, các gia đình và cộng đồng trong phòng, chống bạo lực gia đình; ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời hành vi bạo lực gia đình, góp phần xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người trong xã hội.
Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về công tác gia đình, phát triển GĐVH, phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, bảo vệ phụ nữ, trẻ em, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc; ý nghĩa ngày Gia đình Việt Nam; các tiêu chí ứng xử trong gia đình, tiêu chí phát triển GĐVH; ý nghĩa của văn hóa ứng xử trong gia đình; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình để xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Tuyên truyền về hậu quả của bạo lực gia đình, các địa chỉ hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; các gương điển hình tiêu biểu, mô hình PCBLGĐ, mô hình GĐVH, KDC văn hóa, kiểu mẫu tại cộng đồng đạt hiệu quả cao…
Tăng cường công tác truyền thông vận động nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng về vị trí, vai trò của gia đình, ý nghĩa của việc phát triển GĐVH trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước; về chủ trương, luật pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến gia đình, văn hóa, KDC, cộng đồng xã hội; về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của các gia đình, các cơ quan, những người thi hành công vụ liên quan đến chính sách phát triển GĐVH để bảo đảm, thúc đẩy việc thực hiện chủ trương, luật pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước trong công tác thực thi chính sách phát triển GĐVH, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng thành công các mục tiêu về chuẩn tiếp cận pháp luật, chuẩn các tiêu chí xây dựng NTM trên địa bàn huyện.
Thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng sống, tinh thần trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, bảo đảm bình đẳng giới; trách nhiệm thực hiện nếp sống văn
minh, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; xây dựng tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, giúp đỡ, nhắc nhở, động viên nhau thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, xây dựng KDC văn hóa; lên án các hành vi bạo lực gia đình, phân biệt đối xử nam, nữ...
Tập trung phát triển văn hóa đặc thù riêng của huyện Hiệp Đức trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc 3 xã vùng cao; nâng cao trình độ nhận thức của người dân tộc thiểu số thông qua tập huấn chính sách phát triển kinh tế, GĐVH, chính sách dân số; tạo việc làm cho người đồng bào dân tộc thiểu số thông qua phát triển sản xuất các sản vật do đồng bào dân tộc thiểu số nhiều tiềm năng của địa phương như cơm lam, rượu cần, thổ cẩm, phát triển các làng nghề truyền thống…
Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc, nhất là Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12-3-2003, của Hội nghị Trung ương 7 khóa IX, “Về công tác
dân tộc”; Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30-10-2019, của Bộ Chính trị, về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới” và Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, ngày 14-1-2011, của Chính phủ, “Về công tác dân tộc”. Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho đồng bào các dân tộc thiểu số tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc. Đặc biệt động viên, khuyến khích đồng bào phát hiện những điểm chưa hợp lý, chưa phù hợp trong các chính sách dân tộc để kiến nghị với các cấp xây dựng và hoàn thiện các chính sách dân tộc, góp phần thúc đẩy chính sách phát triển GĐVH trên địa bàn huyện. [121, tr.20, 21]