Nguồn lợi hải sản và sinh vật biển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hàm lượng chlorophyll_a và nhiệt độ bề mặt biển từ dữ liệu ảnh viễn thám MODIS (Trang 55 - 56)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.4. Nguồn lợi hải sản và sinh vật biển

Ở nước ta nguồn lợi sinh vật biển được khai thác và sử dụng thuộc mấy nhóm: cá, giáp xác (tôm, cua, …), thân mềm (trai, ốc, mực, …), rong tảo, … Biển Việt Nam là kho tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng có đến trên 160.000 loài, gần 10.000 loại thực vật và 260 chim sống ở biển. Trữ lượng các loài động vật biển ước tính khoảng 32,5 tỷ tấn trong đó các loài cá chiếm 86% tổng trữ lượng.

+ Cá nổi nhỏ: Trên các ngư trường, dựa theo điều kiện cư trú có thể chia cá biển Việt Nam thành 4 nhóm: cá tầng trên (cá nổi), cá tầng đáy, cá đáy và cá rạn san hô. Theo báo cáo Trần Văn Cường (2020) chủ nhiệm dự án I8, đề án 47 “Điều tra tổng thể biến động nguồn lợi thủy sản ven biển Việt Nam từ năm 2017 đến 2020” trong giai đoạn 2015 - 2018 tại vùng biển Việt Nam bắt gặp 68 loài cá nổi nhỏ điển hình chiếm 7,8% tổng số loài sinh vật ở vùng biển Việt Nam. Nhóm cá nổi thường sống tập trung thành đàn, những ngày nắng ấm và thời tiết thuận lợi có thể nổi nên mặt nước để thở hoặc bắt mồi. Theo kích thước, nhóm cá này được chia thành hai nhóm phụ: nhóm cá nổi lớn như cá ngừ, cá kiếm, cá cờ, … chủ yếu phân bố ở các vùng biển sâu, xa bờ và nhóm cá nổi nhỏ như các trích, cá cơm, cá nục, … phân bố ở mọi vùng biển. Cá nổi nhỏ là các loài sống ở tầng nước mặt (0 - 100m), không di cư xa như các loài cá nổi lớn và thường có vòng đời ngắn. Tuy nhiên trong chu kỳ sống hoặc trong các mùa vụ khác nhau, nhiều loài cá nổi nhỏ cũng có thể di cư đến các nơi sống thích hợp, thậm chí ngay trong ngày chúng cũng có thể di chuyển theo phương thẳng đứng liên quan đến cường độ ánh sáng tự nhiên, cũng nhờ tập tính này của cá nổi nhỏ mà nhiều nghề khai thác đã sử dụng nguồn sáng nhân tạo (thắp đèn) để dụ cá đánh bắt.

52

Trữ lượng tức thời nhóm cá nổi theo số liệu khảo sát cho thấy mùa gió đông bắc tại vùng biển Việt Nam năm 2015, 2016, 2018 lần lượt là 10.674 tấn, 6.799 tấn, 3.333 tấn và mùa gió tây nam năm 2017 là 4.609 tấn. Trữ lượng nhóm cá nổi biến động giảm mạnh theo thời gian, xét theo mùa gió trữ lượng nhóm cá nổi ở mùa gió tây nam thường có trữ lượng thấp hơn mùa gió đông bắc.

+ Cá nổi lớn: Theo báo cáo Nguyễn Viết Nghĩa (2018) chủ nhiệm dự án I9, đề án 47 “Điều tra tổng thể hiện trạng và biến động nguồn lợi hải sản biển Việt Nam, giai đoạn 2016 – 2020” thì nguồn lợi cá nổi lớn tại vùng biển Việt Nam trong năm 2018 đã bắt gặp 68 loài thuộc 51 giống nằm trong 27 họ hải sản khác nhau. Trong số này, họ cá khế chiếm tới 15 loài, đạt 23,8%. Nhóm cá thu ngừ (Scombridae) bắt gặp 13 loài (chiếm 20,6%). Còn lại đa số là các đối tượng đánh bắt thứ cấp, bao gồm: họ cá kiếm (Xiphidae) và cá buồm (Istiophoridae) bắt gặp 2 loài (chiếm 3,2%), họ cá vền (Bramidae) bắt gặp 3 loài (chiếm 4,8%), mực bắt gặp 1 loài (chiếm 1,6%), cá nhám và cá đuối bắt gặp 7 loài (chiếm 11,1%), các loại khác chiếm 34,9%.

Chim biển: Các loài chim biển ở nước ta cũng vô cùng phong phú: hải âu, hải yến, …

Ngoài động vật, biển còn cung cấp cho con người nhiều loại rong biển có giá trị. Đây là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và là nguồn dược liệu phong phú. Biển nước ta có khoảng 638 loài rong biển các loại rong biển dễ gây trồng, ít bị mất mùa và cho năng suất thu hoạch cao nên nó sẽ là nguồn thực phẩm quan trọng của loài người trong tương lai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hàm lượng chlorophyll_a và nhiệt độ bề mặt biển từ dữ liệu ảnh viễn thám MODIS (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)