Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện qui trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn nái nuôi tại trại lợn công ty cổ phần thiên thuận tường, cẩm phả, quảng ninh (Trang 38)

Tháng Số con đẻ Đẻ bình

thường Tỷ lệ (%)

Số con đẻ khó

phải can thiệp Tỷ lệ (%)

12 60 60 100,00 0 0,00 1 60 60 100,00 0 0,00 2 75 75 100,00 0 0,00 3 70 70 100,00 0 0,00 4 66 66 100,00 0 0,00 5 72 72 100,00 0 0,00 Tổng 403 403 100,00 0 0,00

Kết quả bảng 4.3 cho thấy: trong thời gian theo dõi có 403 nái đẻ, 100% nái đẻ bình thường, tỷ lệ lợn nái đẻ phải can thiệp là không có do trong quá trình chăm sóc đã thực hiện đúng quy trình về thức ăn cho lợn nái mang thai.

Trong đỡ đẻ em rút được kinh nghiệm là cần chuẩn bị tốt lồng úm cho lợn con, vệ sinh vùng mông và âm hộ con mẹ trước khi đẻ. Khi lợn đẻ phải chú ý từng con một để biết con nào đẻ khó, con nào đẻ dễ, chú ý thời gian đẻ của mỗi con để biết nhanh hay chậm. Nếu con mẹ đẻ khó cần can thiệp sớm bằng cách dùng oxytocin để kích thích co bóp cơ trơn tử cung, xoa bầu vú.

Nếu thai quá to, con mẹ rặn đẻ không được phải nhanh chóng can thiệp đưa con ra ngoài để tránh ngạt, làm chết những con còn lại trong tử cung. Khi can thiệp phải chú ý sát trùng tay, đeo găng tay sát trùng, vệ sinh vùng mông, âm hộ, phải tiến hành nhẹ nhàng tránh gây đứt nhau, sây sát niêm mạc tử cung con nái. Những người trực tiếp đỡ đẻ và can thiệp đẻ khó phải cắt móng tay, nếu để móng tay dài có thể làm tổn thương lợn con mới sinh, ảnh hưởng tới niêm mạc tử cung của lợn mẹ.

4.4. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái

Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con đẻ ra

Tháng Số lợn nái đẻ Số con đẻ ra Số con còn sống đến cai sữa Tỷ lệ (%)

12 60 809 692 85,54 1 60 838 745 88,90 2 75 890 775 87,08 3 70 820 810 98,78 4 66 856 840 98,13 5 72 827 791 95,65 Tổng 403 5040 4653 92,32

Kết quả bảng 4.4 cho thấy: Trong thời gian thực tập em được phân công chăm sóc 403 nái đẻ. Khi lợn chuyển lên chuồng đẻ thì thẻ nái được gắn vào mỗi bảng thức ăn ở đầu ô chuồng, ghi ngày đẻ dự kiến, ghi bảng thức ăn để tiện cho ăn và chuẩn bị đỡ đẻ. Khi chăm sóc lợn nái bầu giai đoạn trước khi đẻ phải chú ý về khẩu phần ăn của từng con lợn, khi tra thức ăn cho lợn phải nhìn vào bảng thức ăn của từng con, nếu cho ăn quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng tới bào thai.

Số lượng lợn con có sự chênh lệch sau các tháng và từ lúc đẻ đến lúc cai sữa là do 3 tháng đầu tiên giá lợn thấp, dịch đang diễn biến mạnh, nên số con đẻ ra được loại bớt. Các tháng về sau giá đã ổn định và dịch bắt đầu được dập tắt nên số lợn con đẻ ra sẽ được nuôi toàn bộ.

Hàng ngày, ngoài các công việc trên, em còn tham gia vào vệ sinh chuồng trại, sát trùng chuồng nuôi với các công việc cụ thể như sau: rắc vôi ở đường đi và hai đường tra thức ăn để tiêu diệt mầm bệnh, vi khuẩn.

Vệ sinh máng ăn: khi lau máng ăn của lợn mẹ phải chú ý vét hết thức ăn thừa, lau thật sạch để tránh thức ăn thừa còn trên máng bị thiu, mốc, con mẹ ăn phải sẽ ảnh hưởng sức khỏe, nếu lợn bầu ăn phải thức ăn mốc, ôi thiu dễ bị sảy thai. Cần xịt gầm chuồng hàng ngày để tránh mùi hôi bốc lên và giữ chuồng trại sạch sẽ hơn, khi xịt gầm chuồng cần chú ý không để nước bắn lên trên, làm ẩm ướt chuồng nuôi, không nên xịt gầm chuồng quá sớm vào mùa đông, nên xịt gầm chuồng sau 9 giờ để tránh lợn con bị lạnh sẽ dễ mắc bệnh hô hấp, tiêu chảy.

4.5. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn nái sinh sản tại Công ty Thiên Thuận Tường, Cẩm Phả, Quảng Ninh. Công ty Thiên Thuận Tường, Cẩm Phả, Quảng Ninh.

4.5.1. Thực hiện biện pháp vệ sinh phòng bệnh

Với kinh nghiệm chăn nuôi của ông cha ta “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, công tác phòng bệnh cho đàn lợn là hết sức cần thiết, luôn được quan tâm hàng đầu và quan trọng nhất. Tại trại chăn nuôi Thiện Thuận Tường, công tác này cũng luôn được thực hiện một cách tích cực, chủ động. Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các chuồng, đi từ khu vực này sang khu vực khác và hạn chế đi ra khỏi trại, đã ra ngoài về trại phải sát trùng, khi các phương tiện vào trại phải được sát trùng nghiêm ngặt tại cổng vào trại.

Quy trình tiêm phòng vaccine phòng bệnh cho đàn lợn luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng kỹ thuật, đúng quy trình. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể lợn có miễn dịch chủ động, để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút gây bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhằm hạn chế những rủi ro, bất cập trong chăn nuôi.

Để đạt được hiệu quả tiêm phòng tốt nhất cho đàn lợn thì ngoài hiệu quả của vaccine, phương pháp sử dụng vaccine, loại vaccine... còn phải phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ lợn. Trên cơ sở đó, trại chỉ tiêm phòng vaccine cho những con khoẻ mạnh không mắc bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh mãn tính khác để tạo khả năng miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn.

4.5.2. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn nái

Bảng 4.5. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn nái Thời Thời

điểm phòng

bệnh

Bệnh được

phòng Loại vắc xin Liều dùng

Đường tiêm Số con tiêm Tỷ lệ ( % ) đẻ - Hội chứng MMA -Đẩy sản dịch Vettrimoxin LA - Oxytocin 1ml/20kgTT 2ml Tiêm bắp Khấu đuôi 60 100 2 tuần sau đẻ Sảy thai truyền nhiễm Parowsuar B 2ml Tiêm bắp 60 100 3 tuần sau đẻ Suyễn Hội chứng còi cọc Ingelvac Myco + Ingelvac Circo 2ml Tiêm bắp 60 100 Cai sữa Kích thích lên giống Confavit 500 2ml Tiêm bắp 60 100

Bảng 4.5 là quy trình phòng bệnh cho đàn lợn nái bằng vắc xin và thuốc của trại.

Hàng tuần, lợn nái đang đẻ được tiêm Vettrimoxin LA-Oxytocin để phòng hội chứng MMA và kích sản dịch ra ngoài. Lợn đẻ 2 tuần được tiêm Farowsuar B để phòng sảy thai truyền nhiễm. 3 tuần sau đẻ sẽ được tiêm vắc xin Ingelvac Myco+Ingelvac Circo là vắc xin suyễn và hội chứng còi cọc. heo nái cai sữa sẽ được tiêm Confavit 500 để kích thích lên giống.

Việc sử dụng vắc xin để phòng bệnh được thực hiện nghiêm túc theo đúng lịch tiêm vắc xin của công ty Hòa Phát. Nhờ đó mà khả năng miễn dịch của lợn được tăng lên, tỷ lệ số nái mắc các bệnh về sinh sản giảm, số con sinh ra nhiều, lợn con đẻ ra khỏe mạnh ít bị bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế.

4.6. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại công ty Thiên Thuận Tường, Cẩm Phả, Quảng Ninh. Thiên Thuận Tường, Cẩm Phả, Quảng Ninh.

4.6.1 Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái tại Công ty Thiên Thuận Tường, Cẩm Phả, Quảng Ninh Cẩm Phả, Quảng Ninh

Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với các anh kỹ sư của trại. Qua đó chúng em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Sau đây là kết quả của công tác chẩn đoán bệnh dựa trên biểu hiện lâm sàng của con vật.

Bảng 4.6. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái tại trại

Chỉ tiêu Tên bệnh Số nái theo dõi (con) Số nái mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Viêm tử cung 403 11 2,73 Sát nhau 403 6 1,49 Viêm vú 403 8 1,99

Kết quả bảng 4.6 cho biết, trong 403 lợn nái theo dõi có 11 con mắc bệnh viêm tử cung, 6 con mắc bệnh sát nhau, 8 con mắc bệnh viêm vú và 8 con mắc bệnh bại liệt sau sinh. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung chiếm 2,73%, do đàn lợn nái ở đây thuộc các dòng nái giống ngoại có năng suất sinh sản cao, nhưng lại chưa thích nghi được hoàn toàn với điều kiện của nước ta, bên cạnh đó quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc chưa tốt kết hợp với khí hậu không thuận lợi. Tỷ lệ mắc bệnh sát nhau là 1,49%, nguyên nhân gây nên bệnh này có thể do kế phát từ các ca lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở thể nặng, do cho ăn quá nhiều ở giai đoạn chửa kỳ 2 làm thai to, khó đẻ, do các thao tác đỡ đẻ không đúng làm đứt nhau, sát nhau. Tỷ lệ mắc bệnh viêm vú là 1,99%, do kế phát từ bệnh viêm tử cung, do nền chuồng bẩn, vú bị tổn thương… Tỷ lệ mắc bệnh bại liệt sau sinh là 1,74% do trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng chưa cung cấp đầy đủ các chất khoáng như: canxi, photpho…

4.6.2. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn nái tại công ty Thiên Thuận Tường, Cẩm Phả, Quảng Ninh Cẩm Phả, Quảng Ninh

Bảng 4.7: Kết quả điều trị bệnh trên đàn nái tại trại

Chỉ tiêu Tên bệnh Thuốc điều trị Liều lượng Đường tiêm Thời gian dùng thuốc (ngày) Kết quả Số con điều trị (con) Số con khỏi (con) Tỷ lệ (%) Viêm tử cung Oxitoxin vettrimoxin LA 2ml/con 1ml/20kg TT tiêm bắp 3 11 11 100% Sát nhau Oxytocin pen - strep 2ml/con 1ml/20kg TT tiêm bắp 3 6 5 83,33

Viêm vú Pen - strep 1ml/20kg TT Tiêm bắp 3 8 5 62,5 Bại liệt Mg - calcium 60ml/con tiêm bắp 3 7 5 85,71

Kết quả bảng 4.7 cho thấy: trong 11 con mắc bệnh viêm tử cung điều trị khỏi 11 con đạt tỷ cao so với các bệnh cùng điều trị là 100% do bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó có 7 con mắc bệnh bại liệt sau sinh điều trị khỏi 5 con đạt tỷ lệ là 85,71%, do khi lợn đã mắc bệnh khả năng phục hồi cơ xương rất khó nên khả năng đi lại, vận động kém hoặc mất khả năng vận động dẫn đến bị hoại tử phần tiếp xúc với nền sàn chuồng, nếu để lâu lợn mẹ gầy yếu dẫn đến chết. Có 6 con mắc bệnh sát nhau điều trị khỏi 5 con đạt tỷ lệ 83,33%. 8 con mắc bệnh viêm vú điều trị khỏi 5 con đạt tỷ lệ 62,5% do việc chẩn đoán bệnh thường khó khăn hơn, khi chúng ta phát hiện ra bệnh thì bệnh đã ở thể viêm nặng.

Đối với bệnh sát nhau, viêm tử cung sau đẻ trại dùng oxytocin liều 2ml/con để tăng cường co bóp cơ trơn tử cung, giúp đẩy nhau thai, sản dịch ra ngoài nhanh hơn. Kết hợp dùng kháng sinh để điều trị và phòng viêm nhiễm tái phát bằng Vettrimoxin LA với liều lượng là 1 ml/20 kg TT, điều trị trong 3 ngày. Sau khi nhau thai, dịch tử cung ra hết em dùng nước muối sinh lý 0,9% để rửa tử cung trong ba ngày liên tục. Bệnh viêm vú trại em dùng Vettrimoxin LA liều 1 ml/20 kgTT điều trị trong 3 ngày kết hợp vệ sinh sạch sẽ sàn chuồng và vệ sinh sát trùng vùng vú bị viêm.

Với bệnh bại liệt sau sinh trại dùng Canxi B12 với liều 20 ml/con, tiêm bắp, điều trị trong 2 - 3 ngày kết hợp với kiểm tra thức ăn, hỗ trợ con vật trở mình thường xuyên và vệ sinh sạch sẽ nền chuồng để tránh chỗ nằm lâu bị thối loét.

Những con nái sau quá trình điều trị nhưng không có kết quả tốt trại em thường loại thải theo lịch loại thải của công ty, những con chết trại xử lý nhiệt và tận dụng làm nguồn thức ăn cho cá trê lai. Đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại trại lợn của trại chăn nuôi Thiên Thuận Tường, Cẩm Phả, Quảng Ninh. Em rút ra được một số kết luận như sau:

- Về hiệu quả chăn nuôi

+ Tham gia chăm sóc hơn 300 nái đẻ và nuôi con

+ Để đạt được kết quả như trên là sự nỗ lực không ngừng trong công việc của cán bộ kỹ thuật, công nhân và sinh viên thực tập trong trại.

- Về công tác thú y của trại:

+ Tình hình sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại trại tương đối tốt với tỷ lệ lợn nái đẻ bình thường là 100%, đẻ khó can thiệp chiếm 0%

+ Công tác vệ sinh: Hệ thống chuồng trại luôn đảm bảo thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Công tác vệ sinh,phun sát trùng luôn được trại quan tâm.

+ Công tác phòng bệnh: Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các chuồng, hành lang giữa các chuồng và bên ngoài chuồng đều được rắc vôi bột, các phương tiện vào trại sát trùng một cách nghiêm ngặt ngay tại cổng vào. Với phương châm phòng bệnh là chính nên tất cả lợn ở trại đều được uống thuốc, tiêm phòng vắc xin đầy đủ.

- Những chuyên môn đã được học tại trại:

Qua 6 tháng thực tập em đã được học hỏi và chỉ dạy rất nhiều điều về kiến thúc cũng như các thao tác kỹ thuật trong chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn. Những công việc em đã được học và làm như:

+ Tham gia vào quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái (chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị bệnh, chọn lọc,...)

+ Tham gia vào công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn nái. + Tham gia vào quá trình điều trị bệnh cho đàn lợn nái.

+ Tham gia vào các công tác khác của trại: xuất bán lợn, nhập lợn, dập dịch,...

5.2. Đề nghị

Qua thời gian thực tập tại trại Thiên Thuận Tường phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, em mạnh dạn đưa ra một số đề nghị giúp trại nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt được tốt hơn, hạn chế hơn nữa tỷ lệ lợn nhiễm bệnh viêm phổi, bệnh tiêu chảy, bệnh viêm khớp trên lợn thịt, thể như sau:

- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn để giảm tỷ lệ lợn mắc các bệnh hội chứng tiêu chảy, viêm phổi, viêm khớp, viêm da.

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh, sát trùng trong chuồng và xung quanh chuồng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để tránh lây lan mầm bệnh.

- Về chuồng trại: thay và sửa chữa các trang thiết bị đã hư hỏng trong chuồng nuôi như: vòi uống tự động, cửa kính, ổ điện, bóng điện để đảm bảo lợn được sống trong môi trường chuồng nuôi tốt nhất

- Nhà trường và ban chủ nhiệm khoa tiếp tục cho các sinh viên khóa sau về các trại thực tập tốt hơn để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề.

Công tác vệ sinh chuồng bầu và vệ sinh dụng cụ, vệ sinh gia súc trước khi phối giống, vệ sinh máng ăn, máng uống, cần được thực hiện tốt giảm tỷ lệ lợn mắc bệnh. Tăng cường công tác quản lý lợn con để hạn chế thấp nhất tình trạng lợn con chết do bị đè và rơi xuống gầm. Cần chú ý tới việc sử dụng nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bilken (1994), Quản lý lợn nái và lợn cái hậu bị để sinh sản có hiệu quả, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

2. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái, heo con, heo thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 29 - 35.

3. Trần Minh Châu (1996), Một trăm câu hỏi về bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Sa Đình Chiến, Cù Hữu Phú (2016), “Vai trò của vi khuẩn E. coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con dưới hai tháng tuổi ở Sơn La và biện pháp phòng trị”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 23(3), tr.65

5. Đoàn Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản xuất

Một phần của tài liệu Thực hiện qui trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn nái nuôi tại trại lợn công ty cổ phần thiên thuận tường, cẩm phả, quảng ninh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)