Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trại lợn nguyễn văn khanh, xã tiền tiến, thành phố hải dương, tỉnh hải dương (Trang 46)

Từ quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng cho đàn lợn tại trại, em đã tiến hành tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho từng con trong đàn lợn thịt nuôi tại trại, kết quả thực hiện công tác tiêm phòng cho đàn lợn được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn thịt Vắc xin tiêm

phòng Liều lượng (ml/con) Thời gian tiêm (tuần) Số lượng tiêm phòng (con) Kết quả an toàn sau tiêm phòng Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Dịch tả (lần 1) 2 2 360 360 100 Dịch tả (lần 2) 2 6 360 360 100 Lở mồm long móng (lần 1) 2 4 360 360 100 Lở mồm long móng (lần 2) 2 8 360 360 100

Kết quả bảng 4.4 cho thấy: trong thời gian thực tập tại trại, em đã được thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh dịch tả 2 lần cho 360 con, tiêm vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng 2 lần cho 360 con. Kết quả sau khi tiêm là 100% số lợn được tiêm phòng vắc xin đều an toàn, không có bất kỳ biểu hiện phản ứng với vắc xin của lợn sau khi tiêm, qua đó cho thấy việc xác định lợn khỏe trước khi tiêm, liều lượng vắc xin tiêm và kỹ thuật tiêm đúng là hết sức quan trọng, quyết định hiệu quả của việc tiêm phòng và mức độ bảo hộ đàn lợn sau khi tiêm phòng đối với các bệnh được tiêm phòng.

4.2.3. Kết quả thực hiện công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại

Trong chăn nuôi lợn các yếu tố kỹ thuật, giống, thức ăn, chuồng trại, thú y, công tác quản lý sẽ quyết định đến năng suất và chất lượng, giá thành

và lợi nhuận. Với yêu cầu như vậy, trang trại cũng đã tiến hành điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng bằng hệ thống quạt gió, bóng đèn úm với mùa đông và giàn mát với mùa hè sao cho phù hợp với điều kiện thời tiết để đảm bảo lợn được sinh trưởng và phát triển trong điều kiện sống thuận lợi nhất, bên cạnh đó trại cũng tiến hành phân loại lợn (tách lợn ốm nặng ra một ô riêng và để ô cuối chuồng) để có kế hoạch và phương pháp chăm sóc cho đúng nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của lợn.

Sáng sớm khi vào chuồng lợn, em tiến hành dọn vệ sinh chuồng sau đó cho lợn ăn, và điều trị bệnh cho đàn lợn nếu phát hiện lợn bệnh, bằng các biện pháp quan sát thông thường, ta có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của đàn lợn và nhận biết được lợn khỏe, lợn yếu, lợn bệnh để tiến hành điều trị.

Lợn khỏe thường có các biểu hiện như:

+ Trạng thái chung: Lợn khỏe mạnh nhanh nhẹn, vẻ mặt tươi tắn, thích hoạt động đi lại quanh chuồng, khi đói thì đòi ăn, phá chuồng.

+ Nhiệt độ trung bình 38,5oC: nhịp thở 8 - 18 lần/phút. Lợn con có thân nhiệt và nhịp thở cao hơn một chút.

+ Mắt mở to, long lanh, khô ráo, không bị sưng, niêm mạc, kết mạc mắt có màu vàng nhạt, không có tía.

+ Gương mũi ướt, không chảy dịch, không cong vẹo, không bị loét. + Chân có thể đi lại bình thường, không sưng khớp hoặc cơ bắp không bị tổn thương, khoeo chân không bị dính bết phân, lông mềm, mượt, không dựng đứng, cũng không bị rụng.

+ Phân mềm thành khuôn, không bị táo hoặc lỏng. Màu sắc phân phụ thuộc vào thức ăn, nhưng thường có màu như màu xanh lá cây đến màu nâu, không đen hoặc đỏ. Phân không bị bao quanh bởi màng trắng, không lẫn ký sinh trùng, không có mùi tanh, khắm.

vàng nhạt.

Những lợn bị ốm thường có biểu hiện:

+Trạng thái chung: lợn mệt mỏi, nằm im, cách xa con khác hoặc nằm sát tường của ô, đi lại xiêu vẹo hoặc không muốn cử động, dù bị đánh cũng không dậy nổi. Lợn kém ăn hoặc bỏ ăn, lưng gồng lên là do đau chân hoặc rặn ỉa khi bị táo bón.

+Nhiệt độ cơ thể thường lên 40oC (có khi lên 42oC). Nhịp tim hoặc nhịp thở cao hoặc thấp hơn bình thường.

+Mắt nhắm hoặc chỉ hé mở, nháy lia lịa khi có ánh sáng chiếu vào, có thể bị mù, viêm kết mạc mắt.

+Mũi thường bị khô, nếu mũi lợn bị cong vẹo lợn có thể mắc bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm, mũi bị loét có thể do lợn mắc bệnh ở miệng hoặc mắc bệnh lở mồm long móng.

+Chân có thể bị tụt móng, vành và kẽ móng bị loét nếu lợn mắc bệnh lở mồm long móng. Khoeo chân bị dính bết phân là do lợn bị ỉa chảy, lợn có thể bị què, bại liệt, không đi lại được.

+Tai có màu tím, đỏ hoặc xanh là do lợn bị sốt, bị dịch tả.

+ Màu của phân rất quan trọng. Màu và mùi khác thường của phân cho thấy lợn đang bị bệnh. Phân màu trắng là bị bệnh phân trắng lợn con, phân màu đen là dấu hiệu bị xuất huyết dạ dày, ruột non, phân màu đỏ là bị xuất huyết ở ruột già, phân có mùi tanh khắm là dấu hiệu của bệnh dịch tả.

+ Nên quan sát lượng và màu nước tiểu của lợn vì những dấu hiệu không bình thường về lượng và màu cho thấy những vấn đề trong hệ bài tiết. Nước tiểu ít, có màu đỏ là do xuất huyết, màu vàng đỏ (có lẫn máu) có thể do viêm thận, bàng quang, màu đỏ sẫm có thể do ký sinh trùng đường máu, màu vàng do bệnh gan

4.2.3.1. Kết quả chẩn đoán bệnh

công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn cùng với kỹ sư của trại. Qua đó, em đã trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh cho lợn thịt. Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp phát hiện được nhanh và chính xác, từ đó đề ra được phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả cao tỷ lệ lợn khỏi bệnh cao, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế.

4.2.3.2. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn thịt

+ Suốt 6 tháng thực tập tại trang trại, em đã cùng kỹ sư chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn. Kết quả thực hiện công tác chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn nuôi tại trại được em theo dõi, ghi chép và thể hiện trong bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Tháng theo dõi (tháng) Số con theo dõi (con) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Số con khỏi bệnh (con) Tỷ lệ khỏi bệnh (%) 12 360 6 1,67 6 100 1 360 8 2,22 8 100 2 360 11 3,05 11 100 3 360 4 1,11 4 100 4 360 2 0,55 2 100 5 360 0 0,00 - - Tổng 360 31 8,61 31 100

Kết quả bảng 4.5 cho thấy: lợn thịt mắc bệnh đường hô hấp trong 6 tháng biến động từ 0 - 3,05%. Tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp theo từng tháng theo dõi là không cao so với tổng số lợn theo dõi. Nhưng khi tính tổng 6 tháng thì tỷ lệ lợn thịt mắc bệnh đường hô hấp là 8,60%. Khi lợn bệnh em đã tiến hành điều trị ngay và cho kết quả khỏi bệnh theo tháng là 100%.

Tỷ lệ lợn mắc bệnh cao ở tháng 12, 1 và 2 do đây là khoảng thời gian mùa đông thời tiết lạnh kéo dài và hanh khô, ảnh hưởng tới nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng trong chuồng…… nên số lợn mắc bệnh hô hấp cao hơn so với các tháng 3, 4, 5.

4.2.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, bằng sự quan sát đàn lợn hàng ngày, dựa vào triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán, em đã ghi nhận số lượng lợn mắc hội chứng tiêu chảy, kết quả được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả chẩn đoán và điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Tháng theo dõi (tháng) Số con theo dõi (con) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Số con khỏi bệnh (con) Tỷ lệ khỏi bệnh (%) 12 360 9 2,50 9 100 1 360 8 2,22 8 100 2 360 7 1,94 7 100 3 360 7 1,94 7 100 4 360 6 1,67 6 100 5 360 7 1,94 7 100 Tổng 360 44 12,22 44 100

Kết quả bảng 4.6 cho thấy: lợn thịt mắc hội chứng tiêu chảy theo tháng biến động từ 1,67 - 2,50% tỷ lệ này là rất thấp so với số lượng lợn theo dõi. Điều này cho thấy khâu vệ sinh phòng bệnh và tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn thịt được trại thực hiện nghiêm ngặt và đúng quy trình, nên đã hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ lợn thịt mắc hội chứng tiêu chảy. Khi tính tổng 6 tháng thì tỷ lệ lợn thịt mắc hội chứng tiêu chảy là 12,21%. Khi phát hiện lợn

bị bệnh tiêu chảy, em cùng với kỹ sư trại đã sử dụng phác đồ điều trị hiệu quả nhất để điều trị và kết quả điều trị tính chung cho 6 tháng là 100% lợn khỏi bệnh, tỷ lệ lợn không khỏi và tỷ lệ lợn chết là 0%. Qua đây cho thấy công tác vệ sinh chuồng trại rất quan trọng trong việc phòng bệnh tiêu chảy cho đàn lợn, nếu vệ sinh sạch sẽ, khử trùng tốt thì tỷ lệ lợn mắc bệnh thấp và ngược lại, vệ sinh không tốt dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh cao.

4.2.5. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn trong thời gian thực tập 6 tháng được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại Tháng theo dõi Số con theo dõi (con) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Số con khỏi bệnh (con) Tỷ lệ khỏi bệnh (%) 12 360 3 0,83 3 100 1 360 4 1,11 4 100 2 360 4 1,11 4 100 3 360 5 1,39 5 100 4 360 6 1,67 6 100 5 360 4 1,11 4 100 Tổng 360 26 7,22 26 100

Kết quả bảng 4.7 cho thấy: Tỷ lệ lợn bị bệnh viêm khớp theo từng tháng được theo dõi biến động từ 0,83 - 1,67%. Tỷ lệ này là thấp so với tổng đàn lợn được theo dõi. Điều này cho thấy việc áp dụng nghiêm ngặt công tác vệ sinh sát trùng và tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn đã có tác dụng ngăn chặn mầm bệnh một cách có hiệu quả nên tỷ lệ lợn mắc bệnh là rất thấp. Tính tổng

trong 6 tháng thì tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm khớp là 7,22%, nhờ phát hiện bệnh kịp thời và có phác đồ điều trị hiệu quả nên tỷ lệ lợn bị viêm khớp được điều trị khỏi bệnh là 100%, tỷ lệ lợn không khỏi bệnh và lợn chết là 0%.

4.3. Xuất bán lợn và vệ sinh chuồng trại sau xuất bán lợn

Khi đến thời gian xuất lợn, trang trại chuẩn bị kế hoạch xuất lợn, thông báo cho thương lái mua lợn, và chuẩn bị người để xuất lợn, xe đến mua lợn phải được sát trùng sạch sẽ và dừng đợi ngoài cổng, không được đi vào khu vực bên trong trại lợn, nhằm đề phòng trường hợp lây truyền dịch bệnh.

4.3.1. Xuất bán lợn

Trong thời gian thực tập tại trại, em đã trực tiếp tham gia vào quá trình xuất bán lợn, quá trình xuất bán lợn được thực hiện như sau:

- Từ trong ô chuồng, khối lượng trung bình đạt từ 115 kg trở lên sẽ được xuất bán.

- Lợn không đủ yêu cầu như: hecni, dái trong, sưng đuôi, đau chân… sẽ bán lợn loại thải.

- Tùy theo số lượng khách hàng yêu cầu để đuổi lợn ra, đuổi ô nào hết ô đấy (khi đuổi trong chuồng cần đuổi từ từ nhẹ nhàng, tránh gây động cả dãy chuồng ảnh hưởng đến ô lợn khác gây stress cho lợn)

- Đuổi lợn ra cầu cân để cân. - Cân 7 - 8 con một mã cân. - Ghi số liệu vào phiếu.

- Sau khi xuất xong dọn phân: tiến hành dọn phân ô đã bán, rửa sạch đường đuổi lợn bằng nước vôi, chờ ngày xuất tiếp theo.

Bảng 4.8. Kết quả thực hiện công việc xuất bán lợn tại trại Đợt xuất Số lợn xuất bán

(con)

Khối lượng trung bình/con lợn được xuất bán (kg) 1 100 115 2 120 115 3 150 117 4 110 120 5 180 122 6 90 116 7 120 119 8 100 120

Kết quả bảng 4.8 cho thấy: Trong thời gian thực tập em đã thực hiện tổng cộng 8 lần xuất bán lợn, số lượng xuất bán biến động từ 90 - 180 con. Khối lượng lợn xuất bán biến động từ 115 - 122 kg, tổng cộng 970 con được xuất bán với khối lượng lợn xuất bán trung bình là 118kg/con.

4.3.2. Vệ sinh chuồng trại sau khi xuất lợn

Sau khi xuất bán lợn, chuồng trại được tiến hành vệ sinh, sát trùng khử khuẩn như sau:

- Vệ sinh bên ngoài chuồng nuôi:

+ Vệ sinh đường đuổi lợn. + Vệ sinh cầu cân.

+ Vệ sinh khu vực xe dừng đỗ đợi cân lợn.

- Vệ sinh trong chuồng nuôi:

+ Hót sạch phân trên nền chuồng.

+Rửa qua một lần bằng nước sạch, rồi dội xút (NaOH) một lượt qua nền chuồng, tường chuồng, song sắt, máng ăn từng ô chuồng, rồi rửa lại bằng nước sạch.

+Dội nước vôi nền chuồng, thành chuồng (và sẽ được rửa sạch trước khi cho lứa lợn mới vào).

+ Cọ rửa sạch sẽ: bạt trần, giàn mát, quạt (che chắn bằng túi nilon), máng ăn, thành chuồng, nền chuồng.

+ Phun sát trùng để một ngày đóng kín cửa không bật quạt.

+ Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện, quạt, máy bơm có hoạt động tốt không. + Kiểm tra giàn mát, song sắt, máng ăn, núm uống, bạt, trần.

+ Nếu có hỏng gì thì sửa chữa hoặc thay mới.

4.4. Vệ sinh chuồng trại trước khi nhập lợn và quá trình nhập lợn

4.4.1. Vệ sinh và chuẩn bị chuồng trại trước khi nhập lợn lứa mới

Chuồng sau khi đã được vệ sinh và cách ly, để chuẩn bị nhập lứa nuôi mới ta cần:

- Chuẩn bị sập ván diện tích khoảng 4m2 cho từng ô chuồng để lợn không bị tác động của hơi lạnh nền chuồng.

- Lắp quây úm, bạt úm, bóng đèn úm chờ lứa mới.

- Hun, xông khói củ tỏi + bồ kết để tăng diệt khuẩn, khử trùng. - Phun sát trùng để một ngày đóng kín cửa không bật quạt.

- Chuẩn bị vệ sinh quét lại nền chuồng các ô 1 lần để tránh bụi bẩn ảnh hưởng đến lợn con.

4.4.2. Quá trình nhập lợn mới vào chuồng nuôi

- Thắp sẵn bóng úm các ô lợn chuẩn bị đưa lợn về chỉnh lại dây điện, bạt úm để an toàn nhất tránh lợn con cắn tới dây điện úm.

- Điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi từ hệ thống quạt.

- Lợn nhập về được trở bằng xe và đưa thẳng đến từng ô đã được chuẩn bị từ trước, thả lợn vào máng tắm cho lợn quen chỗ để ỉa.

- Lợn con còn nhỏ sẽ cho ăn bằng máng lốp đổ cám bằng tay (từ 2 đến 7 ngày) sáu mới cho ăn máng tự động bằng sắt.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua 6 tháng thực tập tại trại lợn Nguyễn Văn Khanh, em đã được học hỏi và chỉ dạy rất nhiều điều về kiến thức cũng như các thao tác kỹ thuật trong chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt. Những công việc em và kiến thức em được học đó là:

Về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và điều trị bệnh:

- Đã thực hiện đúng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trại.

- Hoàn thành 100% khối lượng công việc được giao về chăm sóc, nuôi

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trại lợn nguyễn văn khanh, xã tiền tiến, thành phố hải dương, tỉnh hải dương (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)