Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con đẻ ra
Tháng Số lợn nái đẻ Số con đẻ ra Số con còn sống đến cai sữa Tỷ lệ (%)
12 60 809 692 85,54 1 60 838 745 88,90 2 75 890 775 87,08 3 70 820 810 98,78 4 66 856 840 98,13 5 72 827 791 95,65 Tổng 403 5040 4653 92,32
Kết quả bảng 4.4 cho thấy: Trong thời gian thực tập em được phân công chăm sóc 403 nái đẻ. Khi lợn chuyển lên chuồng đẻ thì thẻ nái được gắn vào mỗi bảng thức ăn ở đầu ô chuồng, ghi ngày đẻ dự kiến, ghi bảng thức ăn để tiện cho ăn và chuẩn bị đỡ đẻ. Khi chăm sóc lợn nái bầu giai đoạn trước khi đẻ phải chú ý về khẩu phần ăn của từng con lợn, khi tra thức ăn cho lợn phải nhìn vào bảng thức ăn của từng con, nếu cho ăn quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng tới bào thai.
Số lượng lợn con có sự chênh lệch sau các tháng và từ lúc đẻ đến lúc cai sữa là do 3 tháng đầu tiên giá lợn thấp, dịch đang diễn biến mạnh, nên số con đẻ ra được loại bớt. Các tháng về sau giá đã ổn định và dịch bắt đầu được dập tắt nên số lợn con đẻ ra sẽ được nuôi toàn bộ.
Hàng ngày, ngoài các công việc trên, em còn tham gia vào vệ sinh chuồng trại, sát trùng chuồng nuôi với các công việc cụ thể như sau: rắc vôi ở đường đi và hai đường tra thức ăn để tiêu diệt mầm bệnh, vi khuẩn.
Vệ sinh máng ăn: khi lau máng ăn của lợn mẹ phải chú ý vét hết thức ăn thừa, lau thật sạch để tránh thức ăn thừa còn trên máng bị thiu, mốc, con mẹ ăn phải sẽ ảnh hưởng sức khỏe, nếu lợn bầu ăn phải thức ăn mốc, ôi thiu dễ bị sảy thai. Cần xịt gầm chuồng hàng ngày để tránh mùi hôi bốc lên và giữ chuồng trại sạch sẽ hơn, khi xịt gầm chuồng cần chú ý không để nước bắn lên trên, làm ẩm ướt chuồng nuôi, không nên xịt gầm chuồng quá sớm vào mùa đông, nên xịt gầm chuồng sau 9 giờ để tránh lợn con bị lạnh sẽ dễ mắc bệnh hô hấp, tiêu chảy.