5. Cấu trúc luận văn
3.3.3. Đánh giá sai số và hiệu chỉnh số liệu SST từ dữ liệu ảnh viễn thám MODIS
Với 323 trạm đồng bộ SST được đánh giá sai số số liệu từ dữ liệu ảnh viễn thám. Theo công thức (2.8) thì sai số trung bình MESST = -0,05oC và theo công thức (2.9) sai số tuyệt đối trung bình MAESST = 0,5oC nghĩa là giá trị SST từ dữ liệu ảnh viễn thám có xu hướng thấp hơn giá trị thực đo, trung bình một khoảng 0,5oC. Theo công thức (2.10) sai số trung phương RMSESST = 0,67oC, như vậy qua các chỉ số được đánh giá có thể khẳng định số liệu SST từ dữ liệu ảnh viễn thám MODIS cho kết quả độ chính xác cao. Khoảng dao động giá trị SST tại các trạm đồng bộ của thực đo và viễn thám khá tương đồng. Trong hầu hết các trạm đồng bộ, SST đều có xu hướng giống nhau, chênh lệch giá trị lớn nhất giữa thực đo và viễn thám tại các trạm đồng bộ là 2,7oC. Như vậy qua sự kiểm chứng và đánh giá sai số trên cho thấy, số liệu SST từ viễn thám MODIS rất đáng tin cậy để sử dụng nghiên cứu trong môi trường biển. Với các chỉ số sai số ME, MAE và RMSE đã tính toán, cho thấy sai số rất gần nhau nên việc hiệu chỉnh số liệu SST từ dữ liệu ảnh viễn thám là hoàn toàn có thể.
Với tương quan của các cặp điểm trong đồ thị Hình 3.13 ở trên, số liệu SST ước tính từ ảnh viễn thám MODIS có thể tương quan với số liệu thực đo theo hàm tuyến tính y = 0,8728x + 3,6253. Hàm số này có thể dùng để hiệu chỉnh tập số liệu viễn thám theo tập số liệu thực đo đối với khu vực nghiên cứu tại vùng biển Việt Nam.
64
Đồ thị Hình 3.14 cho thấy số liệu viễn thám và số liệu thực đo tại các trạm đồng bộ có xu hướng giống nhau nhưng chưa trùng khít, sau khi hiệu chỉnh thì số liệu MODIS đã có kiểu phân bố gần trùng với số liệu thực đo, đường cong đồ thị giá trị từ viễn thám có các đỉnh và đáy tương ứng với đỉnh và đáy của tập số liệu thực đo với sự chênh lệch rất nhỏ.
Hình 3.14. SST (oC) sau khi hiệu chỉnh tại các trạm đồng bộ
Phân bố không gian SST từ số liệu thực đo và viễn thám tại các trạm đã đồng bộ cho thấy có sự tương đồng và đồng nhất giữa các vị trí trong vùng biển. Vùng ven biển Quảng Ninh, Thanh Hóa SST thấp nhất so toàn vùng, vùng ven biển Tuy Hòa (Phú Yên) đến Nha Trang có khối nước xoáy, SST tăng cao nhất (Hình 3.15).
65
Hình 3.15. Phân bố không gian SST (oC) từ dữ liệu đã đồng bộ