Kết quả điều trị bệnh trên đàn nái tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện qui trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn nái nuôi tại trại lợn công ty cổ phần thiên thuận tường, cẩm phả, quảng ninh (Trang 43)

Chỉ tiêu Tên bệnh Thuốc điều trị Liều lượng Đường tiêm Thời gian dùng thuốc (ngày) Kết quả Số con điều trị (con) Số con khỏi (con) Tỷ lệ (%) Viêm tử cung Oxitoxin vettrimoxin LA 2ml/con 1ml/20kg TT tiêm bắp 3 11 11 100% Sát nhau Oxytocin pen - strep 2ml/con 1ml/20kg TT tiêm bắp 3 6 5 83,33

Viêm vú Pen - strep 1ml/20kg TT Tiêm bắp 3 8 5 62,5 Bại liệt Mg - calcium 60ml/con tiêm bắp 3 7 5 85,71

Kết quả bảng 4.7 cho thấy: trong 11 con mắc bệnh viêm tử cung điều trị khỏi 11 con đạt tỷ cao so với các bệnh cùng điều trị là 100% do bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó có 7 con mắc bệnh bại liệt sau sinh điều trị khỏi 5 con đạt tỷ lệ là 85,71%, do khi lợn đã mắc bệnh khả năng phục hồi cơ xương rất khó nên khả năng đi lại, vận động kém hoặc mất khả năng vận động dẫn đến bị hoại tử phần tiếp xúc với nền sàn chuồng, nếu để lâu lợn mẹ gầy yếu dẫn đến chết. Có 6 con mắc bệnh sát nhau điều trị khỏi 5 con đạt tỷ lệ 83,33%. 8 con mắc bệnh viêm vú điều trị khỏi 5 con đạt tỷ lệ 62,5% do việc chẩn đoán bệnh thường khó khăn hơn, khi chúng ta phát hiện ra bệnh thì bệnh đã ở thể viêm nặng.

Đối với bệnh sát nhau, viêm tử cung sau đẻ trại dùng oxytocin liều 2ml/con để tăng cường co bóp cơ trơn tử cung, giúp đẩy nhau thai, sản dịch ra ngoài nhanh hơn. Kết hợp dùng kháng sinh để điều trị và phòng viêm nhiễm tái phát bằng Vettrimoxin LA với liều lượng là 1 ml/20 kg TT, điều trị trong 3 ngày. Sau khi nhau thai, dịch tử cung ra hết em dùng nước muối sinh lý 0,9% để rửa tử cung trong ba ngày liên tục. Bệnh viêm vú trại em dùng Vettrimoxin LA liều 1 ml/20 kgTT điều trị trong 3 ngày kết hợp vệ sinh sạch sẽ sàn chuồng và vệ sinh sát trùng vùng vú bị viêm.

Với bệnh bại liệt sau sinh trại dùng Canxi B12 với liều 20 ml/con, tiêm bắp, điều trị trong 2 - 3 ngày kết hợp với kiểm tra thức ăn, hỗ trợ con vật trở mình thường xuyên và vệ sinh sạch sẽ nền chuồng để tránh chỗ nằm lâu bị thối loét.

Những con nái sau quá trình điều trị nhưng không có kết quả tốt trại em thường loại thải theo lịch loại thải của công ty, những con chết trại xử lý nhiệt và tận dụng làm nguồn thức ăn cho cá trê lai. Đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại trại lợn của trại chăn nuôi Thiên Thuận Tường, Cẩm Phả, Quảng Ninh. Em rút ra được một số kết luận như sau:

- Về hiệu quả chăn nuôi

+ Tham gia chăm sóc hơn 300 nái đẻ và nuôi con

+ Để đạt được kết quả như trên là sự nỗ lực không ngừng trong công việc của cán bộ kỹ thuật, công nhân và sinh viên thực tập trong trại.

- Về công tác thú y của trại:

+ Tình hình sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại trại tương đối tốt với tỷ lệ lợn nái đẻ bình thường là 100%, đẻ khó can thiệp chiếm 0%

+ Công tác vệ sinh: Hệ thống chuồng trại luôn đảm bảo thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Công tác vệ sinh,phun sát trùng luôn được trại quan tâm.

+ Công tác phòng bệnh: Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các chuồng, hành lang giữa các chuồng và bên ngoài chuồng đều được rắc vôi bột, các phương tiện vào trại sát trùng một cách nghiêm ngặt ngay tại cổng vào. Với phương châm phòng bệnh là chính nên tất cả lợn ở trại đều được uống thuốc, tiêm phòng vắc xin đầy đủ.

- Những chuyên môn đã được học tại trại:

Qua 6 tháng thực tập em đã được học hỏi và chỉ dạy rất nhiều điều về kiến thúc cũng như các thao tác kỹ thuật trong chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn. Những công việc em đã được học và làm như:

+ Tham gia vào quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái (chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị bệnh, chọn lọc,...)

+ Tham gia vào công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn nái. + Tham gia vào quá trình điều trị bệnh cho đàn lợn nái.

+ Tham gia vào các công tác khác của trại: xuất bán lợn, nhập lợn, dập dịch,...

5.2. Đề nghị

Qua thời gian thực tập tại trại Thiên Thuận Tường phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, em mạnh dạn đưa ra một số đề nghị giúp trại nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt được tốt hơn, hạn chế hơn nữa tỷ lệ lợn nhiễm bệnh viêm phổi, bệnh tiêu chảy, bệnh viêm khớp trên lợn thịt, thể như sau:

- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn để giảm tỷ lệ lợn mắc các bệnh hội chứng tiêu chảy, viêm phổi, viêm khớp, viêm da.

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh, sát trùng trong chuồng và xung quanh chuồng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để tránh lây lan mầm bệnh.

- Về chuồng trại: thay và sửa chữa các trang thiết bị đã hư hỏng trong chuồng nuôi như: vòi uống tự động, cửa kính, ổ điện, bóng điện để đảm bảo lợn được sống trong môi trường chuồng nuôi tốt nhất

- Nhà trường và ban chủ nhiệm khoa tiếp tục cho các sinh viên khóa sau về các trại thực tập tốt hơn để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề.

Công tác vệ sinh chuồng bầu và vệ sinh dụng cụ, vệ sinh gia súc trước khi phối giống, vệ sinh máng ăn, máng uống, cần được thực hiện tốt giảm tỷ lệ lợn mắc bệnh. Tăng cường công tác quản lý lợn con để hạn chế thấp nhất tình trạng lợn con chết do bị đè và rơi xuống gầm. Cần chú ý tới việc sử dụng nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bilken (1994), Quản lý lợn nái và lợn cái hậu bị để sinh sản có hiệu quả, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

2. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái, heo con, heo thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 29 - 35.

3. Trần Minh Châu (1996), Một trăm câu hỏi về bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Sa Đình Chiến, Cù Hữu Phú (2016), “Vai trò của vi khuẩn E. coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con dưới hai tháng tuổi ở Sơn La và biện pháp phòng trị”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 23(3), tr.65

5. Đoàn Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản xuất lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội.

7. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Trần Thị Dân (2004), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông nghiệp, Tp.HCM.

9. Nguyễn Văn Điệp, Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Thị Hòa, Yamaguchi (2014), “Một số đặc điểm dịch tễ và bệnh lý của bệnh tiêu chảy thành dịch trên lợn ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XXI (số 2), tr. 43 – 55

10. Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Võ Văn Sự, Vũ Đình Tôn, Nguyễn Khắc Tích, Đinh Thị Nông (2000), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Trương Lăng (2000), Hướng dẫn điều trị các bệnh lợn, Nxb Đà Nẵng. 12. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến

ở lợn và biện pháp phòng trị, tập II, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 44 - 52 13. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 165 - 169.

14. Lê Hồng Mận (2007), Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Trần Thanh Vân (2014), Bài giảng chăn nuôi chuyên khoa, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

16. Lê Văn Năm (1999), Cẩm nang bác sĩ thú y hướng dẫn phòng và trị bệnh lợn cao sản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

17. Nguyễn Tài Năng, Phạm Đức Chương, Cao Văn, Nguyễn Thị Quyên (2016),

Giáo trình Dược lý học Thú y, Nhà xuất bản Đại học Hùng Vương.

18. Pierre Brouillet, Bernard Farouilt (2003), Điều trị viêm vú lâm sàng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Trekaxova A. V., Daninko L. M., Ponomareva M. I., Gladon N. P. (1983),

Bệnh của lợn đực và lợn nái sinh sản (Nguyễn Đình Chí dịch), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Ngô Nhật Thắng (2006), Hướng dẫn chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

21. Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh (2010), “Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại và các biện pháp phòng trị”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập 17.

22. Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thị Thương, Giang Hoàng Hà (2015), Bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản chăn nuôi theo mô hình gia trại, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội

II. Tài liệu tiếng Anh

23. Kemper N., Bardehle1 D., Lehmann J., Gerjets I., Looft H., Preibler R. (2013), “The role of bacterial pathogens in coliform mastitis in sows”, Berliner und Münchener Tierärztliche Wochenschrift, 126, Heft 3/4, Seiten, pp. 130-136.

24. Preibler R., Kemper N. (2011), Mastitis in sows - current knowledge and opinions, 62nd Annual Meeting of the European Federation of Animal Science, EAAP 2011, Stavanger, Norway.

25. Smith B.B., Martineau G., Bisaillon A., (1995), “Mammary gland and lactaion problems”, In disease of swine, 7 th edition, Iowa state university press, pp. 40 - 57.

26. Taylor D.J., (1995), Pig diseases 6 th edition, Glasgow University, U.K, pp. 315 - 320.

27. Urban V.P., Schnur V.I., Grechukhin A. N., (1983), “The metritis, mastitis agalactia syndrome of sows as seen on a large pig farm”, Vestnik sel skhozyaistvennoinauki, 6, pp. 69-75.

III. Tài liệu trích dẫn từ INTERNET

28. Martineau G.P. (2011), Pospartum Dysglactia Syndrome in sows, &lt ; http://www.merck mauals.com>.

29.Shrestha, A. (2012), Mastitis, Metritis and Agalactia in sows, <http://www.slideshare.net&gt ;.

30. Nguyễn Ánh Tuyết (2015), Bệnh viêm khớp trên lợn con,

http://nguoichannuoi.com/benh-viem-khop-tren-heo-con-fm471.html

Một phần của tài liệu Thực hiện qui trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn nái nuôi tại trại lợn công ty cổ phần thiên thuận tường, cẩm phả, quảng ninh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)