Tiếp tục vận động phong trào xây dựng hương ước, quy ước, gia đình văn hóa tại các khu dân cư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách phát triển gia đình văn hóa trên địa bàn huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam (Trang 70 - 73)

5 6/2021 2 20 Luật PCBLGĐ 2007; Luật HN&GĐ 2

3.2.5. Tiếp tục vận động phong trào xây dựng hương ước, quy ước, gia đình văn hóa tại các khu dân cư

Tiếp tục thực hiện Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 8/5/2018 “Về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước”. Xây dựng hương ước, quy ước gắn với phát huy dân chủ ở cơ sở, khuyến khích hoạt động tự quản của cộng đồng dân cư, cùng với tinh thần trách nhiệm của công chức tư pháp, công chức văn hóa và cán bộ thôn, làng để triển khai thực hiện hiệu quả các quy chế, hương ước...

Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước; phát huy vai trò của trưởng bản, người cao tuổi, người có uy tín trong việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục đồng bào thực hiện hương ước, quy ước.

Xây dựng nội dung hương ước, quy ước cần ngắn gọn, dễ nhớ, thiết thực, phù hợp với đặc thù từng vùng, miền, từng dân tộc, từng tôn giáo,… phù hợp với lợi ích, nguyện vọng chung của cộng đồng dân cư. Tránh tình trạng xây dựng hương ước, quy ước theo phong trào, chạy theo thành tích. Trên cơ sở đó xây dựng các tiêu chí phát triển GĐVH gắn với xây dựng đời sống văn hóa, khu dân cư kiểu mẫu, xây dựng thành công chương trình NTM.

Chú trọng công tác đánh giá thực tiễn triển khai xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước, gia đình văn hóa ở các khu dân cư để kịp thời phát hiện những hạn chế, bất cập để đề xuất sửa đổi, bổ sung. Thường xuyên quan tâm đến việc rà soát, phát hiện, sửa đổi hương ước, quy ước, các tiêu chí GĐVH, Khu dân cư văn hóa phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán địa phương, những vấn đề, nội dung mới để đảm bảo yêu cầu thực tiễn.

Phát huy vai trò gương mẫu của đảng viên, cán bộ, công chức sinh hoạt ở các khu dân cư thực hiện hương ước, quy ước; nâng cao tinh thần trách nhiệm của các già làng, trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ hòa giải, những người có uy tín ở cơ sở để kết nối, lấy ý kiến, huy động nguồn lực của người dân và xã hội tham gia xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước, GĐVH ở các khu dân cư trên địa bàn huyện.

Đề xuất các cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện về chính sách, tôn vinh các giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hoá gia đình, phát huy những giá trị mới, xây dựng mô hình GĐVH Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Xây dựng cơ chế, chính sách và một số quy định mới trong chính sách phát triển GĐVH, chính sách DS-KHHGĐ vào hương ước, quy ước; tiếp tục xem đây là một tiêu chí bắt buộc trong việc xem xét công nhận cơ quan, đơn vị, làng, thôn, tổ và GĐVH. Tăng cường đầu tư thường xuyên mọi nguồn lực cho phong trào xây dựng phát triển GĐVH và công tác dân số, PCBLGĐ để góp phần phát triển toàn diện nền kinh tế xã hội, lĩnh vực GĐVH, KDCVH của mỗi địa phương trong thời gian đến.

Cùng với tiếp tục đẩy mạnh và không ngừng nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, cần có cơ chế chính sách khuyến khích động viên kịp thời những cá nhân, tổ chức, GÐVH tiêu biểu; tuyên truyền nhân rộng những GÐ có nhiều thành tích; phê phán những biểu hiện tiêu cực trong việc xây dựng GÐVH, phòng chống quyết liệt những biểu hiện tiêu cực xâm hại; có biện pháp loại trừ những sản phẩm văn hoá độc hại tác động ảnh hưởng đến chính sách phát triển GÐVH, qua đó tạo sức mạnh chung tay, góp sức, tích cực quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện của các ban, ngành và toàn xã hội.

Xây dựng hương ước, uy ước gắn với xây dựng các tiêu chí xét, đánh giá GĐVH, lấy lợi ích thiết thực và đời sống vật chất, tinh thần của người dân làm thước đo cho hiệu quả của thực hiện chính sách phát triển GĐVH và nâng cao hiệu quả trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại các địa phương. Khuyến khích phát triển thêm ngành nghề mới, tạo sự liên kết giữa các hội, câu lạc bộ, cộng đồng dân cư trong việc góp ý xây dựng hương ước, quy ước, quy chế triển khai thực hiện chính sách phát triển GDVH phù hợp với điều kiện, tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn.

Tham mưu với UBND huyện ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển GÐ Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2045; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trình UBND huyện phê duyệt Ðề án truyền thông giáo dục đạo đức, lối sống trong GÐ đến năm 2025; Kế hoạch phòng chống bạo lực GÐ giai đoạn 2021 – 2025, đồng thời tổ chức các hội thảo, nghiên cứu khoa học về phát triển chính sách GÐVH, sự thay đổi lối sống, nếp sống, phong cách ứng xử của mỗi thành gia trong

GÐ ở các địa phương trên địa bàn huyện hiện nay và trong những năm tiếp theo. [121, tr.25, 26]

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách phát triển gia đình văn hóa trên địa bàn huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam (Trang 70 - 73)