Một số bệnh thường gặp trên lợn nái sinh sản

Một phần của tài liệu Thực hiện qui trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn nái nuôi tại trại lợn công ty cổ phần thiên thuận tường, cẩm phả, quảng ninh (Trang 27)

2.3.4.1. Bệnh viêm tử cung:

* Nguyên nhân bệnh viêm tử cung

Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002), viêm tử cung là một quá trình bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ. Quá trình viêm phá huỷ các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất khả năng sinh sản ở gia súc cái.

Theo các tác giả Nguyễn Xuân Bình (2000); Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [9], bệnh viêm tử cung ở lợn nái thường do các nguyên nhân sau:

- Công tác phối giống không đúng kỹ thuật, nhất là phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo làm xây xát niêm mạc tử cung, dụng cụ dẫn tinh không được vô trùng khi phối giống có thể từ ngoài vào tử cung lợn nái gây viêm.

- Lợn nái phối giống trực tiếp, lợn đực mắc bệnh viêm bao dương vật hoặc mang vi khuẩn từ những con lợn nái khác đã bị viêm tử cung, viêm âm đạo truyền sang cho lợn khoẻ.

- Lợn nái đẻ khó phải can thiệp bằng thủ thuật gây tổn thương niêm mạc tử cung, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, viêm tử cung kế phát.

- Lợn nái sau khi đẻ xong bị sát nhau xử lý không triệt để cũng dẫn đến viêm tử cung.

- Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như: Sảy thai truyền nhiễm, Phó thương hàn, bệnh Lao… gây viêm.

- Do vệ sinh chuồng đẻ, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái trước và sau đẻ không sạch sẽ, trong thời gian đẻ cổ tử cung mở vi sinh vật có điều kiện để xâm nhập vào gây viêm.

Theo Đoàn Kim Dung và Lê Thị Tài (2002) cho biết, nguyên nhân gây viêm tử cung là do vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), Liên cầu dung huyết (Streptococcus hemolitica) và các loại Proteus vulgaris, Klebriella, E. coli…

* Triệu chứng:

Sản dịch của lợn nái bình thường kéo dài trong vòng 4 - 5 ngày cá biệt tới 6-7 ngày, sản dịch có màu sắc hơi đỏ do lẫn máu, sau chuyển dần sang vàng hay trắng và trong. Trong trường hợp viêm thì sản dịch có thể có màu đen hôi thối, mùi tanh rất khó chịu.

* Chẩn đoán lâm sàng bệnh viêm tử cung

Xuất phát từ quan điểm lâm sàng thì bệnh viêm tử cung thường biểu hiện vào lúc đẻ và thời kỳ tiền động dục, vì đây là thời gian cổ tử cung mở nên dịch viêm có thể chảy ra ngoài. Số lượng mủ không ổn định, từ vài ml cho tới 200 ml hoặc hơn nữa. Tính chất mủ cũng khác nhau, từ dạng dung dịch màu trắng loãng cho tới màu xám hoặc vàng, đặc như kem, có thể màu máu cá. Người ta, thấy rằng thời kì sau sinh đẻ hay xuất hiện viêm tử cung cấp tính, viêm tử cung mãn tính thường gặp trong thời kì cho sữa. Hiện tượng chảy mủ ở âm hộ có thể cho phép nghi viêm nội mạc tử cung.

Khi lợn nái mang thai, cổ tử cung sẽ đóng rất chặt vì vậy nếu có mủ chảy ra thì có thể là do viêm bàng quang. Nếu mủ chảy ở thời kỳ động đực thì có thể bị nhầm lẫn.

Mỗi thể viêm khác nhau biểu hiện triệu chứng khác nhau và có mức độ ảnh hưởng khác nhau tới khả năng sinh sản của lợn nái. Để hạn chế tối thiểu hậu quả do viêm tử cung gây ra cần phải chẩn đoán chính xác mỗi thể viêm từ

đó đưa ra phác đồ điều trị tối ưu nhằm đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, thời gian điều trị ngắn nhất, chi phí điều trị thấp nhất.

Điều trị

Dùng kháng sinh Cefquinom với liều 20 ml/con/lần trong 3 ngày liên tục, dùng Oxytocin để đẩy dịch viêm ra ngoài với liều 3 ml/con/lần, kết hợp với thụt rửa 2 lần/ngày.

Thụt rửa: 1l nước ấm + 20g Amox bột/ nái.

2.3.4.2. Bệnh viêm vú

Bệnh viêm vú trên lợn nái thường gặp trong giai đoạn nuôi con, vú bị viêm dẫn đến sốt, kém ăn hoặc bỏ ăn, từ đó lượng sữa giảm, hoặc mất hẳn sữa. Lợn con không được bú sữa đầu, hoặc bú sữa lợn mẹ viêm sẽ bị tiêu chảy, không thể chữa khỏi hoàn toàn.

* Nguyên nhân gây bệnh viêm vú

Trần Minh Châu (1996) cho biết, khi lợn nái đẻ nếu nuôi không đúng cách, chuồng bẩn thì các vi khuẩn Mycoplasma, các cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột xâm nhập gây viêm vú. Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm vú ở lợn nái là thức ăn không phù hợp cho lợn nái, không giảm khẩu phần thức ăn cho lợn nái trước khi đẻ một tuần làm cho lượng sữa tiết ra quá nhiều gây tắc sữa. Sau vài ngày đẻ mà lợn con không bú hết, sữa lưu là môi trường tốt cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm.

+ Do kế phát từ một số bệnh: Sát nhau, viêm tử cung, bại liệt sau đẻ, viêm bàng quang… khi lợn nái bị những bệnh này vi khuẩn theo máu về tuyến vú cư trú tại đây và gây bệnh.

+ Lợn nái tốt sữa, lợn con bú không hết hoặc lợn nái cho con bú một hàng vú, hàng vú còn lại căng sữa. Lợn con bú làm xây xát bầu vú hoặc lợn con bị bệnh không bú, sữa xuống nhiều bầu vú căng dễ dẫn đến viêm (Trương Lăng, 2000).

+ Do quá trình chăm sóc nuôi dưỡng kém, chất độn chuồng và ổ đẻ bẩn, sau khi đẻ bầu vú không được vệ sinh sạch, hàng ngày không vệ sinh bầu vú, thời tiết quá ẩm kéo dài dẫn đến viêm.

* Triệu chứng

Bình thường bệnh viêm vú xảy ra sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 5 - 7 ngày có khi đến một tháng. Theo Ngô Nhật Thắng (2006), viêm vú thường xuất hiện ở một vài vú nhưng đôi khi cũng lan ra toàn bộ các vú. Vú có màu hồng, sưng, đỏ, sờ vào thấy nóng, hơi cứng, ấn vào lợn nái có phản ứng đau. Lợn nái giảm ăn, trường hợp nặng thì bỏ ăn, sốt cao 40,5 - 42˚C kéo dài trong suốt thời gian viêm, sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú. Lợn con thiếu sữa kêu la chạy vòng quanh lợn mẹ đòi bú, lợn con ỉa chảy, xù lông, gầy tọp, tỷ lệ chết cao 30 - 100% (Lê Hồng Mận, 2002). Vắt sữa ở những vú bị viêm thấy sữa loãng, trong sữa có những cặn hoặc cục sữa vón lại, xuất hiện những mảnh cazein màu vàng, xanh lợn cợn, đôi khi có máu.

* Điều trị

Dùng Cefquinom liều 20 ml/con/lần, ngoài ra kết hợp chườm đá lạnh vùng vú và tiến hành vắt cho tia sữa không bị tắc.

2.3.3. Hội chứng đẻ khó

Lợn đẻ mà thời gian ra thai kéo dài nhưng thai vẫn không được đẩy ra ngoài. Bệnh biểu hiện dưới nhiều hình thức, diễn biến khác nhau. Không những gây bệnh cho cơ quan sinh dục mà còn dẫn đến hiện tượng vô sinh, thậm chí cả mẹ lẫn con có thể chết. Do đó, đẻ khó gây thiệt về kinh tế cho ngành chăn nuôi.

- Nguyên nhân:

Do chuồng chật, thiếu vận động, xương chậu lợn mẹ hẹp, lợn mẹ quá béo, khẩu phần ăn thiếu dinh dưỡng hoặc do thai to, thai ngược, thai chết

Lợn nái rặn nhiều lần, thời gian lâu mà không đẻ được, cơn co bóp rặn đẻ thưa dần, lợn nái mệt mỏi, khó chịu, nước ối tiết ra nhiều và có lẫn máu (màu hồng nhạt). Có trường hợp lợn nái đẻ được một con, nhưng vẫn đẻ khó ở con tiếp theo. Khi đưa tay vào kiểm tra thấy thai nằm ngay xương chậu nhưng do đẻ ngược thai (quay lưng ra), do xương chậu hẹp nhưng bào thai quá to.

- Hậu quả:

Nếu không can thiệp kịp thời thì thai ngạt và chết, lợn mẹ kiệt sức. Biện pháp can thiệp không đúng cách, gây xây sát niêm mạc tử cung hoặc dụng cụ thủ thuật không đảm bảo vệ sinh làm lợn bị nhiễm một số bệnh như: viêm tử cung, viêm vú, xảy thai truyền nhiễm...khi niêm mạc có những vết sẹo sẽ gây cản trở cho quá trình thụ thai, thai làm tổ... dẫn đến xảy thai, đẻ non, thậm trí là vô sinh.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng

Lợn nái tại công ty Thiên Thuận Tường, Cẩm Phả, Quảng Ninh

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: công ty Thiên Thuận Tường, Cẩm Phả, Quảng Ninh - Thời gian tiến hành: từ ngày 14/12/2020 đến ngày 02/06/2021

3.3. Nội dung thực hiện

* Đánh giá tình hình chăn nuôi tại Công ty Thiên Thuận Tường, Cẩm Phả, Quảng Ninh

* Thực hiện quy trình chăm sóc lợn nái * Biện pháp phòng trị bệnh cho lợn nái

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện

- Cơ cấu của đàn lợn nái nuôi tại trang trại chăn nuôi lợn thuộc công ty Thiên Thuận Tường, Cẩm Phả, Quảng Ninh

- Tình hình sinh sản của lợn nái tại trại.

- Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái. - Biện pháp vệ sinh phòng bệnh.

- Lịch tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn nái tại trại. - Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái của trại

- Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái của trại.

3.4.2. Phương pháp thực hiện

- Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại: công ty Thiên Thuận Tường, Cẩm Phả, Quảng Ninh, để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại chúng em tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại.

- Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái nuôi tại trại: Thực hiện các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn mà trang trại đang thực hiện.

- Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn: Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn, chúng em tiến hành theo dõi hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Quan sát các biểu hiện như: trạng thái cơ thể, bộ phận sinh dục ngoài, dịch rỉ viêm, phân.... ghi chép vào nhật ký thực tập hàng ngày. Từ các triệu chứng thu thập được tiến hành chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn dưới sự hướng dẫn của kỹ sư trại.

Sáng sớm, em tiến hành kiểm tra tình hình bệnh tật, sau đó cho lợn ăn, vệ sinh chuồng trại và điều trị bệnh cho đàn lợn nếu có.

Tùy vào thời tiết điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho từng chuồng.

Bằng biện pháp quan sát ta có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của đàn lợn và nó giúp phân biệt lợn khỏe lợn ốm, bệnh để điều trị.

- Lợn khỏe:

+ Trạng thái chung: Lợn khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thích hoạt động, đi lại quanh chuồng, khi đói thì kêu rít đòi ăn, phá chuồng.

+ Nhiệt độ cơ thể trung bình 38,5 o C; nhịp thở 8 - 18 lần/phút. Lợn con có thân nhiệt và nhịp thở cao hơn một chút.

+ Mắt khô ráo, không bị sưng, không có rử kèm nhèm, niêm mạc, kết mạc mắt có màu vàng nhạt, không đỏ tía.

+ Gương mũi ướt không chảy dịch, không cong vẹo, không bị loét. + Chân có thể đi lại được bình thường, không sưng khớp hoặc cơ bắp không bị tổn thương, khoeo chân không bị dính bết phân.

+ Lông mượt, mềm, không dựng đứng, cũng không bị rụng.

+ Phân mềm thành khuôn, không bị táo hoặc lỏng. Màu sắc phân phụ thuộc vào thức ăn, nhưng thường có màu như màu xanh lá cây đến màu nâu,

không đen hoặc đỏ. Phân không bị bao quanh bởi màng trắng, không lẫn kí sinh trùng, không có mùi tanh, khắm.

+ Lợn đi đái thường xuyên, nước tiểu nhiều, màu trắng trong hoặc vàng nhạt.

- Lợn ốm: Trong thời gian trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc đàn lợn, em đã quan sát và phát hiện những lợn có biểu hiện không bình thường như....

+Trạng thái chung thấy mệt mỏi, nằm im lìm, cách xa con khác hoặc lùi vào trong lớp rác lót chuồng, đi lại xiêu vẹo hoặc không muốn cử động, dù bị đánh cũng không đứng dậy nổi. Lợn kém hoặc bỏ ăn. Lưng gồng lên là do đau bụng hoặc rặn ỉa khi bị táo bón.

+ Nhiệt độ cơ thể thường lên 40 o C (có khi lên đến 42 o C). Nhịp tim hoặc nhịp thở cao hoặc thấp hơn bình thường.

+ Mắt nhắm hoặc chỉ hé mở, nháy lia lịa khi có ánh sáng chiếu vào, có thể bị mù, viêm kết mạc mắt.

+ Mũi thường bị khô. Nếu mũi bị cong vẹo lợn có thể mắc bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm. Mũi bị loét có thể do lợn mắc bệnh ở miệng hoặc Lở mồm long móng (LMLM).

+ Chân có thể bị tụt móng, vành và kẽ móng bị loét nếu lợn mắc bệnh LMLM. Khủy chân bị dính bết phân là do lợn bị ỉa chảy. Lợn có thể bị què, bại liệt, không đi lại được nếu thức ăn bị thiếu khoáng.

+ Tai có màu tím, đỏ hoặc xanh là do lợn bị sốt, bị dịch tả hoặc bị tai xanh.

+ Màu của phân rất quan trọng. Màu và mùi khác thường của phân cho thấy lợn đang bị bệnh. Phân màu trắng là bị bệnh phân trắng lợn con, phân màu đen là dấu hiệu bị xuất huyết dạ dày, ruột non, phân màu đỏ là bị xuất huyết ở ruột già, phân có mùi tanh khắm là dấu hiệu của bệnh dịch tả.

+ Nếu quan sát lượng và màu của nước tiểu của lợn vì những dấu hiệu không bình thường về lượng và màu cho thấy những vấn đề trong hệ bài tiết.

Nước tiểu ít, có màu đỏ là do bị xuất huyết, màu vàng đỏ (có lẫn máu) có thể do viêm thận, bàng quang, màu đỏ sẫm có thể do kí sinh trùng đường máu, màu vàng do bệnh ở gan.

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn tại công ty Thiên Thuận Tường, Cẩm Phả, Quảng Ninh qua 3 năm từ 2019 – 2021

Hiện nay trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,45 - 2,5 lứa/ năm. Số con sơ sinh là 13,31 con/ đàn, số con cai sữa 12,6 con/ đàn.

Tại trại lợn con theo mẹ có xu hướng được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 28 ngày tuổi tiến hành cai sữa và chuyển sang chuồng cai sữa của trại. Quá trình thực tập tốt nghiệp tại trại, em đã tiến hành theo dõi tình hình chăn nuôi của trại trong 3 năm (2019 - 2021) qua số liệu trực tiếp tại thời điểm thực tập và trên hệ thống sổ sách của trại. Kết quả được trình bày qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn tại công ty Thiên Thuận Tường, Cẩm Phả, Quảng Ninh qua 3 năm 2019 - 2021

STT Loại lợn 2019 2020 2021 1 Lợn đực giống 23 17 19 2 Lợn nái sinh sản 320 337 403 3 Lợn con 5195 7963 9600 4 Lợn thịt 9546 8998 6412 Tổng 15084 17315 16434

Qua bảng 4.1 cho thấy: Mặc dù thị trường chăn nuôi lợn trong thời gian qua có nhiều biến động bất lợi cho người chăn nuôi, nhưng trại chăn nuôi vẫn tăng số lượng đầu lợn so với những năm trước.

Từ năm 2019 đến 2021 tổng đàn lợn tại trại tăng từ 15084 lên 16434 con. Trong đó, lợn nái sinh sản tăng từ 320 con lên 403 con; lợn con tăng từ 5195

lên 9600 con; lợn đực giống giảm từ 23 xuống 19 con; lợn thịt giảm từ 9546 xuống còn 6412 con năm 2021.

Từ những kết quả trên cho thấy, quy mô chăn nuôi của trại khá ổn định. Để duy trì được quy mô số đầu lợn này, trang trại đã phải rất nỗ lực khắc phục khó khăn để đạt được mục tiêu đề ra.

4.2. Thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái

4.2.1. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập

Bảng 4.2. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập

Tháng Nái hậu bị Nái chửa Nái đẻ, nuôi con

12 15 260 60 1 0 275 60 2 30 220 75 3 0 270 70

Một phần của tài liệu Thực hiện qui trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn nái nuôi tại trại lợn công ty cổ phần thiên thuận tường, cẩm phả, quảng ninh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)