Giải pháp chính sách giá

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập CUỐI KHÓA CHIẾN lược MARKETING của CÔNG TY TNHH SUPHARMCO (Trang 29 - 31)

6. Bố cục

3.2. Giải pháp chính sách giá

Giá cả vẫn là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thị phần của công ty TNHH SUPHARMCO và khả năng sinh lời của nó.

Phòng kinh doanh của công ty đảm nhiệm vụ trong việc định giá: xây dựng kế hoạch giá thành hàng năm, giá thành cho từng sản phẩm, nghiên cứu đề xuất điều chỉnh giá bán sản phẩm phù hợp với thị trường trong từng thời điểm. Mặc dù vậy nhưng do còn non trẻ trong việc vận dụng những kiến thức marketing nên công ty cũng có thể mắc một số sai lầm phổ biến mà nhiều công ty khác gặp phải như: việc phải định giá hướng quá nhiều vào chi phí, giá được ấn định độc lập với phần còn

lại của của marketing-mix, chứ không như một yếu tố nội tại của chiến lược định vị trí trên thị trường, giá không được thay đổi linh hoạt động đúng mức đối với những mặt hàng khác nhau, những khúc thị trường khác nhau và những dịp mua sắm khác nhau.

Để cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên khốc liệt đòi hỏi phải thường xuyên đưa ra những sản phẩm được đáp ứng kịp thời với nhu cầu thị trường. Nhưng để những sản phẩm này có hiệu quả khi xuất hiện trên thị trường lần đầu tiên cần phải quan tâm đến vấn đề ấn định giá ban đầu cho sản phẩm sao cho sản phẩm gây được sự chú ý của khách hàng. Muốn làm được điều đó thì nhất thiết việc ấn định giá ban đầu cho sản phẩm mới phải được thực hiện theo một quy trình nhất định:

* Lựa chọn mục tiêu định giá: Trong một thời gian nhất định Công ty thường có rất nhiều mục tiêu để lựa chọn. Trong đó, theo thống kê có 6 mục tiêu chính thông qua việc định giá:

- Mục tiêu đảm bảo sống sót

- Mục tiêu tăng tối đa lợi nhuận trước mắt - Mục tiêu tăng tối đa thu nhập trước mắt - Mục tiêu tăng tối đa mức tiêu thụ

- Mục tiêu tăng tối đa việc hớt phần ngon của thị trường - Mục tiêu giành vị trí dẫn đầu về chất lượng sản phẩm

* Xác định nhu cầu: Công ty cần xác định được nhu cầu đối với mỗi mức giá mà công ty ấn định để đảm bảo được mục tiêu đã lựa chọn. Để xác định được nhu cầu cần lựa chọn các phương pháp xác định hiệu quả và phù hợp với mong muốn, công ty phải xác định tính co giãn sản phẩm theo giá cả.

* Ước tính giá thành: Thực chất là xác định các loại phí phát sinh trong quá trình từ sản xuất đến tiêu dùng của sản phẩm.

* Phân tích giá thành, giá cả và hàng hóa của các đối thủ cạnh tranh: anh một bước quan trọng trong quá trình ấn định giá. Có thể hiểu: nhu cầu của thị trường quy định trần và chi phí của Công ty thì quy định sàn cho việc định cần phải so sánh với giá thành của mình với giá thành của các đối thủ cạnh tranh để biết mình đang ở thế có lợi hay bất lợi về chi phí.

* Lựa chọn phương pháp định giá: Có rất nhiều phương pháp định giá được các công ty áp dụng và thường dựa vào mô hình 3C để ấn định và cũng chính từ mô hình này người ta đưa ra được các phương pháp định giá nhằm giải quyết triệt để ba vấn đề định giá.

* Lựa chọn giá cuối cùng: Các phương pháp định giá đều nhằm thu hẹp khoảng giá để từ đó lựa chọn lấy một giá cuối cùng. Khi lựa chọn giá cuối cùng Công ty phải xem xét thêm các yếu tố phụ nữa như: yếu tố tâm lý trong việc định giá, ảnh hưởng của các yếu tố khác trong marketing-mix đến giá cả, chính sách định giá và ảnh hưởng của giá đối với các bên khác.

Ngoài ra, việc điều chỉnh giá thường xuyên của công ty cần được đẩy mạnh. Đối với những mức giá dự kiến mà chưa hợp lý cần phải được điều chỉnh kịp thời để tránh gây rủi ro trong kinh doanh.

Như vậy, mặc dù vai trò của những yếu tố phi giá cả đã tăng lên trong quá trình marketing hiện đại, giá cả vẫn là một yếu tố cực kỳ quan trọng và là một thách thức đặc biệt trên những thị trường có sựu cạnh tranh độc quyền hay tập đoàn độc quyền.

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập CUỐI KHÓA CHIẾN lược MARKETING của CÔNG TY TNHH SUPHARMCO (Trang 29 - 31)